intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc

  1. KIỂM TRA CUỐI KÌ I Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. THIẾT LẬP MA TRẬN TT Kĩ năng Nội dung Mức dộ nhận thức Tổng đơn vị kĩ Nhận Thông hiểu Vận Vận năng biết dụng dụng thấp cao 1 Đọc Tiêu chí -Thể thơ. -Nội dung Trình bày hiểu lựa chọn - Sự phát của đoạn quan ngữ liệu: triển của trích điểm, suy Thơ từ vựng nghĩ của - Phép tu bản thân Ngoài từ, tác từ vấn đề SGK dụng. đặt ra -đặc trong điểm đoạn trích. Số câu 4 1 1 6 Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm 2 Viết Viết bài văn tự sự Số câu 1* 2* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 20 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 Họ và tên HS……………………………. Lớp:……… KIỂM TRA CUỐI KÌ I ( 2023-2024) Trường THCS Phù Đổng MÔN: NGỮ VĂN 9 Phòng thi số:……Số báo danh:…………. Thời gian: 90 phút(không kể thời gian giao đề)
  2. I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Ðường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây. Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Ðông với Tây một dải rừng liền. Trường Sơn tây anh đi, thương em Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo Muỗi bay rừng già cho dài tay áo Rau hết rồi, em có lấy măng không. Em thương anh bên tây mùa đông Nước khe cạn bướm bay lèn đá Biết lòng anh say miền đất lạ Chắc em lo đường chắn bom thù (Trích Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật) Câu 1: Đoạn trích trên viết bằng thể thơ gì? (0,5 điểm) Câu 2: Em biết gì về đặc điểm của Trường Sơn qua câu thơ: “Một dãy núi mà hai màu mây”. (0,5 điểm) Câu 3: Các từ “đầu”, “gạo”, “già”, “tay” trong đoạn trích trên, từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ hay phương thức hoán dụ? (1điểm) Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.” (1.0 điểm) Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (1.0 điểm) Câu 6: Nhân vật trữ tình “anh” và “em” trong đoạn trích trên là những ai? Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh “anh” và “em” trong đoạn trích? Từ những con người ấy em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay? (1.0 điểm) II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm) Em hãy tưởng tượng hai mươi năm sau, trong một lần tình cờ, em gặp lại người bạn cũ những năm học cấp THCS. Trong buổi gặp mặt ấy, em đã biết, chúng em đã thay đổi theo hai chiều trái ngược với ngày xưa. Hãy kể lại buổi gặp gỡ đó.
  3. ...................................................................................
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: I. Đọc hiểu: (5.0 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 -Thể thơ: tự do (7,8 chữ xen kẽ) 0,5đ Câu 2 Đặc điểm của Trường Sơn: phía đông Trường Sơn mưa nhiều, ẩm 0,5đ ướt; phía tây Trường Sơn mưa ít nắng nhiều, khô. Câu 3 -“đầu”: nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ 0.25đ - “gạo”: nghĩa gốc 0.25đ -“già”: nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ 0.25đ -“tay”: nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức hoán dụ 0.25đ Câu 4 -Phép tu từ: nhân hóa 0,5đ -Phân tích được tác dụng: làm cho hình ảnh Trường Sơn Đông, 0,5đ Trường Sơn Tây trở nên gần gũi hơn với con người, giống với con người, có tâm hồn; giúp sự diễn đạt trở nên sinh động. Câu 5 Đoạn trích ghi lại cuộc sống, chiến đấu của những người chiến sĩ và 0,1đ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn xưa trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở Miền Nam Việt Nam. Đoạn trích cho ta thấy được tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó, không ngại hiểm nguy gian khổ của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến Câu 6 Gợi ý: Nhân vật trữ tình “anh” và “em” trong đoạn trích trên là 0,5đ những người chiến sĩ và thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn xưa trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở Miền Nam Việt Nam. - Đoạn trích cho ta thấy được cuộc sống đầy gian lao, vất vả, hiểm nguy của những người chiến sĩ, thanh niên xung phong trên tuyến 0,25đ đường Trường Sơn xưa. Đồng thời, ta còn thấy được tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó, không ngại hiểm nguy gian khổ của thế hệ trẻ
  5. Việt Nam trong thời kì kháng chiến -Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay: ra sức học tập, rèn luyện để phát triểm phẩm chất, năng lực để góp phần xây dựng quê hương, đất nước cho xứng với sự hi sinh của cha anh ngày trước 0,25đ II: Viết: (5.0 điểm) Nội dung Biểu điểm Em hãy tưởng tượng hai mươi năm sau, trong một lần tình cờ, em gặp lại người bạn cũ những năm học cấp THCS. Trong buổi gặp mặt ấy, em đã biết, chúng em đã thay đổi theo hai chiều trái ngược với ngày xưa. Hãy kể lại buổi gặp gỡ đó. * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài tự sự. - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. 0.5 b. Xác định đúng nội dung: Em hãy tưởng tượng hai mươi năm sau, trong một lần tình cờ, em gặp lại người bạn cũ những năm học cấp THCS. Trong buổi 0.5 gặp mặt ấy, em đã biết, chúng em đã thay đổi theo hai chiều trái ngược với ngày xưa. Hãy kể lại buổi gặp gỡ đó. c. Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu về cuộc gặp gỡ 0.5 - Thân bài: + Hoàn cảnh gặp gỡ của các nhân vật 2.0 + Cuộc đối thoại của các nhân vật + Những kỉ niệm thời học THCS của các nhân vật + Tâm trạng của các nhân vật ở hiện tại + Những kinh nghiệm sống mà nhân vật rút ra từ sự thay đổi ấy. - Kết bài: + Cảm xúc và bài học rút ra được từ cuộc gặp gỡ 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống, 0.5 con người e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 Lưu ý: GV cần linh hoạt trong việc đánh giá và ghi điểm cho từng đối tượng học sinh . ------------------------ Hết ------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2