intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Hà" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Dương Hà

  1. Trường THCS Dương Hà Ngày…. Tháng…. Năm 2021 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I –NĂM HỌC 2021-2022 Tiết: 32 - Môn: Sinh - khối: 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ GỐC (GỒM 05 TRANG) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Câu 1. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về NST? A. Trong tế bào sinh dưỡng, các NST thường tồn tại thành từng cặp, do vậy số NST trong bộ lưỡng bội thường là số chẵn. B. Số lượng NST trong bộ lưỡng bội phản ánh mức độ tiến hóa của loài. C. Các loài sinh vật đều có bộ NST giống nhau về hình dạng, số lượng. D. Chức năng của NST là truyền đạt thông tin di truyền để tổng hợp prôtêin. Câu 2. Chọn câu phát biểu sai về điểm giống nhau trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật sau đây: A. Các tế bào mầm đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra vô số tinh nguyên bào và noãn nguyên bào. B. Các tinh nguyên bào và noãn nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1. C. Các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1 giảm phân tạo thành giao tử. D. Phát sinh giao tử đực và cái đều tạo ra các giao tử có khả năng thụ tinh. Câu 3. Có 10 tế bào đang giảm phân phát sinh giao tử (quá trình diễn ra hoàn toàn bình thường) tạo ra 40 giao tử. Đó là các tế bào A. sinh trứng. B. sinh tinh. C. sinh dưỡng. D. mầm. Câu 4. Ý nghĩa của di truyền liên kết là A. hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. B. tạo ra sự đa dạng phong phú của loài. C. giải thích nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp. D. liên kết tất cả các tính trạng trong quá trình di truyền. Câu 5. Đơn phân của ARN là A. A, T, G, X. B. A, T, G, U. C. A, U, G, X. D. U, T, G, X. Câu 6. Chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ sau là của phân tử A. mARN. B. protein. C. tARN. D. ADN.
  2. Câu 7. Tên gọi của phân tử ADN là A. Axit đêôxiribônuclêic. B. Axit Nuclêôtit. C. Axit ribonucleic . D. Prôtêin. Câu 8. Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và Prôtêin là A. đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. B. có kích thước và khối lượng bằng nhau. C. đều được cấu tạo từ các nuclêôtit. D. đều được cấu tạo từ các axit amin. Câu 9. Số Nuclêôtit của phân tử mARN được tạo ra từ khuân mẫu của gen được tính bằng số A. Nuclêôtit của gen. B. Nuclêôtit của gen chia 2. C. Nuclêôtit của gen nhân 2. D. Nuclêôtit của gen trừ 2. Câu 10. Gen B dài 5100Ao, có A+T= 60% số nucleotit của gen. Số nucleotit từng loại của gen là A. A=T=900, G=X=600. B. A=T=700, G=X=800. C. A=T=800, G=X=700. D. A=T=600, G=X=900. Câu 11. Một gen có chiều dài 4080 Å. Số chu kì xoắn của gen là A. 210. B. 119. C. 120. D. 238. Câu 12. Một phân tử mARN vừa được tổng hợp dài 408nm, có U = 300, A= 200. Tổng số nuclêôtit loại X và G của phân tử mARN trên là bao nhiêu? A. 500. B. 700. C. 1400. D. 1900. Câu 13. Sơ đồ mối quan hệ giữa gen, mARN, prôtêin, tính trạng là A. mARN gen prôtêin tính trạng. B. prôtêin tính trạng mARN gen. C. tính trạng prôtêin gen mARN. D. gen mARN prôtêin tính trạng. Câu 14. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin là A. trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin của phân tử prôtêin. B. trình tự các axit amin của phân tử prôtêin quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN. C. trình tự các axit amin của phân tử prôtêin quy định trình tự các nuclêôtit trên tARN.
  3. D. trình tự các nuclêôtit trên tARN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin của phân tử prôtêin. Câu 15. Vì sao mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất? A. mARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là mạch gốc của gen. B. mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp ADN. C. mARN có cấu tạo từ các nuclêôtit. D. mARN vận chuyển các axit amin. Câu 16. Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit như sau: … AXX UXG GGX UAX XXU GGU… Khi tổng hợp chuỗi axit amin thì môi trường nội bào sẽ cần cung cấp bao nhiêu axit amin? A. 3 axit amin. B. 6 axit amin. C. 9 axit amin. D. 18 axit amin. Câu 17. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến gen chỉ xảy ra trong nguyên phân mà không xảy ra trong giảm phân. B. Đột biến gen có thể liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit trong gen. C. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho chọn giống và tiến hóa. Câu 18. Những trường hợp nào dưới đây là đột biến gen? 1. Mất một cặp Nucleotit. 2. Thay thế một cặp Nucleotit. 3. Lặp đoạn NST. 4. Đảo đoạn NST. A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 3 và 4. D. 1 và 4. Câu 19. Loại đột biến gen nào xảy ra không làm thay đổi số liên kết hidrô của gen? A. Thay thế 1 cặp A - T bằng cặp G - X. B. Thay thế 1 cặp A - T bằng cặp T - A. C. Mất 1 cặp nuclêôtit. D. Thêm 1 cặp nuclêôtit. Câu 20. Dạng đột biến gen thêm 1 cặp nuclêôtit có thể dẫn đến số liên kết H của gen A. tăng lên. B. giảm 2. C. không thay đổi. D. giảm 3. Câu 21. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nucleotit và có tỉ lệ A/G = 2/3. Gen này bị đột biến mất một cặp nucleotit do đó giảm đi 3 liên kết hidro so với gen ban đầu. Số lượng từng loại nucleotit của gen mới được hình thành sau đột biến là A. A = T = 600; G = X = 899. B. A = T = 900; G = X = 599. C. A = T = 600; G = X = 900.
  4. D. A = T = 599; G = X = 900. Câu 22. Loại đột biến gen nào sau đây thường gây ảnh hưởng lớn nhất? A. Mất 1 cặp nucleotit ở gần đầu gen. B. Thêm 1 cặp nucleotit vào cuối gen. C. Mất 1 cặp nucleotit ở giữa gen. D. Thay thế 1 cặp nucleotit. Câu 23. Đột biến NST là A. sự phân ly không bình thường của NST sảy ra trong phân bào. B. những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST. C. sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục. D. sự thay đổi trình tự sắp xếp các nu trong ADN của NST. Câu 24. Cơ thể sinh vật có số lượng NST trong nhân của tế bào sinh dưỡng tăng lên một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội của loài (3n, 4n, 5n ...) đó là A. thể lưỡng bội. B. thể đơn bội. C. thể đa bội. D. thể dị bội. Câu 25. Thể dị bội là A. biến đổi số lượng NST ở một vài cặp. B. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng của nó đáng lẽ chứa 2 NST ở mỗi cặp tương đồng thì lại chứa 3 hoặc nhiều NST, hoặc chỉ chứa 1 NST, hoặc thiếu hẳn NST đó. C. giao tử đáng lẽ chứa 1 NST của cặp tương đồng thì lại chứa 2 NST. D. một hoặc vài cặp NST không phân li ở kỳ sau của quá trình phân bào. Câu 26. Cơ thể đa bội có tế bào to cơ quan sinh dưỡng lớn phát triển khoẻ, chống chịu tốt là do A. số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp ba lần. B. tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh. C. các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường. D. thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng. Câu 27. Bộ NST lưỡng bội ở lúa nước có 2n = 24 NST. Thể ba nhiễm của lúa nước có số lượng NST là A. 13. B. 23. C. 25. D. 36. Câu 28. Một sinh vật có bộ NST gồm 4 cặp tương đồng (AA, BB, CC, XX/XY) thì dạng thể ba nhiễm sẽ là A. ABCX. B. AABB. C. AAABBBCCCXXX. D. AABBCCXXY. Câu 29. Một gen có 3900 liên kết H, số Nu loại A = 20% tổng số Nu của gen. Chiều dài của gen là
  5. A. 5100 Ao. B. 2550 Ao. C. 4080 Ao. D. 6800 Ao. Câu 30. Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng A. 16. B. 21. C. 28. D. 35. Câu 31. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về NST? A. Trong tế bào sinh dưỡng, các NST thường tồn tại thành từng cặp, do vậy số NST trong bộ lưỡng bội thường là số chẵn. B. Số lượng NST trong bộ lưỡng bội phản ánh mức độ tiến hóa của loài. C. Mỗi loài sinh vật đều có bộ NST đặc trưng về hình dạng, số lượng. D. NST là cấu trúc mang gen. Câu 32. Điểm giống nhau trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật là A. các tế bào mầm đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra vô số tinh nguyên bào và noãn nguyên bào. B. các tinh nguyên bào, noãn nguyên bào đều phát triển thành giao tử. C. mỗi tế bào mầm đều tạo ra 4 giao tử. D. phát sinh giao tử đực và cái đều tạo ra các tế bào có khả năng thụ tinh. -----HẾT-----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0