Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hướng Hoá, Quảng Trị
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hướng Hoá, Quảng Trị’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hướng Hoá, Quảng Trị
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA MÔN: Sinh học Khối 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề có 04 trang) (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên:………………..............................……. Lớp...................... SBD:...............…... MÃ ĐỀ:115 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu: 7,0 điểm) Câu 1: Trong cơ thể động vật, hệ vận chuyển được gọi là A. hệ hô hấp. B. hệ bài tiết. C. hệ tiêu hoá. D. hệ tuần hoàn. Câu 2: Chất có thể làm biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể hoặc biến thành chất độc gây mệt mỏi, đau đầu, thậm chí có thể gây tử vong được gọi là: A. nước tiểu B. chất thải C. dịch tiết D. chất tiết Câu 3: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân bên ngoài gây bệnh ở người và động vật? A. Tác nhân vật lí: cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng mạnh, âm thanh lớn,… B. Tác nhân hóa học: acid, kiềm, chất cyanide trong nấm, măng, tetrodoxin trong cá nóc,… C. Tác nhân sinh học: vi khuẩn, virus, vi nấm, giun sán,… D. Đột biến gene, đột biến NST. Câu 4: Ý nào sau là vai trò của nước đối với thực vật? A. Nước là dung môi hoà tan các chất, là môi trường cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào, cơ thể. B. Nước tham gia xúc tác các phản ứng hóa trình trong tế bào, cơ thể thực vật C. Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ quan trọng của tế bào thực vật. D. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật Câu 5: Miễn dịch là gì? A. Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài (vi khuẩn, virus, môi trường ô nhiễm,...), giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật. B. Miễn dịch gồm các tế bào bạch cầu, có khả năng thực bào các tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể khỏi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập. C. Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, tế bào ung thư,...), giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật. D. Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh bên trong (yếu tố di truyền, tuổi tác,...), giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật. Câu 6: Xét về bản chất hóa học, hô hấp là quá trình: A. Chuyển hóa, thu nhận O2 và thải CO2 xảy ra trong tế bào. B. thu nhận năng lượng của tế bào. C. Oxygen hóa nguyên liệu hô hấp thành CO2, H2O và giải phóng năng lượng. D. Chuyển các nguyên tử hidro từ chất cho hidro sang chất nhận hidro. Câu 7: Đâu không phải là vai trò của quang hợp? A. Cung cấp nguồn chất hữu cơ là nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng, y dược. B. Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển. C. Cung cấp nguồn chất hữu cơ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của hầu hết sinh vật. D. Cung cấp nguồn năng lượng lớn duy trì hoạt động của sinh giới. Câu 8: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? A. Châu chấu B. Cá sấu C. Lưỡng cư D. Chuột Câu 9: Mô tả quá trình trao đổi nước trong cây gồm trình tự các giai đoạn: (1) sự hấp thụ nước ở rễ (2) sự vận chuyển nước ở thân (3) sự thoát hơi nước ở lá A. (1)→ (3)→ (2) B. (2)→ (3)→ (1) C. (1)→ (2)→ (3) D. (3)→ (2)→ (1) Trang 1/4 - Mã đề 115
- Câu 10: Các giai đoạn của quá trình phân giải kị khí diễn ra theo trật tự nào? A. Đường phân → Lên men → Chuỗi chuyền electron. B. Lên men→ Đường phân. C. Đường phân → Lên men. D. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi chuyền electron. Câu 11: Ở thực vật C3, sản phẩm cố định CO2 được tạo ra đầu tiên là A. RuBP (Ribulose 1,5 bisphosphate) B. G3P (Glyceraldehyde 3 phosphate) C. PGA (3-phospho glycerate) D. OAA (Oxaloacetic acid) Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân bên trong gây bệnh cho người và động vật? A. Các tác nhân sinh học như vi khuẩn, virus… B. Các tác nhân hóa học như arsenic, tetrodotoxin… C. Yếu tố di truyền. D. Các tác nhân vật lí như bức xạ, nhiệt độ…. Câu 13: Cấu tạo tim của người gồm A. một tâm nhĩ và một tâm thất. B. một tâm nhĩ và hai tâm thất. C. hai tâm nhĩ và một tâm thất. D. hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Câu 14: Hãy sắp xếp thứ tự đúng của các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở động vật: (1) Lấy thức ăn; (2) Hấp thu chất dinh dưỡng; (3) Tiêu hoá thức ăn; (4) Đồng hoá các chất; (5) Thải chất cặn bã A. (1)→ (3)→(4)→(2)→(5) B. (1)→ (2)→(3)→(4)→(5) C. (1)→ (3)→(2)→(4)→(5) D. (1)→ (2)→(4)→(3)→(5) Câu 15: Bài tiết là gì? A. Là quá trình mà thận hoạt động đơn lẻ để bài tiết nước tiểu B. Là quá trình đẩy chất độc hại ra ngoài cơ thể C. Là quá trình mà cơ thể tiếp nhận thức ăn đầu vào và thải ra chất cặn bã D. Là quá trình loại bỏ các chất dư thừa và chất độc hại ra khỏi cơ thể Câu 16: Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh gồm: A. Chlorophyll và xanthophyll B. Chlorophyll a và chlorophyll b C. Carotenoid và carotene D. Chlorophyll và carotenoid Câu 17: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì? A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. B. Tăng khả năng chống chịu. C. Miễn dịch cho cây. D. Thải ra khí CO2. Câu 18: Khi xét nghiệm chỉ số glucose máu của một người đo được là 9,8 mmol/L. Có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ của cơ thể như thế nào? A. Người này có thể đang bị bệnh tiểu đường. B. Người này đang bị hạ đường huyết. C. Tuyến tuỵ tiết nhiều insulin. D. Tuyến tuỵ tiết nhiều glucagon Câu 19: Quan sát Hình 8.1 sau, hãy cho biết hình thức tiêu hóa ở trùng giày. A. Tiêu hóa nội bào. B. Tiêu hóa cơ học. C. Tiêu hóa ngoại bào kết hợp nội bào. D. Tiêu hóa ngoại bào. Trang 2/4 - Mã đề 115
- Câu 20: Ý nào không đúng khi nói về động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ ? A. Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa. B. Lực kéo do thoát hơi nước ở lá. C. Lực đẩy của áp suất rễ. D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. Câu 21: Đâu không phải là điểm khác nhau giữa miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu? A. Miễn dịch đặc hiệu hình thành trong đời sống của từng cá thể, còn miễn dịch không đặc hiệu có ngay từ khi sinh ra. B. Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, miễn dịch không đặc hiệu không tạo ra bộ nhớ miễn dịch. C. Miễn dịch đặc hiệu đáp ứng chậm, còn miễn dịch không đặc hiệu đáp ứng tức thời. D. Miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, còn miễn dịch không đặc hiệu không có khả năng trên. Câu 22: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ? I. Do virus HIV. II. Virus HIV tấn công và phá hủy các tế bào cấu tạo các mô, cơ quan. III. Virus HIV tấn công và phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch làm suy yếu hệ miễn dịch. IV. Khả năng chống nhiễm trùng và ung thư của cơ thể giảm. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 23: Nếu nguyên khoáng (A) từ môi trường đất có nồng độ cao được hấp thụ vào trong rễ nơi có nồng độ thấp hơn ngoài môi trường đất. Nguyên tố khoáng A được hấp thụ theo cơ chế nào? A. Chủ động, cần năng lượng. B. Thụ động, cần năng lượng. C. Chủ động, không cần năng lượng. D. Thụ động, không cần năng lượng. Câu 24: Quan sát quá trình hô hấp của giun đất ở hình dưới đây. Hãy chỉ ra sơ đồ vận chuyển khí qua bề mặt cơ thể theo trật tự đúng A. CO2 ngoài da máu tế bào O2 máu da ra ngoài. B. CO2 ngoài máu da tế bào O2 máu da ra ngoài. C. O2 ngoài da máu tế bào CO2 máu da ra ngoài. D. O2 ngoài da máu tế bào CO2 da máu ra ngoài. Câu 25: Đồ thị sau mô tả sự biến đổi của chỉ số nào trong hệ mạch? A. Vận tốc máu. B. Huyết áp. C. Tổng tiết diện mạch. D. Nhịp tim. Câu 26: Vai trò của quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. A. Động vật lấy CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải O2 từ cơ thể ra môi trường Trang 3/4 - Mã đề 115
- B. Động vật lấy O2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO2 từ cơ thể ra môi trường C. Thông qua quá trình trao đổi khí với môi trường, CO2 được vận chuyển đến tế bào để tham gia vào hô hấp tế bào D. O2 được sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí rồi thải ra môi trường Câu 27: Khi xét nghiệm chỉ số pH của một người, chỉ số đo được pH = 8,0. Có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ của cơ thể như thế nào? A. cơ thể thải ít CO2 hơn bình thường. B. cơ thể bình thường về pH máu. C. Cơ thể giảm bicarbonate hoặc tăng nồng độ axit. D. Cơ thể tăng lượng bicarbonate hoặc giảm nồng độ axit. Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp? A. Nguyên liệu của pha sáng gồm ánh sáng, ATP và NADPH. B. Oxygen được tạo ra trong quá trình phân li nước của pha sáng. C. Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở chất nền của lục lạp. D. Sản phẩm của pha sáng gồm ATP, NADPH và C6H12O6. II. PHẦN TỰ LUẬN (03 câu: 3,0 điểm) Câu 29: Giải thích vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống con người. Câu 30: Ở trạng thái nghỉ ngơi bác An 40 tuổi thường xuyên đi khám sức khỏe và y tá cho biết huyết áp của bác An hàng tháng 148/87mmHg đến 160/90 mmHg. Em hãy cho biết trạng thái sức khỏe của bác An như thế nào? Bác An cần làm gì để bảo vệ sức khỏe? Câu 31: Nhà bác Mai nuôi tôm để bán, bác phải đầu tư mua máy sục khí cho tôm. Giải thích Tại bác Mai phải dùng máy sục khí vào nước ao nuôi tôm? ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 115
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 466 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 361 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 528 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 437 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn