Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc
lượt xem 0
download
Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc
- TRƯỜNG THCS PHƯỚC BỬU TỔ NGỮ VĂN MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ nhận Tổng Nội thức % điểm Kĩ TT dung/đơn vị năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Văn bản hiểu thông tin Truyện - 2 - 3 - 1 60 truyền kì Truyện thơ Nôm 2 Viết Văn thuyết minh Viết một truyện kể - 1* - 1* - 1* 40 sáng tạo dựa trên một truyện đã học Tổng 0 20 0 30 0 50 Tỉ lệ % 20 30% 50% 100 Tỉ lệ chung 50% 50% • Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 3 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Kĩ Nội Số câu hỏi theo mức độ T dung/Đơn vị Mức độ đánh giá nhận thức năng T kiến thức Nhận Vận Thông biết dụng hiểu Truyện truyền Nhận biết: 2TL. 3TL 1TL 1 Đọc kì hiểu - Nhận biết được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện. - Xác định được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản. - Nhận biết cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Thông hiểu: - Nêu được nội dung bao quát của văn bản. - Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản, - Phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính… - Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Phân biệt được cách dẫn trực tiếp và gián tiếp, cách dùng dấu câu khi dẫn… Vận dụng:
- - Rút ra được bài học từ nội dung văn bản. Thể hiện thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức nghệ thuật sau khi đọc hiểu văn bản. - Vận dụng những hiểu biết về lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản. Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. Vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Truyện thơ Nhận biết: Nôm - Nhận biết được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại. - Nhận biết được sự kết hợp giữa những yếu tố quy phạm của văn học trung đại và yếu tố bình dân trong truyện thơ. - Nhận biết được điển tích, điển cố Thông hiểu: - Nêu được nội dung bao quát của văn bản. - Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của truyện thơ. - Phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong truyện thơ.
- - Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của truyện thơ. - Phân tích đặc điểm, tác dụng của điển tích, điển cố. Vận dụng:. - Rút ra được bài học từ nội dung văn bản. Thể hiện thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức nghệ thuật sau khi đọc hiểu văn bản. - Vận dụng những hiểu biết về lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản. VB thông tin Nhận biết: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn. - Nhận biết được cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,... - Nhận biết các phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản. - Nhận biết tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng ( như: UN, UNESCO, UNICEF, WHO, WB, IMF, ASEAN, WTO,...). - Nhận biết được phương tiện phi ngôn ngữ Thông hiểu: - Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; giải thích được ý nghĩa của
- nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. - Phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,... - Phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản. - Phân tích tác dụng các phương tiện phi ngôn ngữ Vận dụng: - Đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản. - Liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. 2 Viết Văn thuyết Viết được bài văn thuyết minh về một minh danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa. Viết một Viết được một truyện kể sáng tạo, có 1* 1* 1* truyện kể thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử sáng tạo dựa dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trên một truyện đã học trong truyện. 2TL + 3TL+ 1TL+ Tổng 1* 1* 1* Tỉ lệ% 20% 30% 50% -Hết-
- TRƯỜNG THCS PHƯỚC BỬU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TỔ: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đầu lòng hai ả tố nga,(1) Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Mai cốt cách, tuyết tinh thần,(2) Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.(3) Hoa cười ngọc thốt đoan trang,(4) Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn(5), Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành,(6) Sắc đành đòi một, tài đành họa hai(7). Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm(8), Nghề riêng ăn đứt hồ cầm(9) một trương(10) Khúc nhà tay lựa nên chương(11), Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân(12). Phong lưu rất mực hồng quần,(13) Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm(14)đi về mặc ai. (Nguyễn Du, Truyện Kiều, trong Đào Duy Anh , Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1974. Có tham khảo một số bản Truyện Kiều khác) Vị trí đoạn trích: Đoạn trích tả chị em Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nằm ở phần "Gặp gỡ và Đính ước" bắt đầu từ câu 15 đến câu 38. Chú thích: (1) Tố nga: Có truyền thuyết nói rằng vua Đường Minh Hoàng (tức Đường Huyền Tông)lên chơi nguyệt điện thấy có mười người con gái mặc toàn trắng và cưỡi hạc trắng múa hát; cho nên nhà vua dùng chữ Tố Nga để chỉ mặt trăng và cũng để chỉ người con gái đẹp.
