intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

  1. - Người ra đề: Nguyễn Kim Ngọc – Tổ Tự nhiên – Trường THCS N. Bỉnh Khiêm. - Kiểm tra Học kỳ I môn Sinh học 8- Thời gian 45 phút - Năm học 2022-2023 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kiến thức đã học về: Khái quát cơ thể người, vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa. 2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn kỹ năng tổng hợp, phân tích và kỹ năng vận dụng. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc trong học tập cũng như trong kiểm tra. 4/ Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, phân tích, tổng hợp. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC - LỚP 8 Tên chủ Vận dụng đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng cao (nội dung, chương… TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL ) Chương I:- Chức năng . Khái quátcủa màng sinh về cơ thểchất, chất tế người. bào - Cung phản xạ Số câu 2 câu 2 câu Số điểm 0,66 đ 0,66 đ Tỉ lệ 6,6% 6,6% Chủ đề: - Nhận biết Vận động xương dài ra, to ra do đâu - Nhận biết được thành phần chính của bộ xương Số câu 2 câu 2 câu Số điểm 0,66 đ 0,66 đ Tỉ lệ 6,6% 6,6% Chủ đề: - Nhận biết vì - Sơ đồ cho nhận - Cho nhận Tuần hoàn sao máu có giữa các nhóm các nhóm màu đỏ tươi; máu máu đỏ thẫm (trường hợp - Huyết áp tối bệnh nhân đa, huyết áp tối mất nhiều thiểu máu cần truyền máu
  2. ngay) Số câu 2 câu 1 câu 1 4 câu Số điểm 0,66đ 1đ câu 2,66 đ Tỉ lệ 6,6% 10% 1đ 26,6% 10% Chủ đề: - Vai trò của sự Trong hoạt Hô hấp thở động sống, - Các cơ quan cơ thể người trong hệ hô hấp thực hiện - Sự co, dãn các trao đổi khí ở cơ hô hấp, thay phổi và trao đổi thể tích lồng đổi khí ở tế ngực khi hít vào , bào thế nào? thở ra Số câu 3 câu 1 4 câu Số điểm 1đ câu 3đ Tỉ lệ 10% 2,0 30% đ 20% Chủ đề: - Loại enzim - Tác dụng của Tiêu hóa có trong dịch việc biến đổi vị ở dạ dày thức ăn ở ruột - Loại thức ăn non được tiêu hóa ở khoang miệng - Bộ phận trong ống tiêu hóa có chức năng hấp thụ nước, thải phân - Thức ăn và sự tiêu hóa: - Môi trường hoạt động của enzim amilaza; enzim pepsin - Vai trò của gan Số câu 6 câu 1 câu 7 câu Số điểm 2đ 1đ 3đ Tỉ lệ 20% 10% 30% TS câu 12 câu 5 câu 1câu 1 câu 19 TS điểm 4đ 3đ 2đ 1đ câu
  3. Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 10 đ 100% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: SINH HỌC - LỚP 8 Tên chủ Vận dụng đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng cao (nội dung, chương… TN TN TNKQ TL TNKQ TL TL TL ) KQ KQ Chương I:- Chức năng của . Khái quátmàng sinh chất, về cơ thểchất tế bào (Câu người. 1) - Cung phản xạ (Câu 2) Số câu 2 câu 2 câu Số điểm 0,66 đ 0,66 đ Tỉ lệ 6,6% 6,6% Chủ đề: - Nhận biết Vận động xương dài ra, to ra do đâu.(Câu 3) - Nhận biết được thành phần chính của bộ xương (Câu 4) Số câu 2 câu 2 câu Số điểm 0,66 đ 0,66 đ Tỉ lệ 6,6% 6,6% Chủ đề: - Nhận biết vì sao - Sơ đồ cho nhận - Cho nhận Tuần máu có màu đỏ giữa các nhóm các nhóm hoàn tươi; đỏ thẫm máu (Câu 1-TL) máu (Câu 5) (trường hợp - Huyết áp tối đa, bệnh nhân huyết áp tối thiểu mất nhiều (Câu 6) máu cần truyền máu ngay) (Câu 4-TL) Số câu 2 câu 1 câu 1 câu 4 câu Số điểm 0,66đ 1đ 1đ 2,66 đ Tỉ lệ 6,6% 10% 10% 26,6% Chủ đề: - Vai trò của sự Trong Hô hấp thở (Câu 7) hoạt động - Các cơ quan sống, cơ
