intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐẠI LỘC THI KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH&THCS ĐẠI SƠN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 8 Thời gian làm bài : 45 Phút MA TRẬN ĐỀ: Chủ đề Nhận biết T Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng h ô n g hi ể u TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Khái quát cơ - Khái niêm mô - Trong phản xạ thể người - Biết được đặc rụt tay khi chạm ( 5 tiết) điểm cấu tạo vào vật nóng thì của một số loại trung tâm xử lý mô thông tin nằm ở đâu ? Số câu: 2 câu 1 câu 3 câu Số điểm: 0.67đ 0.33đ 1đ Tỉ lệ: 6.7% 3.3% 10% 2. Vận động - Biết được - Hiểu được ( 6 tiết ) nguyên nhân xương bị gãy gây ra mỏi cơ liền lại được là nhờ bộ phận nào? - Xác định các biện pháp rèn luyện hệ vận động
  2. Số câu: 1 câu 2 câu 3 câu Số điểm: 0,33đ 0.67đ 1đ Tỉ lệ: 3.3% 6.7% 10% 3. Tuần hoàn - Biết được tế Nêu được cấu - Xác định đúng Hiểu được việc - Xử lý tình ( 7 tiết ) bào nào tham tạo của các tế các nguyên tắc tiêm phòng huống, giải gia vào quá bào máu truyền máu văcxin quyết vấn đề trình đông máu thực tiễn. Số câu: 1 câu 0.5 câu 1 câu 1 câu 0.5 câu 4 câu Số điểm: 0.33đ 1đ 0.33đ 0.33đ 1đ 3đ Tỉ lệ: 3.3% 10% 3.3% 3.3% 10% 30% 4. Hô hấp - Nêu được sự - Nêu được khái - Vận dụng hiểu ( 4 tiết) thông khí ở phổi niệm hô hấp và giải thích hiện - Cơ chế sự trao các giai đoạn hô tượng thực tiễn đổi khí ở phổi hấp cần bảo vệ hệ và tế bào hô hấp khỏi các tác nhân có hại Số câu: 2 câu 1 câu 1 câu 4 câu Số điểm: 0.67đ 1đ 0.33đ 2đ Tỉ lệ: 6.7% 10% 3.3% 20% 5. Tiêu hóa - Nhận biết Nêu được sự Biết được loại Giải thích nghĩa ( 3 tiết ) được cấu tạo cơ biến đổi thức ăn thức ăn được đen về mặt sinh thành ruột non xảy ra ở khoang tiêu hóa bởi học của câu - Tác dụng của miệng enzim pepsin thành ngữ: dịch mật ở ruột “Nhai kĩ no lâu” non Số câu: 2 câu 0.5 câu 1 câu 0.5 câu 4 câu Số điểm: 0.67đ 1đ 0.33đ 1đ 3đ Tỉ lệ: 6.7% 10% 3.3% 10% 30% TS câu: 7 câu 7 3.5 câu 0.5 câu 18 câu TS điểm: 4đ c 2đ 1đ 10 điểm Tỉ lệ: 40% â 20% 10% 100% u 3 đ 3 0 %
  3. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO MỖI LOẠI CÂU HỎI/ BÀI TẬP TRONG CHỦ ĐỀ Chủ đề Loại câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao hỏi/bài tập (Mô tả yêu cầu cần (Mô tả yêu cầu cần (Mô tả yêu cầu cần (Mô tả yêu đạt) đạt) đạt) cầu cần đạt) 1. Khái Câu hỏi - Nêu được khái - Trong phản xạ sờ tay quát cơ niệm mô: Câu 1 vào vật nóng thì trung thể người - Biết được mô cơ tâm xử lí nằm ở tủy gồm cơn vân, cơ sống: câu 3 trơn, cơ tim: Câu 2
  4. 2. Vận Câu hỏi - Biết được nguyên - Hiểu được xương bị động nhân gây ra sự mỏi gãy liền lại được là cơ là do cơ thể nhờ sụn tăng trưởng. không được cung Hiểu được nguyên cấp đủ oxi nên tích nhân gãy xương của tụ axit lactic đầu độc người già sụn tăng cơ : Câu 4 trưởng không còn khả năng hóa xương, xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sựu phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm, không chắc chắn : Câu 5 - Để có 1 hệ vận động khỏe mạnh cần: + Có chế độ dinh dưỡng thích hợp + Rèn luyện thể dục thể thao, lao động vừa sức Câu 15 3. Tuần Câu hỏi - Biết được tế bào - Xác định đúng các - Hiểu được việc quan hoàn tham gia vào quá nguyên tắc truyền trọng trong tiêm phòng trình đông máu là tế máu, nhóm máu văcxin trị bệnh: Câu 8 bào tiểu cầu : câu 6 chuyên nhận là nhóm - Vận dụng nguyên tắc Nêu được cấu tạo máu AB: câu 7 truyền máu để giải của các tế bào máu: thích hiện tượng thực Câu 18a tế: Câu 18b
  5. 4. Hô hấp Câu hỏi - Nêu được sự thông - Giải thích được các khí ở phổi được thực tác nhân gây hại cho hiện nhờ hoạt động phổi của công nhân mỏ của lồng ngực nâng than: Vì lao động trong lên hạ xuống môi trường bị ô nhiễm : câu 9 bụi nghiêm trọng, nồng - Cơ chế sự trao đổi độ bụi toàn phần cao khí ở phổi và tế bào vượt quá khả năng lọc là khuếch tán: câu 10 sạch của đường dẫn khí - Nêu được khái của cơ thể người→ niệm hô hấp và các Người công nhân làm giai đoạn hô hấp: trong hầm mỏ than có Câu 16 nguy cơ mắc bệnh bụi phổi cao: Câu 14 5. Tiêu - Nhận biết được cấu - Biết được loại thức - Giải thích hóa tạo cơ thành ruột ăn được tiêu hóa bởi nghĩa đen về non: cơ vòng và cơ enzim pepsin là mặt sinh học dọc: câu 11 Prôtêin: Câu 13 của câu thành - Tác dụng của dịch ngữ: “Nhai kĩ mật ở ruột non: Hỗ no lâu” : câu trợ quá trình biến 17 đổi lipit : Câu 12 - Nêu được sự biến đổi thức ăn xảy ra ở khoang miệng: câu 17
  6. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẠI LỘC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG TH&THCS ĐẠI SƠN MÔN: Sinh học 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Mô là A. Tập hợp các cấu trúc có cùng chức năng. B. Tập hợp các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau. C. Tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định. D. Tập hợp các tế bào có chức năng bảo vệ. Câu 2: Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại ? A. Mô máu B. Mô cơ trơn C. Mô xương D. Mô mỡ Câu 3: Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu? A. Bán cầu đại não B. Tiểu não C. Trụ não D. Tủy sống Câu 4: Nguyên nhân của mỏi cơ là gì? A. Do thiếu chất dinh dưỡng B. Cung cấp quá nhiều O2 để oxi hóa chất dinh dưỡng lấy năng lượng C. Cung cấp thiếu O2, sản phẩm tạo ra là axit lactic đầu độc làm mỏi cơ D. Do thải ra nhiều khí CO2 Câu 5: Xương bị gãy liền lại được là nhờ bộ phận nào ? A. Mô xương xốp B. Màng xương C. Sụn tăng trưởng D. Mô xương cứng Câu 6: Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu ? A. Nơron B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Hồng cầu Câu 7: Trong 4 nhóm máu ở người, nhóm máu chuyên nhận trong truyền máu là. A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu AB. C. Nhóm máu B D. Nhóm máu O. Câu 8: Vì sao chúng ta phải tiêm phòng vắcxin đối với một số loại bệnh? A. Vắcxin là một loại kháng thể nên tiêm vào để diệt mầm bệnh B. Vắcxin là chất bổ dưỡng, tiêm vào cho cơ thể sẽ khỏe mạnh kháng được bệnh C. Vắcxin có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể nên có tác dụng phòng bệnh D. Vắcxin là một loại thuốc chữa bệnh nên cơ thể khỏi bệnh Câu 9: Sự thông khí ở phổi được thực hiện do: A. Cử động hô hấp hít vào và thở ra B. Lồng ngực nâng lên hạ xuống C. Sự thay đổi nồng độ các chất khí D. Thay đổi thể tích lồng ngực Câu 10: Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế: A. Nồng độ B. Khuếch tán C. Thẩm thấu D. Trong ngoài
  7. Câu 11: Cơ cấu tạo thành ruột non thuộc loại: A. Cơ dọc và cơ chéo B. Cơ vòng và cơ dọc C. Cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo D. Cơ vòng và cơ chéo Câu 12: Dịch mật có tác dụng gì ? A. Trực tiếp biến đổi chất gluxit B. Trực tiếp biến đổi chất protein C. Hỗ trợ quá trình biến đổi lipit D. Trực tiếp biến đổi lipit Câu 13: Loại thức ăn được tiêu hóa bởi enzim pepsin A. Prôtêin B. Prôtêin và tinh bột C. Lipit D. Tinh bột Câu 14: Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi cao? A. Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh B. Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh C. Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào D. Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được Câu 15: Cần làm gì để có một hệ vận động khoẻ mạnh? A. Có chế độ dinh dưỡng tùy ý B. Mang vác về một bên liên tục. C. Rèn luyện thể dục thể thao, lao động vừa sức D. Đi dày, guốc cao gót PHẦN II: TỰ LUẬN (5đ) Câu 16: (1d) Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Câu 17: (2đ) Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Trên cơ sở đó giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: “ Nhai kĩ no lâu “. Câu 18: (2đ) a/ Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? b/ Giả sử em là bác sĩ, được phân công nhiệm vụ thực hiện truyền máu cứu bệnh nhân. Trong trường hợp này em phải làm gì để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Hết
  8. PHÒNG GD & ĐT ĐẠI LỘC THI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS ĐẠI SƠN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 8 Thời gian làm bài : 45 Phút I. Phần đáp án câu trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C B D C C C B C B B B C A D C II. Phần đáp án câu tự luận: Câu 16 : (1đ) Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Gợi ý làm bài: Hô hấp và những giai đoạn hô hấp: - Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O 2 cho các tế bào của cơ thể và loại bỏ CO 2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. - Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn: sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào. Câu 17: (2đ) Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Trên cơ sở đó giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: “ Nhai kĩ no lâu “. Gợi ý làm bài: Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng: - Biến đổi lí học: Nhờ hoạt động của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt. - Biến đổi hoá học: Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ. Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: “ Nhai kĩ no lâu “. - Khi nhai càng kỹ thì thức ăn càng nhỏ, nhuyễn được trộn đều và tăng diện tích tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu suất tiêu hóa càng cao. Khi đó cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn. Câu 18: (2đ) a/ Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? b/ Giả sử em là bác sĩ, được phân công nhiệm vụ thực hiện truyền máu cứu bệnh nhân. Trong trường hợp này em phải làm gì để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Gợi ý làm bài: a/ Thành phần cấu tạo của máu: * Máu gồm: Huyết tương và tế bào máu : - Huyết tương (chiếm 55%): lỏng trong suốt, màu vàng
  9. - Tế bào máu (chiếm 45%): gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. + Hồng cầu: Màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân. + Bạch cầu: Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân (có 5 loại: BC ưa kiềm, BC ưa axit, BC trung tính, BC limpho, BC mono). + Tiểu cầu: Là các mảnh chất tế bào của tế bào mẹ tiểu cầu. b/ - Bước 1: Xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh - Bước 2: Truyền máu từ từ chống sốc cho bệnh nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2