Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên
lượt xem 2
download
Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên
- UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Nội dung/đơn Tổng TT Kĩ năng vị kiến thức kĩ Nhận Thông Vận Vận % năng1 biết hiểu dụng dụng điểm cao Đọc hiểu Số câu Đoạn ngữ liệu 1 4 1 1 0 6 ngoài SGK Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm Viết Viết bài văn tự Số câu sự kết hợp miêu 1* 1* 1* 1* 1 2 tả nội tâm và Tỉ lệ % 10 20 10 10 50 điểm nghị luận Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Phương thức biếu đạt chính. - Nhận biết được biện pháp tu từ điệp ngữ. - Nhận biết hình ảnh đặc sắc. Đoạn - Nhận biết được kiểu câu chia theo cấu trúc. truyện Thông hiểu: (trích) - Hiểu được tình cảm, cảm xúc trong đoạn trích. Vận dụng: -Trình bày được những cảm nhận sâu sắc của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận. Viết bài Thông hiểu: Hiểu được cách xây dựng bài văn tự sự kết hợp văn tự sự với miêu tả và miêu tả nội tâm. Hiểu và vận dụng yếu tố miêu kết hợp
- miêu tả nội tả, miêu tả nội tâm phù hợp. tâm và nghị luận Vận dụng: Viết được bài văn tự sự một cách hoàn chỉnh; biết vận dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận phù hợp. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt; lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, biết tạo tình huống cho câu chuyện, câu chuyện có cao trào để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người kể. III. ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : (1)“… Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tànga. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy. (2) Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một thêm bạc như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi tóc bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỷ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.” (Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018) Chú thích (a): rau tập tàng: người ta còn gọi là rau vặt hay rau thập cẩm, đây là loại rau hỗn hợp có nhiều loại như: rau dền, mồng tơi, lá lốt, rau sam, rau má,. Câu 1(0.5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2(1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau: “Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi tóc bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn”. Câu 3(0.5 điểm). Cho câu văn: “Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành.” Xét về cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu gì? Câu 4(1.0 điểm). Trong đoạn (1), nhân vật tôi hồi tưởng lại những món ăn nào trong kỉ niệm tuổi thơ của mình? Tại sao những món ăn ấy lại được cảm nhận là:“Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy”? Câu 5(1.0 điểm). Trong đoạn văn trên, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với gia đình? Câu 6(1.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, em có đồng tình với ý kiến: “Kỉ niệm tuổi thơ thường để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người” không? Vì sao? II. VIẾT (5.0 điểm) Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc khiến em nhớ mãi.
- IV. HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo dựa vào Hướng dẫn chấm để đánh giá bài làm của học sinh. Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU ( 5.0 điểm) Phần Câ Tiêu chí đánh giá Điểm u I. ĐỌC ĐỌC HIỂU 5.0 HIỂU 1 Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự 0.5 ( Nếu HS nêu 2 phương thức thì không ghi điểm) 2 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ: - Chỉ ra đúng điệp ngữ: lớn lên 0.5 - Nêu tác dụng: + Nhấn mạnh cội nguồn nuôi dưỡng sự trưởng thành cho 0.5 tác giả. Đó là sự hi sinh của cha mẹ, là những vất vả tảo tần bố mẹ đã gánh chịu để đem đến cho con ấm no dù vào những mùa giáp hạt. + Không chỉ nuôi dưỡng thể xác, “anh em tôi" còn được nuôi dưỡng về tâm hồn, được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình. 3 Xét về cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu ghép 0.5 4 - Trong đoạn (1), nhân vật tôi hồi tưởng lại những món ăn: 0.5 mắm tôm đồng, sườn lợn kho mặn, canh rau tập tàng ( HS nêu được 2 hoặc 3 món ăn như trên: ghi 0.5 điểm; nếu nêu được 1 món ăn như gợi ý thì ghi 0.25 điểm)) - Nhân vật tôi “thấy ngon biết mấy”vì: 0.5 + Những món ăn đạm bạc, đơn sơ luôn được chế biến từ đôi bàn tay khéo léo, sự vun vén tảo tần của mẹ; + Chứa đựng tình yêu thương và mong muốn con ăn ngon miệng; + Chan chứa không khí gia đình đầm ấm sum họp; + Những món ăn được tái hiện qua kỷ niệm tuổi thơ trong trẻo. (HS chỉ cần nêu được 1 trong các gợi ý trên) 5 Trong đoạn văn, tác giả thể hiện tình cảm với gia đình: + Sự biết ơn với cha mẹ, tình cảm anh em gắn bó. + Nỗi niềm thương nhớ gia đình sâu sắc qua những hồi
- tưởng về những gian khổ thời thơ ấu. - Mức 1: HS nêu được 2 gợi ý trên. 1.0 - Mức 2: HS nêu được 1 trong 2 gợi ý trên. 0.5 - Mức 3: Diễn đạt chưa trọn vẹn, chưa sát với 2 gợi ý trên 0.25 - Mức 4: Không trả lời hoặc trả lời không đúng yêu cầu 0.0 6 - HS bày tỏ thái độ đồng tình và có cách giải thích hợp lí. 1.0 - HS bày tỏ thái độ không đồng tình và có cách giải thích hợp lí. II. VIẾT VIẾT 5.0 *Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách kể chuyện hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0.5 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.5 Kể lại một kỉ niệm sâu sắc khiến em nhớ mãi. c. Kể lại một kỉ niệm sâu sắc khiến em nhớ mãi HS vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và biểu cảm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài Giới thiệu về kỉ niệm sẽ được kể (những kỉ niệm vui, buồn, đáng nhớ như thế nào?) 0.25 2. Thân bài a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện. Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện. b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện: HS phải biết vận dụng 2.5 yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận trong bài viết Điều gì đã xảy ra? Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện? 3. Kết bài 0.25 Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra. Kỉ niệm đó giúp em rút ra bài học gì cho mình: Giúp em trưởng thành hơn như thế nào? d. Chính tả, ngữ pháp. 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
- e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn sự việc; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt; bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, 0.5 giàu cảm xúc. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
- (1)“… Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tànga. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy. (2) Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một thêm bạc như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi tóc bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỷ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.” (Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018) Chú thích (a): rau tập tàng: người ta còn gọi là rau vặt hay rau thập cẩm, đây là loại rau hỗn hợp có nhiều loại như: rau dền, mồng tơi, lá lốt, rau sam, rau má,. Câu 1(0.5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2(1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau: “Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi tóc bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn”. Câu 3(0.5 điểm). Cho câu văn: “Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành.” Xét về cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu gì? Câu 4(1.0 điểm). Trong đoạn (1), nhân vật tôi hồi tưởng lại những món ăn nào trong kỉ niệm tuổi thơ của mình? Tại sao những món ăn ấy lại được cảm nhận là:“Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy”? Câu 5(1.0 điểm). Trong đoạn văn trên, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với gia đình? Câu 6(1.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, em có đồng tình với ý kiến: “Kỉ niệm tuổi thơ thường để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người” không? Vì sao? II. VIẾT (5.0 điểm) Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc khiến em nhớ mãi. -----HẾT-----
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 811 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 334 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 487 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 181 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 469 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 152 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 138 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
4 p | 129 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 205 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn