intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh". Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – Mã đề 401 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Môn: SINH HỌC – Lớp 11 ------------------------------------------- Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề ------------------------------------------------------------------- (Đề kiểm tra có 03 trang) Họ và tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. I. Trắc nghiệm(7,0 điểm) Câu 1: Hệ tuần hoàn hở có máu chảy trong động mạch dưới áp lực A. cao, tốc độ nhanh. B. thấp, tốc độ nhanh. C. cao, tốc độ chậm. D. thấp, tốc độ chậm. Câu 2: Thực vật C4 có năng suất sinh học cao hơn thực vật C3, có bao nhiêu giải thích sau đây đúng? I. Thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn thực vật C3. II. Thực vật C4 có hô hấp sáng còn thực vật C3 thì không có hô hấp sáng. III. Thực vật C4 nhu cầu nước thấp hơn thực vật C3. IV. Thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp hơn thực vật C3. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 3: Trong quá trình hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, giai đoạn chuỗi truyền electron diễn ra ở A. Bào tương. B. Màng ngoài ti thể. C. Màng trong ti thể. D. Chất nền ti thể. Câu 4: Để đạt năng suất cao trong trồng trọt, nông dân cần thực hiện bao nhiêu biện pháp sau đây? I. Cần đảm bảo mật độ gieo trồng nhằm cung cấp đủ ánh sáng cho cây. II. Cần bón phân đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp. III. Cần tuyển chọn giống cây trồng năng suất cao. IV. Cần tưới tiêu hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu nước của cây. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 5: Khi nói về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, phát biểu sau đây đúng? A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp. B. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào. C. Tốc độ máu chảy chậm. D. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh. Câu 6: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn đến khói thuốc lá có hại đối với hệ hô hấp ở người? I. Khói thuốc lá làm tê liệt lớp lông rung của phế quản. II. Khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi. III. Khói thuốc lá chứa CO làm giảm hiệu quả hô hấp. IV. Khói thuốc lá làm nhiệt độ trong phổi tăng lên. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 7: Tuyến tụy tiết ra hormone insulin và glucagon tham gia vào cơ chế nào sau đây? A. Điều hòa hấp thụ nước ở thận. B. Duy trì nồng độ glucose bình thường trong máu. C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận. D. Điều hòa pH máu. Câu 8: Khi nói về hoạt động tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sau đây sai? A. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và hóa học. B. Ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và hóa học. C. Ở miệng có tiêu hóa cơ học và hóa học. D. Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và hóa học. Câu 9: Động vật nào sau đây tiêu hóa thức ăn bằng hình thức tiêu hóa nội bào? A. Trùng giày. B. Thủy tức. C. Ếch đồng. D. Sò huyết. Trang 1/3 - Mã đề thi 401
  2. Câu 10: Khi nói về ưu thế của hô hấp hiếu khí so với lên men đối với hoạt động sống của tế bào, phát biểu nào sau đây sai? A. Hô hấp hiếu khí phổ biến đối với các loại mô thực vật. B. Sản phẩm hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O không gây độc cho tế bào. C. Nhu cầu về O2 của hô hấp hiếu khí ít hơn quá trình lên men. D. Khi cùng nhu cấu về năng lượng, hô hấp hiếu khí tiêu tốn ít chất hữu cơ hơn. Câu 11: Rễ cây trên cạn hấp thụ khoáng từ đất theo cơ chế nào? A. Cơ chế thẩm thấu và thẩm tách. B. Cơ chế thụ động và chủ động. C. Cơ chế thụ động và thẩm tách. D. Cơ chế chủ động và thẩm thấu. Câu 12: Nhóm động vật nào sau đây có túi tiêu hóa? A. Chim và thú. B. Ruột khoang và giun dẹp. C. Trùng giày và giun dẹp. D. Ruột khoang và trùng amip. Câu 13: Thủy tức trao đổi khí bằng hình thức nào sau đây? A. Qua mang. B. Qua phổi. C. Qua bề mặt cơ thể. D. Qua hệ thống ống khí. Câu 14: Loài, nhóm loài thực vật nào sau đây thực hiện chu trình C 4 trong pha tối quang hợp vào ban đêm? A. Dứa. B. Rau dền. C. Kê. D. Ngô. Câu 15: Khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biều sau đây đúng? I. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào hệ tuần hoàn máu và hệ tuần hoàn bạch huyết. II. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu diễn ra ở ruột non. III. Ruột non có nhiều nếp gấp, lông ruột và vi nhung mao. IV. Các chất dinh dưỡng được ruột non hấp thụ theo phương thức vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Loại nông phẩm nào sau đây thường được phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản? A. Hạt lạc. B. Rau muống. C. Quả cam. D. Cây mía. Câu 17: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu qua: A. miền sinh trưởng. B. miền lông hút. C. miền trưởng thành. D. miền chóp rễ. Câu 18: Có bao nhiêu hành động sau đây mà người bị cao huyết áp nên thực hiện? I. Tập thể dục, thể thao điều độ. II. Ăn các loại thức ăn có nhiều chất béo, bột đường. III. Hạn chế ăn các loại thức ăn có nồng độ muối cao. IV. Sử dụng dầu thực vật hoặc dầu cá, hạn chế ăn mỡ động vật. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Ở người cơ quan nào sau đây thuộc hệ tuần hoàn? A. Tim. B. Phổi. C. Gan. D. Thận. Câu 20: Động vật nào sau đây lấy thức ăn từ môi trường sống theo kiểu ăn lọc? A. Muỗi. B. Ếch đồng. C. Sò huyết. D. Hổ. Câu 21: Khi nói về sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng? A. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm ở tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch. B. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch. C. Huyết áp cao nhất ở động mạch, tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch. D. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giữ ổn định ở tĩnh mạch, mao mạch. Câu 22: Sắc tố quang hợp nào sau đây có chức năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các phân tử ATP và NADPH? A. carotene. B. diệp lục a. C. diệp lục b. D. xanthophyl. Câu 23: Khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Pha sáng chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH. Trang 2/3 - Mã đề thi 401
  3. II. Pha sáng diễn ra trên màng thylakoid của lục lạp. III. Oxygene trong quang hợp được tạo ra từ pha sáng. IV. Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 24: Sinh vật nào sau đây trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng bằng phương thức quang tự dưỡng? A. Nấm hoại sinh. B. Giun đất. C. Vi khuẩn phân giải. D. Thực vật. Câu 25: Phân tử gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là gì? A. Độc tố. B. Chất cảm ứng. C. Kháng thể. D. Hormone. Câu 26: Cơ quan nào sau đây có vai trò lọc máu hình thành nước tiểu? A. Ruột. B. Da. C. Phổi. D. Thận. Câu 27: Miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh được gọi là gì? A. Miễn dịch đặc hiệu. B. Miễn dịch thể dịch. C. Miễn dịch tế bào. D. Miễn dịch không đặc hiệu. Câu 28: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí? A. Châu chấu. B. Sư tử. C. Chuột đồng. D. Ếch đồng. II. Tự luận(3,0 điểm) Câu 1(1,0 điểm): Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? Câu 2(1,0 điểm): Vì sao nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể và nhịp tim lại khác nhau ở các loài động vật? Câu 3(0,5 điểm): Tại sao nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi? Câu 4(0,5 điểm): Tại sao người bị bệnh suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo? ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi 401
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2