intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: SINH – CÔNG NGHỆ Môn: Sinh học 11 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề: 558 Ngày kiểm tra: 26/12/2023 Họ và tên: ...................................................... Lớp:....................... SBD:........................ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Sắc tố quang hợp nào sau đây có chức năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các phân tử ATP và NADPH? A. diệp lục a ở trung tâm. B. carotene. C. diệp lục b. D. xanthophyl. Câu 2: Miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh được gọi là gì? A. Miễn dịch thể dịch. B. Miễn dịch đặc hiệu. C. Miễn dịch tế bào. D. Miễn dịch không đặc hiệu. Câu 3: Vì sao khi ở người lớn tuổi, khi huyết áp tăng cao dễ dẫn đến bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch. Câu 4: Ở động vật, quá trình dinh dưỡng gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây? A. Lấy thức ăn → hấp thu chất dinh dưỡng → tiêu hóa thức ăn → đồng hóa các chất → Thải chất cặn bã. B. Lấy thức ăn → đồng hóa các chất → tiêu hóa thức ăn → hấp thu chất dinh dưỡng → Thải chất cặn bã. C. Lấy thức ăn → tiêu hóa thức ăn → đồng hóa các chất → hấp thu chất dinh dưỡng → Thải chất cặn bã. D. Lấy thức ăn → tiêu hóa thức ăn → hấp thu chất dinh dưỡng → đồng hóa các chất → Thải chất cặn bã. Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng? A. Phổi chim không có phế nang. B. Ở chim hệ thống hô hấp gồm phổi và 9 túi khí. C. Thông khí ở phổi chim nhờ hoạt động của cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích túi khí. D. Nhờ sự phối hợp giữa hệ thống túi khí và phổi nên khi hít vào và thở ra đều có không khí nghèo O2 đi qua phổi. Câu 6: Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ hô hấp là A. lớp dịch nhày, lông nhỏ trong khí quản và phế quản. B. nồng độ muối cao trong mồ hôi ức chế nấm, virus và vi khuẩn phát triển. C. lysosyme trong nước bọt. D. acid và enzyme pepsin trong dạ dày. Câu 7: Điều nào sau đây sai khi nói về cấu tạo của tim? A. Tim có vách ngăn, chia tim thành 2 nửa, mỗi nửa chia thành 2 phần. B. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van 2 lá. C. Tâm nhĩ thông với tĩnh mạch, tâm thất thông với động mạch. D. Tim người và thú là một khối cơ rỗng được bao bọc bởi xoang bao tim. Câu 8: Hô hấp ở thực vật diễn ra rất chậm ở giai đoạn A. hạt khô. B. quả chín. C. cây đang ra hoa. D. hạt nẩy mầm. Câu 9: Sản phẩm bài tiết chính của phổi là A. oxygen. B. bilirubin. C. carbon dioxide. D. urea. Câu 10: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo thứ tự nào sau đây? A. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → mạng Purkinje → bó His. Trang 1/3 - Mã Đề 558
  2. B. Nút xoang nhĩ → bó His → nút nhĩ thất → mạng Purkinje. C. Nút xoang nhĩ → mạng Purkinje → nút nhĩ thất → bó His. D. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Purkinje. Câu 11: Cân bằng nội môi là A. Sự cân bằng hàm lượng nước, nồng độ các chất như glucose, muối khoáng... trong cơ thể. B. quá trình lấy thức để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. C. quá trình đồng hóa các chất trong tế bào. D. quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể không sử dụng. Câu 12: Trong quá trình hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, số lượng phân tử ATP được tích lũy trong giai đoạn đường phân là bao nhiêu? A. 1. B. 2. C. 26 - 28. D. 30 - 32. Câu 13: Khi nói về trao đổi khí ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở tất cả động vật sống trên cạn, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi. B. Ở các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi. C. Ở tất cả động vật không xương sống, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở ống khí. D. Ở tất cả động vật sống trong nước, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở mang. Câu 14: Nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người A. gồm nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong. B. chỉ gồm những đặc điểm về di truyền và tuổi tác. C. chỉ gồm các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học. D. chỉ gồm những nguyên nhân bên ngoài. Câu 15: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép? A. Bò sát, chim, côn trùng. B. Lưỡng cư, bò sát, chim, thú. C. Cá, lưỡng cư, bò sát. D. Côn trùng, cá, bò sát. Câu 16: Ở người, hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế A. thần kinh và tế bào. B. thần kinh. C. thần kinh và thể dịch. D. thể dịch. Câu 17: Một người có sức khỏe bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc thì người này lặn được lâu hơn. