intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 – 2022 MÔN: SINH  HỌC  7 MàĐỀ: SH 701 Thời gian làm bài: 45 phut́ Ngày thi:……… /12/2021 Chọn chữ cái đứng trước đáp án em cho là đúng nhất. Câu 1: Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn? A. Giun đỏ, vắt. B. Đỉa, giun đất. C. Lươn, sá sùng. D. Giun kim, giun đũa. Câu 2: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào? A.  Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù. B.  Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ. C.  Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi. D.  Giúp trứng nhanh nở. Câu 3: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những đại diện của ngành Giun đốt? A. Rươi, giun đất, sá vùng, vắt, giun đỏ. B. Giun móc câu, bông thùa, đỉa, giun kim, vắt. C. Giun đỏ, giun chỉ, sá vùng, đỉa, giun đũa. D. Rươi, giun móc câu, sá vùng, vắt, giun chỉ. Câu 4: Động vật nguyên sinh nào có lối sống tự dưỡng? A. Trùng roi xanh. B. Trùng biến hình. C. Trùng sốt rét. D. Trùng giày. Câu 5: Ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá để A. lẩn trốn kẻ thù. B. phát tán nòi giống. C. kí sinh. D. lấy thức ăn. Câu 6: Giun kim đẻ trứng ở A. môi trường ngoài cơ thể. B. máu. C. ruột. D. hậu môn. Câu 7: Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người? A. Sán bã trầu. B. Sán lá máu. C. Sán lá gan. D. Sán dây. Câu 8: Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào? A. Đường bài tiết nước tiểu. B. Đường tiêu hoá. C. Đường hô hấp. D. Đường sinh dục. Câu 9: Vai trò của động vật thuộc lớp hình nhện là: A. Động vật lớp hình nhện đều gây hại cho người. B. Phần lớn Động vật lớp hình nhện đều có lợi cho con người. C. Phần lớn động vật lớp hình nhện gây hại cho con người. D. Động vật lớp hình nhện đều có lợi cho con người. Câu 10: Phát biều nào sau đây về giun đất là sai? A. Giun đất di chuyển nhờ sự chun giãn của cơ thể. B. Giun đất không có khả năng tự thụ tinh. C. Giun đất là động vật lưỡng tính. D. Giun đất phân tính. Câu 11: Loài sâu bọ có vai trò giúp cho quá trình thụ phấn ở cây trồng nhiều nhất là: 1
  2. A. Ruồi. B. Bọ ngựa. C. Muỗi. D. Ong mật. Câu 12: Nhóm nào dưới đây gồm các động vật đều thuộc ngành thân mềm? A. Trai sông, hải quỳ, mực, ốc vặn. B. Ốc sên, mực, hải quỳ, san hô. C. Mực, ốc sên, bạch tuộc, sò. D. Tôm sông, hải quỳ, mực, ốc vặn. Câu 13: Đặc điểm của giun đất thích nghi với đời sống đời sống chui rúc trong đất ẩm là A. Cơ thể có khoang cơ thể chính thức. B. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ ràng. C. Cơ thể lưỡng tính. D. Cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt. Câu 14: Trùng sốt rét không thích nghi kí sinh ở A. thành ruột người. B. thành ruột của muỗi Anôphen. C. tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. D. máu người. Câu 15: Loài giáp xác nào sau đây có môi trường sống khác với các loài còn lại? A. Tôm hùm. B. Cua nhện. C. Mọt ẩm. D. Con sun. Câu 16: Giun đất di chuyển nhờ A. lông bơi. B. kết hợp chun giãn và vòng tơ. C. chun giãn cơ thể. D. vòng tơ. Câu 17: Cơ thể tôm có mấy phần? A. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng. B. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng. C. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi. D. Có 2 phần là thân và các chi. Câu 18: Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển? A.  Hải quỳ.                                      B.  San hô. C. Thủy tức.                                      D.  Sứa. Câu 19: Giun đốt không mang lại lợi ích gì cho con người? A. Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ. B. Làm sạch môi trường nước. C. Làm thức ăn cho động vật khác. D. Làm thức ăn cho người. Câu 20: Động vật nào dưới đây không có lối sống kí sinh? A. Rận.                                     B. Bọ rầy. C. Bọ ngựa.                                     D. Bọ chét. Câu 21: Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào? A. Thu nhỏ và khép chặt vỏ. B. Vùi mình sâu vào trong cát. C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ. D. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn. Câu 22: Vì sao nói châu chấu là loại sâu bọ gây hại cho cây trồng? A. Vì chúng hút nhựa cây. B. Vì chúng gây bệnh cho cây trồng. C. Vì chúng gặm chồi non và lá cây. D. Vì chúng cắn đứt hết rễ cây. Câu 23: Thức ăn của giun đất là gì? 2
  3. A. Động vật nhỏ trong đất. B. Vụn thực vật và mùn đất. C. Chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ. D. Rễ cây. Câu 24: Cơ thể của nhện được chia thành? A. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng. B. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi. C. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng. D. 2 phần là phần đầu và phần bụng. Câu 25: Thuỷ tức không di chuyển bằng cách nào? A. Di chuyển bằng cách hút và nhả nước. B. Di chuyển kiểu sâu đo. C. Di chuyển kiểu lộn đầu. D. Thủy tức di chuyển cả bằng kiểu sâu đo và lộn đầu. Câu 26: Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là: A. Trùng biến hình, trùng giày. B. Trùng roi, trùng biến hình. C. Trùng kiết lị, trùng sốt rét. D. Trùng sốt rét, trùng biến hình. Câu 27: Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước? A. Sứa, ngao. B. Mực, bạch tuộc. C. Trai, hến. D. Sò, ốc sên. Câu 28: Muốn mua được trai tươi sống ở chợ, phải lựa chọn A. con mỏng vỏ, màu nhạt. B. con vỏ mở rộng. C. con vỏ đóng chặt. D. con to và nặng. Câu 29: Trùng roi xanh hô hấp bằng cách nào? A. Qua không bào co bóp và qua màng tế bào. B. Qua không bào co bóp. C. Qua không bào tiêu hóa. D. Nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Câu 30: Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang một cơ  quan sinh dục lưỡng tính? A. Sán lá máu. B. Sán lá gan. C. Sán bã trầu. D. Sán dây. Câu 31: Để phòng chống bệnh giun sán kí sinh thì nên uống thuốc tẩy giun A. 1 lần/năm. B. 3 lần/năm. C. 2 lần/năm. D. 4 lần/năm. Câu 32: Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào? A.  Làm thực phẩm. B.  Dùng làm đồ trang trí. C.  Làm sạch môi trường nước. D.  Có giá trị về xuất khẩu. Câu 33: Môi trường sống của thủy tức là: A. Nước mặn. B. Nước lợ. C. Nước ngọt. D. Trên cạn. Câu 34: Châu chấu non có hình thái bên ngoài như thế nào? A.  Giống châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh. B.  Khác châu chấu trưởng thành, đủ cánh. 3
  4. C.  Giống châu chấu trưởng thành, đủ cánh. D.  Khác châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh. Câu 35: Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp? A. 3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ. B. 3 lớp là lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôi. C. 2 lớp là lớp xà cừ và lớp đá vôi. D. 2 lớp là lớp đá vôi và lớp sừng. Câu 36: Cơ thê thuy t ̉ ̉ ưc co kiêu đôi x ́ ́ ̉ ́ ứng nao ̀? A. Đối xứng xuyên tâm. B. Đôi x ́ ưng 2 bên. ́ C. Không co đôi x ́ ́ ứng. D. Đôi x ́ ưng toa tron. ́ ̉ ̀ Câu 37: Nơi kí sinh của sán lá gan ở trâu, bò là: A. Gan. B. Phổi. C. Ruột non. D. Tim. Câu 38: Loài nào không sống tự do? A. Sá sùng. B. Vắt. C. Giun đất. D. Rươi. Câu 39: Giáp xác có vai trò như thế nào trong đời sống con người? A. Được dùng làm mỹ phẩm cho con người. B. Làm nguồn nhiên liệu thay thế cho các khí đốt. C. Là chỉ thị cho việc nghiên cứu địa tầng. D. Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người. Câu 40: Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác: (1) Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi. (2) Nhện hút dịch lỏng ở con mồi. (3) Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc. (4) Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian. Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí? A. (2) → (4) → (1) → (3). B. (3) → (2) → (1) → (4). C. (3) → (1) → (4) → (2). D. (2) → (4) → (3) → (1). ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ 4
  5. . TRƯỜNG THCS THƯỢNG  HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 – 2022 MÔN: SINH  HỌC  7 MàĐỀ: SH 701 Thời gian làm bài: 45 phut́ Ngày thi:……. /12/2021 Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A A A B D B B B D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 5
  6. Đáp án D C D A C B B A B C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án D C B A A C C C D D Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án C B C A A D A B D C Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Lê Thị Mai Oanh 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2