  4. trong hệ hô hấp thể người (Câu 8) thực hiện - Sự co, dãn các cơ trao đổi hô hấp, thay đổi khí ở phổi thể tích lồng ngực và trao đổi khi hít vào, thở ra khí ở tế (Câu 9) bào thế nào?(Câu 2-TL) Số câu 3 câu 1 4 câu Số điểm 1đ câu 3đ Tỉ lệ 10% 2,0 30% đ 20 % Chủ đề: - Loại enzim có - Tác dụng của Tiêu hóa trong dịch vị ở dạ việc biến đổi thức dày (Câu 10) ăn ở ruột non (Câu - Loại thức ăn 1-TL) được tiêu hóa ở khoang miệng (Câu 11) - Bộ phận trong ống tiêu hóa có chức năng hấp thụ nước, thải phân (Câu 12) - Thức ăn và sự tiêu hóa: (Câu 13) - Môi trường hoạt động của enzim amilaza; enzim pepsin (Câu 14) - Vai trò của gan (Câu 15) Số câu 6 câu 1 câu 7 câu Số điểm 2đ 1đ 3đ Tỉ lệ 20% 10% 30% TS câu 12 câu 5 câu 1câu 1 câu 19 câu TS điểm 4đ 3đ 2đ 1đ 10 đ Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  5. Phòng GD&ĐT Huyện Phú Ninh ĐỀ KIỂM TRA HKI- NĂM HỌC 2022-2023 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm MÔN: SINH HỌC 8 (Thời gian 45’ không kể phát đề) MÃ ĐỀ: A Học sinh làm bài trên giấy thi riêng. NỘI DUNG ĐỀ. I. TRẮC NGHIỆM (5 Đểm) Chọn đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Chức năng của chất tế bào: A. Thực hiện các hoạt động sống của tế bào C. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. B. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào D. Tổng hợp và vận chuyển các chất Câu 2. Ở cung phản xạ, xung thần kinh bắt đầu từ: A. Nơron cảm giác B. Cơ quan thụ cảm C. Cơ quan phản ứng D. Nơron vận động Câu 3. Xương dài ra là do: A. Các tế bào mô xương xốp phân chia B. Sự phân chia các tế bào mô xương cứng C. Nhờ sự phân chia các tế bào lớp sụn tăng trưởng D. Các tế bào màng xương phân chia tạo tế bào mới và hóa xương Câu 4. Bộ xương người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? A. 4 phần: xương đầu, xương thân, xương tay, xương chân. B. 2 phần: xương đầu, xương thân C. 3 phần: xương đầu, xương cổ, xương thân D. 3 phần: xương đầu, xương thân, xương chi Câu 5. Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi là do: A. Chứa nhiều oxi B. Chứa nhiều cacbonic C. Chứa nhiều axit lactic D. Chứa nhiều dinh dưỡng. Câu 6. Huyết áp tối thiểu đo được khi: A. Tâm thất dãn. B. Tâm nhĩ co. C. Tâm nhĩ dãn. D. Tâm thất co. Câu 7. Vai trò của sự thông khí ở phổi: A. Tạo đường cho không khí đi vào B. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. C. Tạo đường cho không khí đi ra D. Vận chuyển khí CO2 trong cơ thể Câu 8. Bộ phận thuộc hệ hô hấp là: A. Miệng B. Phế quản C. Thực quản D. Dạ dày Câu 9. Khi chúng ta hít vào: A. Cơ hoành dãn. B. Cơ liên sườn ngoài dãn. C. Thể tích lồng ngực tăng. D. Thể tích lồng ngực giảm. Câu 10. Loại enzim có trong dịch vị của dạ dày người: A. Mantaza B. Lipaza C. Pep sin D. Amilaza
  6. Câu 11. Khi thức ăn vào khoang miệng sẽ xảy ra quá trình tiêu hoá: A. axit amin B. lipit. C. prôtêin D. gluxit. Câu 12. Trong ống tiêu hoá của người, vai trò hấp thụ nước và thải phân thuộc về: A. Dạ dày B. Thực quản C. Ruột non D. Ruột già Câu 13. Chất trong thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa: A. Muối khoáng B. Prôtêin C. Nước D. Vitamin Câu 14. Enzim amilaza trong nước bọt hoạt động ở môi trường: A. axit B. kiềm. C. trung tính D. Cả A và C Câu 15. Cơ quan có vai trò khử độc lẫn trong chất dinh dưỡng được hấp thụ là: A. Dạ dày B. Gan C. Ruột non D. Thận II. Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1 (1.0 đ): Vẽ sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu ở người. Câu 2 (2,0 đ): Trong hoạt động sống, cơ thể người thực hiện trao đổi khí ở phổi và ở tế bào thế nào? Câu 3 (1,0 đ): Tác dụng của biến đổi hóa học của thức ăn ở ruột non Câu 4 (1,0 đ): Giả sử một bệnh nhân bị mất máu quá nhiều, cần phải truyền máu ngay, không qua thử máu, bác sĩ quyết định truyền nhóm máu nào? Tại sao? Trong thực tế có nên làm như vậy không? Giải thích. HẾT
  7. Phòng GD&ĐT Huyện Phú Ninh ĐỀ KIỂM TRA HKI- NĂM HỌC 2022-2023 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm MÔN: SINH HỌC 8 (Thời gian 45’ không kể phát đề) MÃ ĐỀ: B Học sinh làm bài trên giấy thi riêng. NỘI DUNG ĐỀ. I. TRẮC NGHIỆM (5 Đểm) Chọn đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Chức năng của màng sinh chất: A. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào B. Thực hiện các hoạt động sống của tế bào D. Tổng hợp và vận chuyển các chất Câu 2. Ở cung phản xạ, xung thần kinh kết thúc tại: A. Nơron cảm giác B. Cơ quan phản ứng C. Nơron liên lạc D. Nơron vận động Câu 3. Xương to ra là do: A. Các tế bào mô xương xốp phân chia B. Sự phân chia các tế bào mô xương cứng C. Các tế bào màng xương phân chia tạo tế bào mới và hóa xương D. Nhờ sự phân chia các tế bào lớp sụn tăng trưởng Câu 4. Bộ xương người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? A. 4 phần: xương đầu, xương thân, xương tay, xương chân. B. 2 phần: xương đầu, xương thân C. 3 phần: xương đầu, xương thân, xương chi D. 3 phần: xương đầu, xương thân, xương chân Câu 5. Máu từ tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm là do: A. Chứa nhiều oxi B. Chứa nhiều cacbonic C. Chứa nhiều axit lactic D. Chứa nhiều dinh dưỡng. Câu 6. Huyết áp tối đa đo được khi: A. Tâm thất dãn. B. Tâm thất co. C. Tâm nhĩ dãn. D. Tâm nhĩ co. Câu 7. Vai trò của sự thông khí ở phổi: A. Tạo đường cho không khí đi vào B. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. C. Tạo đường cho không khí đi ra D. Vận chuyển không khí trong cơ thể Câu 8. Bộ phận thuộc hệ hô hấp là: A. Thực quản B. Thanh quản C. Dạ dày D. Tá tràng Câu 9. Khi chúng ta thở ra: A. Cơ hoành co. B. Cơ liên sườn ngoài co. C. Thể tích lồng ngực giảm. D. Thể tích lồng ngực tăng. Câu 10. Loại enzim có trong tuyến nước bọt người: A. Mantaza B. Pep sin C. Amilaza D. Lipaza Câu 11. Loại thức ăn được tiêu hoá chủ yếu ở dạ dày:
  8. A. axit amin B. lipit. C. gluxit. D. prôtêin Câu 12. Vai trò hấp thụ nước và thải phân thuộc về: A. Dạ dày B. Thực quản C. Ruột non D. Ruột già Câu 13. Chất trong thức ăn được không bị biến đổi về mặt hóa học qua tiêu hóa: A. Gluxit B. Vitamin C. Lipit D. Prôtêin Câu 14. Enzim pep sin trong dịch vị hoạt động ở môi trường: A. trung tính B. axit C. kiềm D. Cả A và C Câu 15. Khử chất độc hại có trong chất dinh dưỡng được hấp thụ là vai trò của: A. Dạ dày B. Gan C. Ruột non D. Thận II. Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1 (1.0 đ): Vẽ sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu ở cơ thể người. Câu 2 (2,0 đ): Trong hoạt động sống, cơ thể người thực hiện trao đổi khí ở phổi và ở tế bào thế nào? Câu 3 (1,0 đ): Tác dụng của biến đổi lí học thức ăn ở ruột non Câu 4 (1,0 đ): Giả sử một bệnh nhân bị mất máu quá nhiều, cần phải truyền máu ngay, không qua thử máu, bác sĩ quyết định truyền nhóm máu nào? Tại sao? Trong thực tế có nên làm như vậy không? Giải thích. HẾT
