intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Khối cơ bản)

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với Đề thi học kì 1 môn Sinh học 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Khối cơ bản) được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Khối cơ bản)

  1. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 004 Câu 1: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là A. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. C. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Câu 2: Quần thể nào trong số các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền? Quần thể Tần số kiểu gen AA Tần số kiểu gen Aa Tần số kiểu gen aa 1 1 0 0 2 0 1 0 3 0 0 1 4 0,2 0,5 0,3 A. Quần thể 2 và 4 B. Quần thể 3 và 4 C. Quần thể 1 và 3 D. Quần thể 1 và 2 Câu 3: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 700nm? A. Mức xoắn 2 (Sợi chất nhiễm sắc) B. Mức xoắn 1 (Sợi cơ bản). C. Crômatit D. Mức xoắn 3 (Siêu xoắn) Câu 4: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó A. Tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ. B. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ. C. Tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ. D. Tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. Câu 5: Trong điều hòa hoạt động gen của một operon Lac, giả thiết nếu gen điều hòa (R) bị đột biến dẫn đến đột biến của prôtêin ức chế khiến nó không bám được vào vùng vận hành thì điều nào sau đây sẽ xảy ra? A. Chất Protein ức chế dư thừa sẽ làm tê liệt hoạt động của tế bào. B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã, dịch mã liên tục. C. Các gen cấu trúc Z, Y, A giảm phiên mã , dịch mã. D. Các gen cấu trúc Z, Y, A ngừng phiên mã , dịch mã. Câu 6: Cho biết các codon (bộ ba mã sao) mã hóa các axit amin tương ứng như sau: AAU: Asparagin(Asn), XXX: Prolin(Pro), GGG: Glixin(Gly) và UUU: Pheninalanin(Phe). Đoạn mạch gốc nào sau đây sẽ mã hoá cho chuỗi polipeptit gồm các axit amin theo trình tự sau: Phe – Gly – Asn – Pro? A. 5’– AAAXXXTTAGGG – 3’. B. 5’– GGGATTXXXAAA – 3’. C. 5’– GGGTTAXXXAAA – 3’. D. 3’– GGGTTAXXXAAA – 5’. Câu 7: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chỉ một trong 2 mạch ADN làm mạch khuôn để tổng hợp nên mạch mới. B. Enzym ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ 5’. C. Diễn ra ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào. D. Enzym ARN polimeraza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. Trang 1/4 - Mã đề 004
  2. Câu 8: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì? A. Bố mẹ phải thuần chủng. B. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn. C. Số lượng cá thể con lai phải lớn. D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường. Câu 9: Nhận định nào không đúng khi nói về sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ? A. Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 3’  5’. B. Khi enzim ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã. C. Phân tử mARN sau phiên mã được trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein. D. Sự phiên mã sử dụng nguyên tắc bổ sung. Câu 10: Khi nói về liên kết gen và hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các gen trên cùng một NST lúc nào cũng di truyền cùng nhau. B. Hoán vị gen là một trong những cơ chế tạo ra biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính. C. Tần số hoán vị gen giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50% cho dù giữa 2 gen có xảy ra bao nhiêu trao đổi chéo. D. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội của loài đó. Câu 11: Cho cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, với mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình mang 1 tính trội, 1 tính lặn ở đời lai là: A. 1/16 B. 6/16 C. 3/16 D. 9/16 Câu 12: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt; kiểu gen aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời con thu được tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở đời con là A. 105. B. 40. C. 54. D. 75. Câu 13: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa B và b với tần số 40%, giữa E và e là 20% . Tỉ lệ phần trăm giao tử ab de được tạo ra là A. 12% B. 8% C. 4% D. 16% Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai? A. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. D. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. Câu 15: Trong quy trình nhân bản cừu Đôly, phôi cấy vào tử cung của con cừu thứ 3 được tạo thành từ A. tế bào trứng của con cừu cho trứng đã bị loại bỏ nhân. B. tế bào tuyến vú của con cừu cho nhân tế bào đã bị loại bỏ nhân. C. trứng đã bị loại bỏ nhân và được cấy nhân của tế bào tuyến vú. D. tế bào tuyến vú đã bị loại bỏ nhân và được cấy nhân của trứng. Câu 16: Bệnh hoặc hội chứng nào sau đây ở người do sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào? A. Hội chứng Đao. B. Bệnh hồng cầu hình liềm. C. Bệnh ung thư. D. Hội chứng Tớcnơ. Câu 17: Hiện tượng ở lúa mì hạt đỏ đậm, nhạt khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng gen trội có mặt trong kiểu gen, số lượng gen trội càng nhiều thì màu đỏ càng đậm. Hiện tượng này là kết quả của A. Tương tác cộng gộp của các gen không alen. Trang 2/4 - Mã đề 004
  3. B. Tương tác bổ sung của các gen không alen. C. Tác động của một gen lên nhiều tính trạng. D. Tương tác át chế giữa các gen trội không alen. Câu 18: Phát biểu nào sau đây về mã di truyền là không đúng? A. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền. B. Với bốn loại nuclêôtit A, U, G, X có thể tạo ra tối đa 64 codon khác nhau trên ARN thông tin. C. Các bộ ba kết thúc quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. D. Bộ ba mở đầu (AUG) không mã hóa cho axit amin nào. Câu 19: Ở thực vật, hợp tử được hình thành từ sự kết hợp của các giao tử cùng loài nào sau đây có thể phát triển thành cây tứ bội? A. Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau. B. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử lệch bội (n+1). C. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n). D. Các giao tử lệch bội (n+1) kết hợp với nhau. Câu 20: Gen B có 2400 nuclêôtit và 3120 liên kết hiđrô. Gen B bị đột biến thành gen b. Khi gen b tự nhân đôi 2 lần đã sử dụng của môi trường nội bào 1440 ađênin và 2163 guanin. Dạng đột biến xảy ra đối với gen B là A. mất một cặp G - X. B. mất một cặp A - T. C. thêm một cặp A - T. D. thêm một cặp G - X. Câu 21: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen A. trên nhiễm sắc thể thường. B. trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. C. trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X. D. nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân). Câu 22: Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau: ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng A. đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. mất đoạn nhiễm sắc thể. C. lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể. Câu 23: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDD x AabbDd sẽ cho thế hệ sau có A. 4 kiểu hình, 8 kiểu gen. B. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen C. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình, 8 kiểu gen Câu 24: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là A. 48,4375%. B. 43,7500%. C. 46,8750%. D. 37,5000%. Câu 25: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Người chồng bị bệnh mù màu đỏ và lục; Người vợ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Xác xuất để cặp vợ chồng trên sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là 25%. 2. Người chồng mang alen gây bệnh và truyền cho đứa con trai. 3. Người vợ có kiểu gen không mang alen gây bệnh. 4. Tất cả con trai của cặp vợ chồng này đều bị bệnh mù màu đỏ và lục. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Trang 3/4 - Mã đề 004
  4. Câu 26: Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học sử dụng thể truyền có gen đánh dấu để A. giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền. B. tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn. C. dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp. Câu 27: Một gen có chiều dài 5100 ăngxtrông, có số nuclêôtit loại A bằng 2/3 số nuclêôtit loại G. Khi gen này tự nhân đôi một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp là A. A = T = 400; G = X =800. B. A = T = 600; G = X = 900. C. A = T = 900; G = X = 600. D. A = T = 800; G = X = 400. Câu 28: Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần số AB Ab Ab 20%. Tính theo lý thuyết, phép lai x cho đời con có kiểu gen chiếm tỉ lệ: ab aB Ab A. 16% B. 10% C. 4% D. 40% Câu 29: Khi nói về nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen, nhận định nào sau đây đúng? A. Dung dịch cônsixin gây ra đột biến mất cặp nuclêôtit. B. Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G – X thành một cặp A – T. C. Tia tử ngoại (UV) có thể làm hai bazơ Timin trên cùng một mạch ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen. D. Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin tạo nên đột biến thay thế cặp A – T thành cặp G – X. Câu 30: Bước đầu tiên trong quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là A. xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. B. tạo dòng thuần chủng. C. cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần. D. chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 004
  5. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN SINH HỌC 12 CƠ BẢN Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 281 707 381 004 900 944 1 A D B A B C 2 D A A C D A 3 A D B C D B 4 D A B C A A 5 B A B B D B 6 B B D B D C 7 D D A C B C 8 C C A D A A 9 D D C A D A 10 B C D A A B 11 D A D B A C 12 D A B B A B 13 D A D B D A 14 B D C C D C 15 B C C C D B 16 A C B C A B 17 C B B A D B 18 A C C D D C 19 C C A A B C 20 A B C D B A 21 A B D B B C 22 A D C A D A 23 C C B B C A 24 C A C A B B 25 C B A B A C 26 D D A D B C 27 D A D B A B 28 A A D C A C 29 D B A C B B 30 B B C A C C 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2