intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực cao số nội dung I. Đọc - PTBĐ chính. - Hiểu được tính Suy nghĩ Viết đoạn hiểu Tiêu - Cách dẫn trực tiếp. cách nhân vật bản thân. văn. chí lựa - Phép tu từ so sánh. trong đoạn chọn ngữ - Từ láy. trích . liệu: Đoạn trích văn bản truyện. - Số câu 4 1 1* 1* 6 - Số điểm 3.0 1.0 0.5 0.5 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 5% 5% 50% Viết bài văn kể lại một II. Tạo kỉ niệm sâu sắc của em lập với người thân trong gia đình. - Số câu 1* 1* 1* 1* 1 - Số điểm 1.0 2.0 1.5 0.5 5.0 - Tỉ lệ 10 % 20% 15 % 5% 50% Tổng số 4 1 1* 1* 6 câu 4.0 3.0 2.0 1.0 10.0 Số điểm 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ 1
  2. II. BẢNG ĐẶC TẢ Câu Mức Điểm Chuẩn đánh giá I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM) Câu 1 Nhận biết 0,75 Phương thức biểu đạt chính của phần trích. Câu 2 Nhận biết 0,75 Phép tu từ so sánh trong đoạn văn. Câu 3 Nhận biết 0,75 Từ láy trong đoạn văn. Lời dẫn trực tiếp trong câu. Câu 4 Nhận biết 0,75 Hiểu được tính cách nổi bật của nhân vật thể hiện Câu 5 Hiểu 1,0 qua đoạn trích. Câu 6 Vận dụng 1,0 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 ĐIỂM) Vận dụng cao 5,0 Vận dụng kiến thức và kỹ năng để viết một bài văn tự sự. 2
  3. III. ĐỀ I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc phần trích sau: ( 1) Cha cô vốn là một phi công lái máy bay quân sự trong chiến tranh. Sau giải phóng ông chuyển sang lái máy bay dân sự. Sau mỗi chuyến bay trở về, ông say đắm kể cho mẹ con cô nghe về những vùng trời ông đã đi qua. Ông quen thuộc những vùng trời tưởng như vô định ấy như mảnh vườn nhỏ của gia đình ông, hoặc như làng quê ông bên bờ sông Hàn. Nhiều đêm, những câu chuyện của người cha đã đưa cô đến những vùng trời ấy trong giấc mơ. […] (2) Sau lần ấy, sau mỗi chuyến bay trở về, ba cô lặng lẽ và hay thở dài. Ông không còn háo hức kể về những chuyến bay của ông như trước nữa. Một hôm cô hỏi người cha. "Sao ba không kể cho con nghe về chuyến bay của ba?". Người cha cúi xuống nhìn cô. Rồi như quên hết mọi phiền muộn, ông lại say sưa kể cho cô nghe về một vùng trời nào đó của ông. […] (3) Khi My vừa kết thúc năm học cuối cùng thì cha cô bị tai nạn giao thông và bị liệt nửa người. Biết bệnh tình của người cha khó có thể hồi phục. My quyết định ngừng xin việc làm. Cô mở lớp dạy vẽ và tiếng Anh cho bọn trẻ con cùng phố để kiếm tiền sinh sống và tiện có thời gian chăm sóc cha. Ðêm đêm cô thường phải thức giấc nhiều lần để trở mình cho cha và giúp ông tiểu tiện, và ngày ngày, khi hoàng hôn từ từ buông xuống, ông lại yêu cầu cô đỡ ông ngồi vào chiếc ghế bành bọc vải nhung để nhìn về phía vòm trời nho nhỏ qua ô cửa sổ. Khi bóng tối đã trùm kín căn phòng thì người cha thì thầm: "Vùng trời... vùng trời, cha muốn trở lại... vùng trời". Những lúc ấy, giọng người cha lạ lùng và xa xăm. Cô cảm thấy rùng mình và thương cha vô hạn. (Trích Bầu trời của người cha, Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, 1998) 3
  4. Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích. Câu 2 (0,75 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn văn (1) Câu 3 (0,75 điểm). Tìm các từ láy trong đoạn văn (2). Câu 4 (0,75 điểm). Khi bóng tối đã trùm kín căn phòng thì người cha thì thầm: "Vùng trời... vùng trời, cha muốn trở lại... vùng trời". Tìm lời dẫn có trong câu trên, cho biết đó là lời của ai và được trích dẫn theo cách nào? Câu 5 (1,0 điểm). Nhân vật người cha trong phần trích có những nét tính cách nổi bật nào? Câu 6 (1,0 điểm). Qua phần trích trên, em có suy nghĩ gì về tình cảm giữa cha mẹ và con cái trong mỗi gia đình người Việt Nam. (Trình bày đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 dòng). II. Tạo lập văn bản (5.0 điểm) Viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với người thân trong gia đình khiến em xúc động và nhớ mãi. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm Phần Nội dung Điểm 4
  5. I. ĐỌC Câu 1: HS xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.75 – HIỂU (5.0đ) Câu 2: Chỉ ra phép tu từ so sánh: 0.75 những vùng trời tưởng như vô định ấy như mảnh vườn nhỏ của gia đình ông, hoặc như làng quê ông bên bờ sông Hàn 5
  6. Câu 3: Từ láy: lặng lẽ, háo hức, say sưa 0.75 * HS xác định đúng mỗi từ ghi 0,25 điểm. Câu 4: Lời dẫn: "Vùng trời... vùng trời, cha muốn trở lại... vùng trời". 0.25 Lời nhân vật người cha 0.25 Trích dẫn trực tiếp 0.25 6
  7. Câu 5: Hiểu biết của học sinh về tính cách nổi bật của nhân vật có thể khác nhau song cần phải xuất phát từ nội dung đoạn trích. Sau đây là một số gợi ý: - Yêu thương con, yêu gia đình, 0.5 - Có trách nhiệm với gia đình, yêu thích và đam mê công việc,... 0.5 * HS xác định được các nội dung cơ bản ghi 01 điểm. Tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp. Câu 6: Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng song cần kiến giải hợp lý. Có thể tham khảo các ý sau: - Cha mẹ luôn dành tình yêu thương, quan tâm đến con cái, sống có trách nhiệm với gia đình. - Con cái biết yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ - Bổn phận làm con: yêu thương, hiếu kính cha mẹ; chăm sóc, phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu, bệnh tật; đồng thời đóng góp vào xã hội những điều tốt đẹp nhất. 7
  8. - Mức 1: Viết đúng thể thức đoạn văn; trình bày đầy đủ, sâu sắc, 1.0 hợp lí, thuyết phục. - Mức 2: Viết đúng thể thức đoạn văn; trình bày đầy đủ nội dung 0.75 nhưng chưa sâu sắc, tính thuyết phục chưa cao. 8
  9. - Mức 3: Viết chưa đúng thể thức đoạn văn; trình bày được nội 0.5 dung phù hợp nhưng còn chung chung, sơ sài. - Mức 4: Viết chưa đúng thể thức đoạn văn; trình bày được 1 khía 0.25 cạnh của nội dung vấn đề. 9
  10. - Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu 0.0 cầu của đề. *Nếu học sinh chỉ nêu ý không viết thành đoạn văn thì điểm tối đa 0.5 10
  11. II. LÀM HS tạo lập được một bài văn tự sự: Viết bài văn kể lại một kỉ 5.0 VĂN niệm sâu sắc giữa em với người thân trong gia đình khiến em xúc (5.0 đ) động và nhớ mãi. 1.Yêu cầu chung: a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, …; biết sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm…; biết sử dụng ngôi kể phù hợp. b. Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, có ý nghĩa, thể hiện được nội dung về kỉ niệm sâu sắc với người thân trong gia đình. 11
  12. 2.Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần 0.25 mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng đối tượng tự sự: 0.25 Một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với người thân trong gia đình. c. Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 0.5 - Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc với người thân. - Thân bài: 3.0 + Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện. + Kể lại được chuỗi sự việc gắn với bản thân và người thân trong gia đình tạo nên kỉ niệm sâu sắc. 0.5 - Kết bài: Nêu được những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nội dung sự việc và người thân được kể trong câu chuyện. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt mới mẻ, có sự sáng tạo trong xây 0.25 dựng trình tự kể, sử dụng ngôi kể, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung kể. 12
  13. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. …………….. Hết …………… 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2