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I SINH 8 ĐỀ A I. Phần trắc nghiệm: 5đ Mỗi câu đúng được 0,33 đ. 3 câu đúng được 1 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp A B C D A A B B C C D D B B B án II. Tự luận: 5đ Nội dung Điểm Câu 1. (1 đ) - Vẽ đúng sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu: A A O O AB AB B B 1,0 Câu 2. (2đ) Trong họat động sống, cơ thể người thực hiện trao đổi khí (TĐK) ở phổi và ở tế bào: Sự trao đổi khí diễn ra theo cơ chế khuếch tán. 0,5 (Khí đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp). 0,5 - TĐK ở phổi: + O2 khuếch tán từ phế nang vào máu. + CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. 0,5 - TĐK ở tế bào: + O2 khuếch tán từ máu vào tế bào. + CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. 0,5 Câu 3. (1đ). Tác dụng của biến đổi hóa học thức ăn ở ruột non Thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản nhất mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột: - Prôtêin → Axit amin - Tinh bột và đường đôi → Đường đơn - Lipit → Glyxêrin và axít béo - Axit nuclêic → Các thành phần của nuclêôtit 1,0 Câu 4.(1,0 đ). Bệnh nhân bị mất máu quá nhiều, cần phải truyền máu ngay, không qua thử máu, bác sĩ quyết định truyền nhóm máu O. Vì nhóm máu O có thể truyền cho tất cả các nhóm máu không gây kết dính hồng 0,5 cầu. Trong thực tế không nên làm như vậy, cần xét nghiệm máu trước khi truyền. Vì để bệnh nhân nhận nhóm máu truyền phù hợp, tránh nhận máu nhiễm tác nhân gây 0.5 bệnh.
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I SINH 8 ĐỀ B I. Phần trắc nghiệm: 5đ Mỗi câu đúng được 0,33 đ. 3 câu đúng được 1 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp A B C C B B B B C C D D B B B án II. Tự luận: 5đ Nội dung Điểm Câu 1. (1 đ) - Vẽ đúng sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu: A A O O AB AB B B 1,0 Câu 2. (2đ) Trong họat động sống, cơ thể người thực hiện trao đổi khí (TĐK) ở phổi và ở tế bào: Sự trao đổi khí diễn ra theo cơ chế khuếch tán. 0,5 (Khí đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp). 0,5 - TĐK ở phổi: + O2 khuếch tán từ phế nang vào máu. + CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. 0,5 - TĐK ở tế bào: + O2 khuếch tán từ máu vào tế bào. + CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. 0,5 Câu 3. (1đ). Tác dụng của biến đổi lí học thức ăn ở ruột non - Dịch tiêu hóa được tiết ra làm hòa loãng thức ăn - Thành ruột non co bóp nhẹ giúp thức ăn thấm đẫm dịch tiêu hóa - Muối mật phân cắt khối lipit thành các giọi nhỏ dạng nhũ tương hóa 1,0 Câu 4.(1,0 đ). Bệnh nhân bị mất máu quá nhiều, cần phải truyền máu ngay, không qua thử máu, bác sĩ quyết định truyền nhóm máu O. Vì nhóm máu O có thể truyền cho tất cả các nhóm máu không gây kết dính 0,5 hồng cầu. Trong thực tế không nên làm như vậy, cần xét nghiệm máu trước khi truyền. Vì để bệnh nhân nhận nhóm máu truyền phù hợp, tránh nhận máu nhiễm tác 0.5 nhân gây bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2