intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn

  1. TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA CUỐI KỲ 1- NĂM HỌC 2023-2024 TỔ: HÓA – SINH - CN Môn: Sinh học – Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 402 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Cách thức gây bệnh nào sau đây là của virus? A. Xâm nhập vào tế bào và can thiệp vào hoạt động của tế bào để tạo ra các phân tử mới. B. Lấy chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá của người và động vật, làm suy yếu cơ thể. C. Giải phóng độc tố, huỷ hoại các loại tế bào cơ thể. D. Xuyên thủng tế bào cơ thể, lấy chất dinh dưỡng, huỷ hoại các tế bào mà chúng kí sinh. Câu 2: Bộ phận có khả năng tự phát xung điện trong hệ dẫn truyền tim là gì? A. Bó His. B. Mạng lưới Purkinje. C. Nút nhĩ thất. D. Nút xoang nhĩ. Câu 3: Nhóm nguyên tố khoáng thiết yếu nào sau đây thuộc nguyên tố vi lượng? A. K, P, Cl, Cu. B. Ca, P, K, S. C. Cl, Fe, Zn, K. D. Cl, Fe, Mn, Zn. Câu 4: Số ATP tạo ra trong chuỗi truyền electron của hô hấp hiếu khí là bao nhiêu? A. 4. B. 26 – 28. C. 30 – 32. D. 2. Câu 5: Nhận định nào sau đây Sai về trao đổi khí qua hệ thống ống khí? A. Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào. B. Hệ thống ống khí gồm các ống khí lớn phân nhánh thành các ống khí nhỏ dần. C. Các ống khí thông với bên ngoài qua lỗ thở. D. Khí CO2 từ bên ngoài đi qua các lỗ thở vào ống khí. Câu 6: Bề mặt trao đổi khí của cá là gì? A. Ống khí. B. Da. C. Phổi. D. Mang. Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng về động lực của dòng mạch rây? A. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan đích. B. Áp suất rễ (lực đẩy) tạo sức đẩy nước từ dưới lên. C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn. D. Lực kéo do quá trình thoát hơi nước ở lá. Câu 8: Mục đích của việc ủ ấm gốc cây bằng rơm, rạ vào mùa lạnh để làm gì? A. Hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến khả năng hút nước và chất khoáng của hệ rễ. B. Hạn chế ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng hút khoáng của rễ. C. Hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến khả năng hút nước và chất khoáng của hệ rễ. D. Hạn chế ảnh hưởng của lượng khoáng đến khả năng hút nước của rễ. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng về hình thức hô hấp ở các loài động vật? A. Thủy tức và cá xương hô hấp bằng mang. B. Sò và ếch hô hấp chủ yếu qua bề mặt cơ thể. C. Cua và tôm hô hấp bằng mang. Mã đề 402/1
  2. D. Chim và thú hô hấp bằng hệ thống túi khí. Câu 10: Khi nói về vai trò của oxygen đối với hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? 1. Là nguyên liệu của quá trình hô hấp. 2. Ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp. 3. Hàm lượng O2 không khí giảm dưới 10% thì cây chuyển sang con đường lên men. 4. Tham gia oxy hóa các chất hữu cơ. A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 3, 4. Câu 11: Chất nhận CO2 đầu tiên ở thực vật C3 là gì? A. RuBP. B. OAA. C. 3 – PGA. D. PEP. Câu 12: Trong cấu tạo của tim, hai buồng (ngăn) nhỏ thu nhận máu trở về lại tim là thành phần nào? A. Tâm nhĩ phải và tâm thất phải. B. Tâm thất trái và tâm thất phải. C. Tâm thất trái và tâm nhĩ trái. D. Tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Câu 13: Nhận định nào sau đây Sai về ảnh hưởng của khí CO2 đến quang hợp? A. Điểm bù CO2 của thực vật CAM cao hơn điểm bù của các cây C3. B. Trong giới hạn nhất định, khi nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp tăng. C. Khi nồng độ khí CO2 quá thấp, quang hợp sẽ không xảy ra. D. Khi nồng độ CO2 tăng qua điểm bão hòa CO2 thì cường độ quang hợp cũng không tăng. Câu 14: Nhóm động vật nào sau đây lấy thức ăn theo kiểu ăn hút? A. Trai, cá voi, ong. B. Trai, hàu, cá voi. C. Rệp, ong, muỗi. D. Hàu, sò, thằn lằn. Câu 15: Sơ đồ sau đây mô tả về ống tiêu hóa ở người: “Khoang miệng → Thực quản → Dạ dày → X → Ruột già → Hậu môn.” Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về bộ phận X? A. X là nơi nghiền nhỏ và trộn thức ăn với nước bọt. B. X là nơi chỉ diễn ra tiêu hóa cơ học, nghiền nhỏ thức ăn. C. X là nơi diễn ra hầu hết quá trình biến đổi hóa học. D. X là nơi diễn ra tái hấp thụ nước trước khi thải ra ngoài. Câu 16: Nhận định nào sau đây đúng về tác hại của khói thuốc lá? A. Chất Nicotin kết hợp với hemoglobin làm giảm khả năng vận chuyển O2 của máu. B. Chất Tar gây nghiện, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, nguy cơ hình thành cục máu đông. C. Chất Nicotin gây nghiện, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, nguy cơ hình thành cục máu đông. D. Các chất gây kích thích lên hệ hô hấp làm giảm khả năng vận chuyển O2 của máu. Câu 17: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày. Khi nói về quá trình này, phát biểu nào sau đây Sai? A. Thức ăn được tiêu hóa theo hình thức nội bào. B. Thức ăn đi vào tế bào theo cơ chế nhập bào. C. Các chất dinh dưỡng đơn giản tiếp tục được các tế bào thành túi tiêu hóa nội bào. D. Lysosome tiết enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất đơn giản. Mã đề 402/2
  3. Câu 18: Trong hệ tiêu hóa của người, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào? A. Ruột già. B. Khoang miệng. C. Dạ dày. D. Ruột non. Câu 19: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về miễn dịch? (1) Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lí, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu. (2) Miễn dịch không đặc hiệu chỉ có ở động vật có xương sống. (3) Các đáp ứng không đặc hiệu bao gồm sốt, viêm, thực bào, tế bào B và tế bào T. (4) Miễn dịch đặc hiệu còn gọi là miễn dịch thích ứng hay miễn dịch thu được. (5) Phản ứng sốt làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu. A. 4. B. 5. C. 3 D. 2. Câu 20: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là A. tim → động mạch → khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào → hỗn hợp máu - dịch mô → tĩnh mạch → tim. B. tim → động mạch → hỗn hợp máu - dịch mô → khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch → tim. C. tim → động mạch → khoang cơ thể → hỗn hợp máu - dịch mô → trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch → tim. D. tim → động mạch → trao đổi chất với tế bào → khoang cơ thể → hỗn hợp máu - dịch mô → tĩnh mạch → tim. Câu 21: Biện pháp nào sau đây là biện pháp kĩ thuật nông học để tăng năng suất cây trồng? A. Trồng rau trong nhà kính. B. Trồng rau thủy canh. C. Sử dụng ánh sáng đèn LED. D. Gieo trồng đúng thời vụ. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (2 điểm). So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép ở động vật theo bảng sau Tiêu chí Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Đại diện Cấu tạo tim Số vòng tuần hoàn Áp lực máu chảy trong động mạch Câu 2 (1 điểm). Tại sao cần tiêm vaccine để phòng tránh bệnh và một số bệnh cần phải tiêm nhắc lại? ------ HẾT ------ Mã đề 402/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0