intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA CUỐI KỲ I- NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng % điểm Nội dung/đơn vị kiến Nhận Thôn Vận Vận TT Kĩ năng biết g dụng dụn thức kĩ năng hiểu g cao Đoạn trích truyện ngắn Đọc hiểu hiện đại. 1 Số câu 6 4 1 1 0 5 Tỉ lệ % 50% 30 10 10 50 điểm Viết Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận. 2 Số câu 1 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 50% 10 20 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70% 30% 100% II. BẢNG ĐẶC TẢ: Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Xác định đúng ngôi kể Đoạn trích - Nhận biết từ tượng thanh, tượng hình truyện - Xác định được thành ngữ ngắn hiện - Nhận diện biện pháp tu từ đại. Thông hiểu: - Chi tiết, sự việc trong truyện Vận dụng: -Rút ra bài học cho bản thân 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn kể có nội dung như câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim” Viết bài Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, văn tự sự bố cục văn bản) có kết hợp Vận dụng: Viết được một bài văn kể trải nghiệm bản thân, thấy được yếu tố nghị sự kiên trì, vượt khó, biết cách dẫn dắt sự việc theo một trình tự hợp luận. lí; biết cách trình bày lời kể và lời thoại; có kết hợp bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân một cách hợp lí. Vận dụng cao: Xây dựng được đối thoại, độc thoại, độc thoại nội
  2. tâm, biết kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả một cách hợp lí, lời kể lôi cuốn. III. ĐỀ KIỂM TRA
  3. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi “Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Tuy chưa ăn được nhưng đàn bò cũng lộ rõ vẻ khoan khoái. Nhẫn đem sách đi nhưng chưa học được, anh vẫn còn phải chạy suốt ngày để tìm cỏ cho bò ăn. Ðêm ấy trời lại mưa phùn. Ðêm hôm sau nữa lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi. Cả đàn bò rống lên sung sướng. Nhẫn cũng phải đứng dừng lại một bước, hai mắt sáng rực lên. Qua có mấy đêm mưa phùn mà cả khu đồi Con Cuông đã thay đổi hẳn bộ mặt. Cỏ non đã mọc tua tủa. Một màu xanh non ngọt ngào, thơm ngát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. "Ò... ò..." đàn bò reo hò. Chúng nhảy cỡn lên, xô nhau chạy. Con Tô cũng mừng lây rít lên ăng ẳng, sủa Đông sủa Tây, hai chân trước chồm lên, chồm xuống. - Dừng lại! Gặm cỏ... gặm! Nhẫn kẹp chiếc hèo vào nách bắc loa lên miệng, rướn cao người, hô vang động cả rừng núi. Con Nâu đứng lại. Cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém, mặc dù ả có bộ mã tiểu thư rất yểu điệu "cái giá cắn làm đôi". Gã công tử bột vẫn sán ở bên cạnh ả, mồm vừa rau ráu gặm cỏ, mắt vừa liếc sang lem lém. Mẹ con chị Vàng ăn ở riêng một chỗ cùng con Cún. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một búi khác. Nhẫn đứng ngây người nhìn đàn bò. Những tiếng nhai cỏ rào rào ngon lành, liên tiếp dội vào lòng anh những tiếng reo náo nức. Anh tưởng như nom thấy đàn bò đang từ từ béo ra, lớn lên và đang sinh sôi nảy nở đàn đàn lũ lũ ở ngay trước mắt anh. Nhẫn đã quên bẵng mất quyển vở đang nằm ở trong túi quần. Anh cứ hớn hở bước theo đàn bò. Chúng đã tràn lên, phủ vàng rực các sườn đồi. Nom những cái mõm ngọn cỏ sao mà ngon thế! Ngon đến nỗi phải ứa nước miếng. Nhẫn cũng muốn cúi xuống gặm một đám cỏ lưỡi gà, đuôi rắn kia mà nhai ngấu nghiến. Và anh hình như cũng cảm thấy mùi rễ non phảng phất thơm mùi mạch đất, mùi lá non ngan ngát, cay cay xen lẫn vị ngọt ngào nồng nồng của nhựa mới, bốc lên ngây ngất. Nhẫn đã lên tới đỉnh đồi. Cây ruối dại, nơi trước đây anh vẫn thường tranh thủ ngồi học văn hóa. Một vệt đất nhẵn lỳ đập vào mắt anh làm cho Nhẫn bấy giờ mới sực nhớ tới quyển vở để trong túi quần. Anh vội lôi nó ra. Chú mình đây rồi! Ba tháng nay gặp gỡ chú mình thất thường quá! Nhẫn tháo mảnh ni lông giắt ở thắt lưng ra, trải phẳng phiu xuống gốc cây ruối dại. Đoạn, anh nằm xoài ra, khoan khoái mở từng trang sách.” Cỏ Non (NXB Văn Học 1983) - Hồ Phương, Trang 226 Câu 1 ( 0.75 điểm) Xác định ngôi kể của văn bản. Câu 2 (0.75 điểm) Ghi lại một từ tượng hình, một từ tượng thanh có trong đoạn trích.
  4. Câu 3 (0.75 điểm) Trong đoạn trích có một thành ngữ, hãy chép lại. Câu 4 ( 0,75 điểm) Gọi tên, và chỉ ra phép tu từ sử dụng trong câu văn sau : “Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ.” Câu 5 (1.0 điểm): Qua đoạn văn: “Nhẫn đứng ngây người nhìn đàn bò. Những tiếng nhai cỏ rào rào ngon lành, liên tiếp dội vào lòng anh những tiếng reo náo nức. Anh tưởng như nom thấy đàn bò đang từ từ béo ra, lớn lên và đang sinh sôi nảy nở đàn đàn lũ lũ ở ngay trước mắt anh.”, em cảm nhận được gì về hình ảnh người lao động? Câu 6 (1.0 điểm) Từ hình ảnh Nhẫn, chàng trai chăn bò, đi đâu cũng đem theo bên mình cuốn sách, em học tập được điều gì? II. VIẾT (5,0 điểm ) Hãy kể một câu chuyện mà em hoặc bạn em đã trải qua, có nội dung như câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim” HẾT
  5. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Câu 1: 0.75 Đọc- Ngôi thứ ba hiểu Câu 2: học sinh xácđịnh đúng 1 từ tượng hình, một từ 0.75 (5.0đ) tượng thanh - Ghi đúng 1 từ tượng hình ( lấm tấm hoặc tua tủa) - Ghi đúng 1 từ thanh ( rau ráu, hoặc rào rào) - Đúng cả 2 từ 0.75 - Chỉ đúng 1 từ sai một từ 0.5 Câu 3: Ghi đúng thành ngữ 0.75 -"cái giá cắn làm đôi". 0.75 Câu 4: HS gọi tên và chỉ ra đúng phép tu từ 0.75 - So sánh - Tiếng gặm cỏ như một nong tằm ăn rỗi 0.75 + Trả lời đúng 0.5 + Gọi tên đúng chỉ sai 0 + Chỉ đúng gọi tên sai Câu 5: HS cảm nhận được hình ảnh con người lao động 1.0 qua nhân vật chàng Nhẫn chăn bò: - Yêu thương, hết mình với đàn bò - Là một người rất tận tụy và say mê công việc. + Cảm nhận được 2 ý hoặc ý tương đương 1.0 + Cảm nhận được 1 ý 0.5 + Cảm nhận không đúng ý nghĩa của hình ảnh nhân vật. 0 Câu 6: HS trả lời được 1 -Rút ra được bài học: + Chăm đọc sách + Tự học + Vừa học vừa làm 1 Mức 1: Học sinh trả lời được 2/3 ý ( hoặc ý tương) Mức 2: Học sinh trả lời được 1/3 ý ( hoặc ý tương) 0.5 Mức 3: HS không trả lời đúng 0 II. Kể một câu chuyện mà em hoặc bạn em đã trải qua, có nội 5.0 Làm dung như câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. văn 1. Yêu cầu chung:
  6. (5.0 đ) a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành đoạn văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Biết xây dựng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, nghị luận b) Yêu cầu về nội dung: Chuyện có ý nghĩa về sự kiên trì bền bỉ 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo bố cục 3 phần của bài văn tự sự 0.25 b) Xác định đúng yêu cầu nội dung: 0.25 - Kể trải nghiệm của bản thân -Chủ đề: Sự kiên trì,bền bỉ c) Viết bài: Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm, ấn tượng, cảm xúc về kỉ câu 0.5 chuyện ( Câu chuyện gì? Của em hay em chứng kiến) Thân bài - Xây dựng tình huống truyện ( Thời gian, không gian, nguyên nhân dẫn đến câu chuyện) 3.0 -Kể diễn biến chuyện ( Chuyện xảy ra thế nào? Quá trình kiên trì diễn ra ra sao? ( Chú ý đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) - Kết cục -Suy ngẫm về bài học còn đọng lại ( nghị luận, nội tâm) 0.5 Kết bài: Suy ngẫm về “ có chí thì nên” * lưu ý: - HS xác định đúng ngôi kể thứ nhất -Trình tự kể: hợp lí d) Sáng tạo: trong cách kể, xây dựng nhân vật 0.25 e) Chính tả ,dung từ, đặt câu :Đảm bảo quy tắc chính tả,dùng 0.25 từ,đặt câu. Duyệt của nhà trường Duyệt của TT/TPCM Nhóm chuyên môn ra đề Trần Thị Thúy Nga Đặng Thị Kim Cúc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2