intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy

  1. TRƯỜNG PTDTNT KON RẪY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TỔ: Các môn học lựa chọn NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 11 MÃ ĐỀ 112 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ, tên học sinh:............................................................... Lớp: ....................... PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 câu – 7 điểm– 28 phút) Câu 1: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây Chú thích từ (1) đến (4) lần lượt là A. (1). NO3- ; (2). NH4+ ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ. B. (1). NO3- ; (2). N2 ; (3). NH4+ ; (4). Chất hữu cơ. C. (1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO3- ; (4). Chất hữu cơ. D. (1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ. Câu 2: Thủy tức có hình thức hô hấp A. qua bề mặt cơ thể. B. bằng mang. C. bằng phổi. D. bằng hệ thống ống khí. Câu 3: Thực vật có thân mọng nước thuộc nhóm A. thực vật C3. B. thực vật C4. C. thực vật CAM. D. tảo. Câu 4: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch? A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn động mạch. B. Vì mao mạch thường ở xa tim. C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn động mạch. D. Vì áp lực co bóp của tim giảm. Câu 5: Cây trên cạn hấp thu nước và ion khoáng nhờ cấu trúc nào của rễ là chủ yếu? A. Miền chóp rễ. B. Miền trưởng thành. C. Miền sinh trưởng. D. Miền lông hút. Câu 6: Điều nhận xét nào sau đây về hoạt động của tim là không đúng ? A. Tim hoạt động suốt đời không mỏi vì ở tim có hệ dẫn truyền là nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. B. Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha là pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dãn chung. C. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. D. Do một nửa chu kì của tim là pha dãn chung vì vậy tim có thể hoạt động suốt đời mà không mỏi. Câu 7: Huyết áp là A. áp lực của máu tác động lên thành tim. B. số nhịp đập của tim trong 1 phút. C. áp lực của máu tác động lên thành mạch. D. tốc độ máu chảy trong 1 giây. Câu 8: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào A. đặc tính lý hóa của màng sinh chất. B. nhu cầu năng lượng của tế bào. Trang 1/4 - Mã đề 112
  2. C. hoạt động trao đổi chất của tế bào. D. sự chênh lệch nồng độ ion giữa trong và ngoài tế bào. Câu 9: Lá thoát hơi nước qua A. toàn bộ tế bào của lá. B. cutin. C. khí khổng và lớp cutin. D. khí khổng. Câu 10: Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào? 1. Cường độ quang hợp cao hơn. 2. Điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn. 3. Điểm bù CO2 thấp hơn. 4. Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn. 5. Nhu cầu nước thấp hơn. 6. Thoát hơi nước nhiều hơn. Số nội dung đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11: Loài vi sinh vật nào dưới đây có khả năng cố định nitơ? A. Penicilium. B. Rhizobium. C. Trùng roi xanh. D. E.coli. Câu 12: Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra A. chỉ rượu etylic. B. đồng thời rượu etylic và axit lactic. C. rượu etylic hoặc axit lactic. D. chỉ axit lactic. Câu 13: Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày bốn ngăn của trâu theo trình tự là A. dạ cỏ - dạ lá sách - dạ tổ ong - dạ múi khế. B. dạ cỏ - dạ tổ ong - dạ lá sách - dạ múi khế. C. dạ múi khế - dạ tổ ong - dạ lá sách - dạ cỏ. D. dạ cỏ - dạ múi khế - dạ tổ ong - dạ lá sách. Câu 14: Cân bằng nội môi là A. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. B. duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào. C. duy trì sự ổn định của môi trường trong mô. D. duy trì sự ổn định của môi trường cơ quan. Câu 15: Tiêu hoá là quá trình A. biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ mà cơ thể có thể hấp thu được. B. biến đổi thức ăn thành các chất phức tạp mà cơ thể có thể hấp thu được. C. tạo ra các chất chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được. D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được. Câu 16: Các bộ phận cấu tạo của hệ tuần hoàn là A. dịch tuần hoàn, tim, hệ thống mạch máu. B. tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. C. dịch tuần hòa, hệ thống mạch máu. D. dịch tuần hoàn, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Câu 17: Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào? A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận. B. Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu. C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận. D. Điều hoà pH máu. Câu 18: Khi nói về đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, phát biểu nào sau đây sai? A. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. B. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. C. Bề mặt trao đổi khí rộng. D. Bề mặt trao đổi khí dày, ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. Câu 19: Khi nói về động lực đẩy của dòng mạch gỗ di chuyển ngược chiều trọng lực từ rễ lên đến đỉnh của những cây gỗ cao đến hàng chục mét, những phát biểu nào sau đây đúng? 1. Lực đẩy (áp suất rễ). 2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá. 3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. Trang 2/4 - Mã đề 112
  3. 4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả,…). Phương án trả lời đúng là A. 2,3,4. B. 1,2,4. C. 1,2,3. D. 1,3,4. Câu 20: Hô hấp là quá trình A. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. B. tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. C. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. D. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Câu 21: Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây? A. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào. B. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. C. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống. D. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. Câu 22: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa như thế nào? A. nội bào và ngoại bào. B. nội bào. C. ngoại bào. D. một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào. Câu 23: Điều kiện để xảy ra hô hấp sáng là A. cường độ ánh sáng mạnh, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. B. cường độ ánh sáng mạnh, O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều. C. cường độ ánh sáng yếu, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. D. cường độ ánh sáng yếu, O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều. Câu 24: Khi nói về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại ảnh đến quang hợp, trong các ý sau: 1. Cây ưu bóng có điểm bão hoà ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng. 2. Cây trên đồi có điểm bão hoà ánh sáng cao hơn cây dưới thấp. 3. Cây không thể quang hợp dưới ánh sáng nhân tạo. 4. Có thể dùng nhà kính để điều chỉnh ánh sáng cho cây trồng ở xứ nóng. 5. Có thể sử dụng quá trình trồng cây trong nhà kính để giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Số ý đúng là A. 2, 4, 5. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 5. D. 1, 2, 4. Câu 25: Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển. Nó có chức năng chủ yếu là A. biến đổi xenlulo nhờ hệ vi sinh vật. B. chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hoá. C. biến đổi xenlulo nhờ các enzim. D. hấp thụ nước để cô đặc chất thải. Câu 26: Trong bảo quản nông sản, người ta không dùng biện pháp nào? A. bảo quản ở nồng độ CO2 cao. B. bảo quản trong kho lạnh. C. bảo quản ở nồng độ O2 cao. D. phơi khô. Câu 27: Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào? A. Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ. B. Con đường tế bào chất và con đường gian bào. C. Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ. D. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ. Câu 28: Sắc tố chính trong quang hợp ở thực vật là A. carotenoit. B. diệp lục. C. đỏ và xanh tím. D. diệp lục và carotenoit. Trang 3/4 - Mã đề 112
  4. PHẦN II. TỰ LUẬN (4 câu – 3 điểm – 17 phút) Câu 29. (1 điểm) Sự tích lũy cacbon ở một cây lấy thân (g/m2/ngày) như sau: rễ: 0,3; lá: 0,2; thân: 6,6; hoa: 2,1. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây này bằng bao nhiêu? Câu 30. (1 điểm) Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì? Câu 31. (0,5 điểm) Em hãy chứng minh trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo mang lại hiệu quả với ngành trồng trọt? Câu 32. (0,5 điểm) Tại sao nói “Nhai kĩ no lâu”? ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 112
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2