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Chủ động thở nhanh và sâu giúp loại hoàn toàn CO2 trong máu làm chậm kích thích lên trung khu hô hấp. B. Chủ động thở nhanh và sâu làm giảm lượng CO2 trong máu làm chậm kích thích lên trung khu hô hấp. C. Khi chủ động thở nhanh và sâu thì thể tích phổi được tăng lên dự trữ được nhiều khí oxi trong phổi. D. Khi chủ động thở nhanh và sâu thì tất cả hoạt động của các cơ quan khác đều giảm nên giảm tiêu hao năng lượng giúp tích trữ năng lượng cho khi lặn. Câu 18: Khi mô tả về cử động hô hấp ở cá, diễn biến nào dưới đây đúng? A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở D. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng Câu 19: Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, máu trao đổi chất với tế bào trong A. xoang cơ thể. B. động mạch. C. tĩnh mạch. D. mao mạch. Câu 20: Ở người, trật tự nào sau đây đúng với các bộ phận cấu thành ống tiêu hóa? A. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn. B. Miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn. C. Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn. D. Miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn. Trang 2/3 - Mã Đề 558
  3. Câu 21: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào sau đây? A. Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào. B. Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. C. Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào. D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào. Câu 22: Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi. B. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học. C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzyme của lizôxôm. D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. Câu 23: Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn kín theo thứ tự nào sau đây? A. Tim → tĩnh mạch → động mạch → mao mạch → tim. B. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim. C. Tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim. D. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim. Câu 24: Chọn nội dung đúng khi nói về miễn dịch ở động vật và người: A. Interferon là một họ Protein có khả năng chống lại một cách không đặc hiệu với các virus lây nhiễm ở các tế bào cùng loài. B. Miễn dịch qua trung gian tế bào là miễn dịch có sự tham gia của tế bào Lympho T độc. C. Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. D. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ có ở động vật không xương sống. Câu 25: Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Quá trình hô hấp ở người và thú gồm 5 giai đoạn. B. Hô hấp ở động vật chỉ là hoạt động trao đổi khí với môi trường. C. Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí. D. Hô hấp là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, đồng thời giải phóng CO2. Câu 26: Khi thở ra, không khí qua các phần của đường hô hấp theo trật tự: A. các phế nang, phế quản, khí quản, mũi, hầu. B. các phế nang, khí quản, phế quản, hầu, mũi. C. các phế nang, phế quản, khí quản, hầu, mũi. D. phế quản, các phế nang, khí quản, hầu, mũi Câu 27: Sản phẩm của pha sáng không sử dụng cho pha tối trong quang hợp là A. NADPH. B. CO2. C. O2. D. ATP. Câu 28: Ở người, ống tiêu hóa phân hóa thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì? A. Giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao nhất. B. Tiết kiệm năng lượng tối ưu nhất. C. Đủ thời gian để có thể tiêu hóa được xenlulôzơ. D. Chứa nhiều vi sinh vật tiết nhiều enzyme tiêu hóa. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1 điểm): Tại sao chế độ ăn hợp lý là quan trọng để đảm bảo cơ thể phát triển và hoạt động bình thường? Câu 2 (1 điểm): Hãy so sánh hoạt động của tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi. Giải thích. Câu 3 (0,5 điểm): Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ở Điều 5, 6, 7, 8 có quy định về việc xử phạt với người điều khiển các loại phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, cụ thể là 50 mg/100 mL máu, 0,25 mg/1 L khí thở đối với xe máy và 80 mg/100 mL máu, 0,4 mg/1 L khí thở đối với ô tô. Theo em, các quy định này có ý nghĩa như thế nào? Câu 4 (0,5 điểm): Sau khi tiêm kháng sinh (hay vaccine), cơ thể chúng ta có thể xuất hiện những phản ứng gì? Tại sao lại có những phản ứng đó? ---------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã Đề 558
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2