- (2) Mai cốt cách: Cốt cách cây mai mảnh dẻ, thanh tao. Tuyết tinh thần: Tinh thần tuyết trắng và trong sạch. Câu này ý nói cả hai chị em đều duyên dáng, thanh cao, trong trắng. (3) Khuôn trăng đầy đặn: gương mặt đầy đặn như mặt trăng tròn, nét ngài nở nang: lông mày đậm, cốt tả đôi mắt đẹp. Cả câu thơ nhằm gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân. (4) Đoan trang: nghiêm trang, đứng đắn. (5) Làn thu thủy: làn nước mùa thu: nét xuân sơn: nét núi mùa xuân. Ý câu thơ nói mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu, lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân. (6)Nghiêng nước nghiêng thành: lấy ý của một câu chữ Hán có nghĩa là:ngoảnh lại nhìn một cái thì thành người ta bị siêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước người ta bị nghiêng ngả. Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nổi mất thành mất nước. (7) Ý cả câu: về sắc thì chỉ có một mình Kiều là nhất, về tài may ra có người thứ hai. (8) Làu bậc: thuộc lòng các cung bậc. Ngũ âm: năm mốt trong âm giai nhạc cổ (cung, thương.dốc,chủy,vũ ) (9) Hồ Cầm: đàn của người Hồ, một thứ đàn giống đàn nhị của Việt Nam. Người Trung Quốc thấy xuất hiện ở phương Bắc nên gọi là đàn của người Hồ. Ở ta thường hiểu hồ cầm là đàn tì bà. (10) Một trương: một cây. Sách có câu:”Cầm nhất trương, kì nhất cục”(Đàn một cây, cờ một cuộc) (11) Nên chương: “thành bài”. (12) Một thiên bạc mệnh:một bản nhạc có tên là Bạc Mệnh: một bản nhạc có tên là Bạc Mệnh (bạc mệnh: phận mỏng, ý nói xấu số) não nhân: làm cho lòng người sầu não, đau khổ. (13) Hồng quần: quần đỏ, chỉ phụ nữ ( Phụ nữ nhà quyền quý ở Trung Quốc thường mặc quần đỏ) (14) Ong bướm: chỉ tình yêu nhưng có phần không đứng đắn. Câu 1.(1,0 điểm) Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích và cho biết thuộc kiểu nhân vật nào ? Câu 2. (1,0 điểm) Tìm các chi tiết miêu tả nhân vật Thúy Vân trong các dòng thơ sau ? Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Câu 3. (1,0 điểm) Hình ảnh “hoa ghen, liễu hờn” trong câu thơ: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” ý muốn dự báo cuộc đời của Thúy Kiều sẽ như thế nào? Câu 4. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của điển “tố nga” trong hai dòng thơ sau: Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Câu 5. (1,0 điểm) Nêu chủ đề của đoạn trích trên? Câu 6. (1,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Trong xã hội phong kiến người phụ nữ thường không được coi trọng”. Điều đó có đúng với nội dung đoạn trích trên không. Em hãy lí giải? II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn thuyết minh về một di tích lịch sử ở địa phương em. -----HẾT-----
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 9 Năm học 2024-2025 Phần Câu Nội dung Điểm I Phần đọc – hiểu (6,0 điểm) 6,0 1 - Các nhân vật: Thúy Kiều, Thúy Vân 0,5 - Thuộc kiểu nhân vật: Chính diện 0,5 2 - Thúy Vân được giới thiệu qua các chi tiết: - Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. 1.0 - Hoa cười ngọc thốt đoan trang. - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. 3 - “Hoa ghen": Hoa là biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên, nhưng khi đứng trước sắc đẹp rực rỡ của Kiều, hoa phải "ghen" vì thua kém. -"Liễu hờn": Liễu, biểu tượng của sự mềm mại và thanh tú, cũng 1.0 cảm thấy "hờn" vì không thể sánh được với nét xanh mượt mà của Kiều. -Sắc đẹp của Kiều quá nổi bật, không chỉ khiến người ta ngưỡng mộ mà còn gây Sự ganh ghét (hoa ghen) và đố kỵ (liễu hờn) dự báo rằng Kiều sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách, bất công trong cuộc đời. ra những sóng gió, thị phi, và ganh ghét từ người khác. 4 - Điển “ Tố nga ” chỉ người con gái đẹp. - Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. 1.0 - Làm cho cách diễn đạt trở nên hàm súc, uyên bác, giàu sức biểu hiện,gián tiếp bộc lộ thái độ, cảm xúc của tác giả, đem lại hứng thú cho người đọc. 5 Chủ đề đoạn trích: Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ: Vẻ đẹp về tài năng, sắc đẹp và phẩm hạnh. 1.0
- 6 - HS có thể trình bày ý kiến của mình. Lí giải hợp lí. - Đảm bảo các ý sau: - Xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Phụ nữ thường bị gò bó và không có quyền tự quyết định cuộc đời mình.Số phận phụ nữ thường gắn liền với nhan sắc hoặc hôn nhân, được xem như "một món hàng" để trao đổi trong những hoàn cảnh bất lợi. 1.0 -Trong đoạn trích, Nguyễn Du tôn vinh vẻ đẹp và tài năng của chị em Thúy Kiều: -Thúy Kiều và Thúy Vân được miêu tả qua những hình ảnh tuyệt mỹ. Thúy Vân đẹp đoan trang, phúc hậu, còn Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn thông minh, tài hoa hơn người: "Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm." - Điều này thể hiện giá trị của người phụ nữ không chỉ ở ngoại hình mà còn ở trí tuệ và tài năng. Qua đó cho thấy Nguyễn Du ngợi ca trân trọng người phụ nữ. II II. Phần viết (4,0 điểm) 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Thuyết minh đúng về một di tích lịch sử ở địa phương em. c. Thuyết minh HS có thể thuyết minh theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử 2.5 - Trình bày có hệ thống những thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau của di tích lịch sử: Vị trí tọa lạc, Lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc, cảnh quan, giá trị văn hóa lịch sử, cách tham quan.... - Đánh giá khái quát về di tích lịch sử. - Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về di tích lịch sử. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: những phát hiện mới mẻ, sáng tạo. 0,5 -----HẾT-----
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 641 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 249 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 358 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 522 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 379 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 229 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 159 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p | 134 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn