intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN MÔN SINH HỌC LỚP 12CB Ngày kiểm tra: 28/12/2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 50 Phút (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 543 * CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây: I. PHẦN CHUNG: Gồm 28 câu Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. codon. B. anticodon. C. gen. D. mã di truyền. Câu 2: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính thoái hóa. C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính đặc hiệu. Câu 3: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. Từ mạch mang mã gốc. B. Từ cả hai mạch đơn. C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2. D. Từ mạch có chiều 5’ → 3’. Câu 4: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. ADN B. mARN C. mARN và prôtêin D. prôtêin Câu 5: Menđen sử dụng phép lai nào để tạo ra các dòng đậu Hà Lan thuần chủng để tiến hành các thí nghiệm của mình? A. Tự thụ B. Lai xa C. Lai thuận nghịch D. Lai phân tích Câu 6: Phiên mã (PM) khác dịch mã (DM) như thế nào? A. DM xảy ra trước, PM xảy ra sau. B. DM là tổng hợp ARN, còn PM là tổng hợp Prôtêin. C. Không khác nhau. D. PM là tổng hợp ARN, còn DM là tổng hợp Prôtêin. Câu 7: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính. B. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. D. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. Câu 8: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự: A. vùng khởi động - gen điều hòa - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) B. gen điều hòa - vùng vận hành - vùng khởi động - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) C. vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) D. gen điều hòa - vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 9: Các dạng đột biến cấu trúc NST gồm A. lặp đọan, đảo đọan, chuyển đọan, quay đọan. B. lặp đọan, đảo đọan, chuyển đọan, thêm đọan. C. lặp đọan, đảo đọan, chuyển đọan, mất đọan. D. lặp đọan, đảo đọan, chuyển đọan, thay thế đọan. Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bộ ba mở đầu? A. Quy định tổng hợp axit amin lizin. B. Không quy định tổng hợp axit amin. C. Là tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã. D. Nằm ở đầu 3’ của phân tử mARN. Câu 11: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế A. nhân đôi ADN và phiên mã B. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. C. nhân đôi ADN và dịch mã. D. phiên mã và dịch mã. Câu 12: Dạng đột biến làm cho hàm lượng ADN trong tế bào tăng gấp bội là A. đột biến lệch bội B. đột biến đa bội C. đột biến lặp đoạn NST D. đột biến gen Câu 13: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. mất đoạn, chuyển đoạn. C. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST. D. chuyển đoạn trên cùng một NST. Câu 14: Trong sinh sản hữu tính, cấu trúc được truyền nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời con: A. Tính trạng B. Alen C. Hoa phấn D. Nhiễm sắc thể Câu 15: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là ABCDÈGH bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là ABCDCDEGH. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng : Trang 1/4 - Mã đề 543
  2. A. đảo đoạn B. mất đoạn C. lặp đoạn D. chuyển đoạn Câu 16: Hãy chọn phát biểu đúng: A. Ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là mêtiônin. B. Đơn phân cấu trúc nên mARN là A, U, G, X. C. Phân tử mARN là mạch đơn có liên kết hiđrô. D. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin. Câu 17: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm: A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu. C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. Câu 18: Thể đột biến là A. Cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình. B. Cơ thể mang đột biến biểu hiện ra kiểu hình. C. Cơ thể mang đột biến tiềm ẩn. D. Cơ thể có biến dị tổ hợp biểu hiện ra kiểu hình. Câu 19: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì A. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra. B. prôtêin ức chế không được tổng hợp. C. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động. D. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. Câu 20: Dạng đột biến nào dưới đây có gía trị trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt? A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến đa bội C. Đột biến gen D. Đột biến thể ba. Câu 21: Ở thể đột biến nào sau đây, số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng là một số chẵn? A. Thể song nhị bội B. Lệch bội dạng thể ba C. Lệch bội dạng thể một D. Thể tam bội Câu 22: Menđen sử dụng đối tượng nào để làm thí nghiệm phát hiện ra quy luật di truyền? A. Ruồi giấm B. Hoa phấn C. Cải củ D. Đậu Hà Lan Câu 23: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. B. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. D. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. Câu 24: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 11nm là A. sợi cơ bản. B. sợi nhiễm sắc. C. sợi ADN. D. cấu trúc siêu xoắn. Câu 25: Mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi: A. bố mẹ phải thuần chủng B. các NST trong cặp tương đồng phân li trong giảm phân C. alen trội là phải trội hoàn toàn D. số lượng cá thể con lai phải lớn Câu 26: Một gen khi chưa đột biến có 2400 liên kết hiđrô, khi bị đột biến số liên kết hiđrô là 2399, khối lượng gen không đổi, thuộc dạng đột biến: A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. B. Mất một cặp A - T. C. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. D. Thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại Câu 27: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là A. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin. B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGG C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. Câu 28: Sự giống nhau của quá trình nhân đôi và phiên mã là A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần. B. đều lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung. C. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN. D. đều có sự xúc tác của enzim ADN - polimeraza. II. PHẦN RIÊNG: A. DÀNH CHO BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN: Từ câu 29 đến câu 40 Câu 29: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Cặp tính trạng này di truyền theo quy luật A. tương tác cộng gộp B. tương tác át chế C. tương tác bổ sung D. Phân li độc lập Câu 30: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, đời F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 xuất hiện lúa hạt tròn chiếm tỉ lệ A. 3/4. B. 1/4. C. 1/6. D. 2/3. Câu 31: Cho bố và mẹ thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng, F1 thu được 100% hoa đỏ. Biết tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình và số loại kiểu gen ở F2 là Trang 2/4 - Mã đề 543
  3. A. 1:2:1 và 1:2:1. B. 1:2:1 và 2. C. 3:1 và 3. D. 2:1 và 4. Câu 32: Trong các đặc điểm dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi ADN ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ? (1). Có sự hình thành các đoạn Okazaki (2). Nucleotit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3’ của mạch mới (3). Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình nhân đôi ADN (4). Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 33: Ở một loài, bộ NST lưỡng bội 2n= 32. Nếu có đột biến lệch bội xảy ra thì có thể phát hiện tối đa số loại thể ba (2n+1) trong quần thể của loài này là A. 24 B. 16 C. 48 D. 36 Câu 34: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ, gen b quy định quả vàng. Biết các gen trội hoàn toàn, 2 cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng và Ab Ab xảy ra hiện tượng hoán vị gen ở một giới với tần số 20% . Phép lai aB x aB có tỉ lệ kiểu hình thân thấp, quả đỏ là A. 20% B. 10% C. 25% D. 25% Câu 35: Phép lai AaBbDdEe × aaBbDdEe . Theo lý thuyết, đời F1 có tỉ lệ cá thể không thuần chủng : A. 25% B. 93,75% C. 56,25% D. 37,5% Câu 36: Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3’....TTXAGATXA..5’. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là A. 5’....AAGTXTAGT.... 3’ B. 5’.....AAGUXTAGT....3’ C. 5’....AAGUXUAGU....3’ D. 3’....AAGTXTAGT....5’ Câu 37: Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit: (1). gen (2). mARN (3). axitamin (4). tARN (5). Ribôxôm (6). Enzim Phương án đúng: A. 1,2,3,4,5 B. 2,3,4,6 C. 2,3,4,5,6 D. 3,4,5,6 Câu 38: Ở một loài, phát hiện được 24 nhóm gen liên kết. Vậy bộ NST lưỡng bội của loài này? A. 6 . B. 48. C. 12. D. 24. Câu 39: Một gen có chiều dài 4080 A0 và có tổng số 3050 liên kết hiđro . Gen này bị đột biến có chiều dài không thay đổi nhưng giảm đi 5 liên kết hidro. Số nucleotit mỗi loại của gen sau đột biến là A. A=T= 645; G=X= 555 B. A=T= 555; G=X= 645 C. A=T= 650; G=X= 550 D. A=T= 550; G=X= 650 Câu 40: Ở đậu Hà Lan, gen B quy định hạt vàng, b quy định hạt xanh, D quy định hạt trơn, d quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Xét phép lai P: BbDd x BbDd Cho các ý sau: (1) Đời F1 có 16 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. (2) Đời F1 có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp chiếm 4/16 (3) Đời F1 có tỉ lệ vàng, trơn không thuần chủng là 8/16 (4) Xét trong số kiểu hình vàng nhăn ở đời F1, tỉ lệ vàng nhăn có kiểu gen dị hợp là 2/9 (5) Đời F1, kiểu hình xanh trơn có 2 loại kiểu gen. (6) Đời F1 có 5 loại kiểu gen không thuần chủng. Có bao nhiêu ý đúng? A. 2 B. 3. C. 5. D. 4. B. DÀNH CHO BAN KHOA HỌC XÃ HỘI: Từ câu 41 đến câu 52 Câu 41: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng; gen trội hoàn toàn. Cho các nhận xét sau: (1). Có 2 loại kiểu gen cho kiểu hình hoa đỏ (2). Trên cây có kiểu gen Aa có cả 2 loại hoa đỏ và hoa trắng (3). Có thể dùng phương pháp tự thụ phấn của cây đậu hoa đỏ ( Aa x Aa) sẽ thu được 75% đậu hoa đỏ : 25% đậu hoa trắng ở đời con. (4). Có thể biết kiểu gen của cây đậu hoa trắng mà không cần sử dụng phép lai nào. (5). Khi lai cây đậu hoa đỏ với cây đậu hoa đỏ chắc chắn đời con toàn bộ có hoa màu đỏ. Có bao nhiêu ý đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 42: Ở 1 loài thực vật, gen B quy định lá dài, b quy định lá ngắn; gen trội hoàn toàn. Phép lai nào dưới Trang 3/4 - Mã đề 543
  4. đây làm xuất hiện 2 dòng thuần chủng ở thế hệ F1? A. Bb x bb B. BB x bb C. Bb x BB D. Bb x Bb Câu 43: Bộ ba đối mã 3’...TGA.. 5’ khớp bổ sung với bộ ba mã hóa ( m ARN): A. 3’UXA5’ B. 3’TXA 5’ C. 5’AXT 3’ D. 5’ AXU 3’ Câu 44: Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’...AGG XXT GGA TXG....5’ (Mạch mã gốc) Trình tự các nuclêôtit tương ứng trên mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên là A. 5’TXX GGA GGU UXG3’ B. 5’UGX GGU XXU AGX3’. C. 5’UXX GGA XXU AGX3’. D. 3’TGX GGA XXU AGX5’ Câu 45: Bộ NST của một loài có 2n = 24. Có bao nhiêu NST ở thể tam bội? A. 72 B. 49 C. 24 D. 36 Câu 46: Chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được protein insulin là vì mã di truyền có: A. tính phổ biến B. bộ ba kết thúc C. tính đặc hiệu D. tính thoái hóa Câu 47: Trên mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có 300 Adenin, 600 Timin, 400 Guanin, 200 Xitozin. Gen phiên mã 5 lần, số nucleotit mỗi loại của phân tử ARN này: A. A = 600 ; U = 300; G = 200; X = 400 B. A = 300 ; T = 600; G = 200; X = 400 C. A = 300 ; T = 600; G = 400; X = 200 D. A = 600 ; T = 300; G = 400; X = 200 Câu 48: Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử axit nuclêic có tỷ lệ các loại nucleotit gồm 24%A, 24%T, 25%G, 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là A. ADN mạch kép. B. ARN mạch kép. C. ARN mạch đơn. D. ADN mạch đơn. Câu 49: Cho các thông tin : (1). Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào. (2). Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN. (3). Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật. (4). Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. Đột biến mất đoạn NST có các đặc điểm A. (1) và (2) B. (2) và (4) C. (1) và (3) D. (3) và (4) Câu 50: Cho biết các bộ ba mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG-Gly; XXX Pro; GXU Ala; XGA Arg; UXG Ser; AGX Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5 AGXXGAXXXGGG3 . Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 loại axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Pro Gly Ala Ser. B. Ala Gly Ser Pro. C. Pro Gly Ser Ala. D. Gly Pro Ser Ala. Câu 51: Cho các thông tin (1). Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không tổng hợp được. (2). Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng protein. (3). Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của protein. (4). Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng. Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 52: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau : Nòi 1 : ABCDEFGHI ; Nòi 2 : HEFBAGCDI; Nòi 3 : ABFEDCGHI; Nòi 4 : ABFEHGCDI Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là : A. 1→2→4→3 B. 1→3→2→4 C. 1→3→4→2 D. 1→4→2→3 ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 543
  5. Trang 5/4 - Mã đề 543
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1