intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Lan (Đề 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Lan (Đề 2)” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Lan (Đề 2)

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS KIM LAN Môn: SINH HỌC 9 ( Tiết theo KHDH: Tiết 36) ĐỀ 2 Năm học: 2021 – 2022 ĐỀ GOOGLE FORM Thời gian làm bài: 45 phút TRẮC NGHIỆM: Em hãy tick chuột và trước các đáp án đúng nhất: Câu 1: Gen và protein có mối quan hệ với nhau thông qua cấu trúc trung gian nào? A. mARN B. tARN C. rARN D. Tất cả đáp án trên Câu 2: Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng nào dưới đây là đúng? A. ADN → ARN → protein → tính trạng B. Gen → mARN → protein → tính trạng C. Gen → mARN → tính trạng D. Gen → ARN → protein → tính trạng Câu 3: Sự giống nhau giữa ADN, ARN và protein là: 1. Đều là các đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào 2. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân 3. Đều cấu tạo từ nhiều hợp chất hữu cơ 4. Giữa các đơn phân đều có liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro 5. Tính đa dạng &đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định A. 1, 2 và 5 B. 1, 2, 4 và 5 C. 1, 2 và 3 D. 1, 2, 3, 4, và 5 Câu 4: mARN có vai trò gì trong mối quan hệ giữa gen và protein? A. Gắn axit amin vào để tổng hợp protein B. Cấu trúc nên riboxom tham gia vào tổng hợp protein C. Chứa thông tin mã hoá các axit amin D. Truyền đạt thông tin về cấu trúc của protein sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất Câu 5: Cho các nhận định sau: 1/ Nguyên tắc trong tổng hợp protein là nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung 2/ tARN mang axit amin vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung 3/ Trình tự các nucleotit trên ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptit 4/ ARN và protein đều được tổng hợp ở tế bào chất Nhận định không đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Các bước của quá trình hình thành chuỗi axit amin là: 1. Các tARN một đầu gắn với 1 axit aamin, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X 2. mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin 3. Khi riboxom dịch chuyển hết chiều dài mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong 4. Khi riboxom dịch 1 nấc trên mARN thì 1 axit amin được gắn vào chuỗi axit amin 1
  2. A. 1 → 2 → 4 → 3 B. 2 → 1 → 4 → 3 C. 3 → 1 → 2 → 4 D. 3 → 2 → 1 → 4 Câu 7: Thông tin di truyền là: 1. Trình tự các đối mã của tARN, sẽ dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein 2. Trình tự các ribonucleotit của ARN được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein 3. Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein 4. Trình tự các axit amin trong phân tử protein A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Mã bộ ba là: 1/ Mã gồm 3 ribonucleotit trên mạch khuôn mã hoá cho 1 axit amin 2/ Mã gồm 3 nucleotit trên mạch khuôn đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 axit amin 3/ Mã di truyền A. 1, 2, 3 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 2, 3 Câu 9: Trong chọn giống, ứng dụng đột biến nào để loại bỏ những gen không mong muốn? A. Mất 1 cặp nucleotit B. Lặp đoạn C. Mất đoạn nhỏ D. Thêm 1 cặp nucleotit Câu 10: Thể ba nhiễm khi giảm phân cho những loại giao tử nào? A. n và n + 1 B. n và n – 1 C. n D. 2n và 2n – 1 Câu 11: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng? 1. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá 2. Đột biến gen là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử 3. Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp 4. Đột biến là sự biến đổi vật chất di truyền chỉ ở cấp độ phân tử 5. K phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua quá trình sinh sản hữu tính A. 2, 4 và 5 B. 3, 4 và 5 C. 3 và 4 D. 1, 2 và 5 Câu 12: Đặc điểm chung của các thường biến là: A. Xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, không di truyền được B. Xuất hiện ngẫu nhiên, định hướng, di truyền được C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, không di truyền được D. Xuất hiện đồng loạt, không định hướng, không di truyền được Câu 13: Đột biến đa bội là dạng đột biến: A. NST thay đổi về cấu trúc B. Bộ NST thiếu 1 vài NST C. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n D. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n Câu 14: Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện đột biến về số lượng NST là: 2
  3. A. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kỳ sau của quá trình phân bào B. Do NST nhân đôi không bình thường C. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào D. Do không hình thành thoi vô sắc trong phân bào Câu 15: Trong tế bào sinh dưỡng thể dị bội có số lượng NST là: 1/ (2n + 1) 2/ (2n – 1) 3/ (2n + 2) 4/ (2n – 2) 5/ (3n + 1) 6/ (3n – 1) A. 1, 2, 3, 4, 5, 6 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 3 Câu 16: Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện thể đa bội là: A. Do rối loạn cơ chế phân li của tất cả các cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào B. Do NST nhân đôi không bình thường C. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào D. Do sự rối loạn phân chia tế bào chất Câu 17: Nếu cho hai loại giao tử là (n – 1) và n thụ tinh với nhau, hợp tử sẽ phát triển thành thể nào sau đây? A. Một nhiễm B. Hai nhiễm C. Ba nhiễm D. Không nhiễm Câu 18: Người ta đã ứng dụng đột biến đa bội để: A. Tạo giống cây trồng cho cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt B. Bảo tồn nguồn gen quý C. Tạo giống cây thu hoạch được sớm D. Gây chết hàng loạt các loài có hại Câu 19: Chọn các nhận định không đúng khi nói về sự thay đổi số lượng NST của đột biến đa bội: 1. Số NST trong tế bào sinh dưỡng gấp 2,5 lần so với bộ NST lượng bội 2. Số NST trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội số của n 3. Số NST trong tế bào sinh dưỡng là 3n 4. Số NST trong tế bào sinh dưỡng thêm n + 1 NST A. 1, 2 và 3 B. 1 và 2 C. 1 và 4 D. 1, 3 và 4 Câu 20: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm của thể tứ bội là: 1. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng thêm 2 NST 2. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng số lượng NST gấp ba 3. Tế bào và các bộ phận to hơn, sinh trưởng tốt, chống chịu được với điều kiện bất lợi 4. Sinh sản nhanh A. 1, 2 và 4 B. 2 và 4 C. 2, 3 và 4 D. 1 và 3 Câu 21: Đột biến NST là: A. Sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục B. Sự phân li không đồng đều của NST về hai cực tế bào C. Sự thay đổi liên quan đến một hay một vài đoạn trên NST D. Những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST Câu 22: Đột biến thuộc loại biến dị di truyền vì: 3
  4. A. Phát sinh trong đời sống của cá thể B. Làm biến đổi kiểu gen C. Do tác động của môi trường D. Không biến đổi các mô, cơ quan Câu 23: Biến dị tổ hợp là: A. Sự tổ hợp vật chất di truyền giữa ADN và NST B. Sự tổ hợp vật chất di truyền có ở bố mẹ cho con nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh C. Sự tổ hợp vật chất di truyền với protein D. Sự tổ hợp các tính trạng có sẵn của bố mẹ cho con Câu 24: Biến dị bao gồm: A. Đột biến gen và đột biến NST B. Biến dị tổ hợp và đột biến C. Đột biến và thường biến D. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền Câu 25: Hội chứng Đao ở người do thêm 1 NST ở cặp NST số 21, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là: A. 46 B. 45 C. 44 D. 47 Câu 26: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Người ta đếm được số NST trong tế bào là 25 NST. Vậy cây cà độc dược đó thuộc dạng đột biến số lượng NST nào sau đây? A. (2n + 1) B. (2n - 1) C. (2n - 2) D. (2n + 2) Câu 27: Cho NST ban đầu có cấu trúc như sau: ABCDE. FGH. Sau khi bị đột biến NST có cấu trúc: ABCDE. FG. Hãy xác định dạng đột biến đã xảy ra: A. Chuyển đoạn NST B. Đảo đoạn NST C. Lặp đọan NST D. Mất đoạn NST Câu 28: Đoạn gen ban đầu có: A=T=600 (Nu), G=X=900(Nu). Sau khi bị đột biến gen đó có: A=T=600 (Nu), G=X=901(Nu). Hãy xác định kiểu đột biến đã xảy ra? A. Mất 1 cặp Nu B. Thêm 1 cặp Nu C. Thay thế cặp Nu D. Đảo vị trí cặp Nu Câu 29: Cho NST ban đầu có cấu trúc như sau: ABCDE. FGH. Sau khi bị đột biến NST có cấu trúc: ABCBCE. FGH. Hãy xác định dạng đột biến đã xảy ra: A. Chuyển đoạn NST B. Mất đoạn NST C. Lặp đọan NST D. Đảo đoạn NST Câu 30: Thể ngũ bội thường bất thụ vì: A. Khi giảm phân tạo ra giao tử lưỡng bội không thể thụ tinh với các loại giao tử khác B. NST không thể sắp trên mặt phẳng xích đạo trong giảm phân C. Thiếu các cơ quan sinh sản D. Xác suất để tạo ra giao tử hữu thụ là rất thấp Câu 31: Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây ra hậu quả lớn nhất? A. Đảo đoạn NST B. Mất đoạn NST C. Chuyển đoạn NST D. Lặp đoạn NST Câu 32: Ở Cà độc dược có 2n = 24 NST . Khi quan sát tế bào lưỡng bội, người ta đếm được 48 NST. Đây là thể? A. Ngũ bội 5n B. Tam bội 3n C. Lục bội 6n D. Tứ bội 4n 4
  5. Câu 33: Đoạn gen ban đầu có: A=T=600 (Nu), G=X=900(Nu). Sau khi bị đột biến gen đó có: A=T=599 (Nu), G=X=901(Nu). Hãy xác định kiểu đột biến đã xảy ra? A. Mất 1 cặp Nu B. Thêm 1 cặp Nu C. Thay thế 1 cặp Nu D. Đảo cặp Nu Câu 34: Những đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến là: 1. Thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định 2. Thường biến có lợi cho sinh vật, đột biến thường có hại cho sinh vật 3. Thường biến là những biến đổi về kiểu gen, đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu hình 4. Thường biến có hại cho sinh vật, đột biến thường trung tính 5. Thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được A. 1, 2 và 3 B. 1 và 2 C. 2 và 3 D. 1, 2 và 5 Câu 35: Biến dị nào sau đây không phải là thường biến? 1. Cây rụng lá vào mùa đông 2. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người 3. Cáo tuyết có lông màu trắng, mùa tuyết tan lông chuyển sang màu nâu 4. Lá hoa súng trong điều kiện ngập dưới nước lá nhỏ và nhọn, còn lá nổi trên mặt nước to và tròn 5. Bệnh mù màu ở người A. 1, 3 và 5 B. 2 và 5 C. 1 và 5 D. 3 Câu 36: Cho các nhận định sau: 1/ Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không phụ thuộc vào kiểu hình 2/ Thường biến giúp cơ thể sinh vật thích nghi với môi trường nên thường biến là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá 3/ Mức phản ứng và thường biến đều không di truyền được 4/ Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được Nhận định nào là đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 37: Mức phản ứng là: A. Giới hạn của một kiểu hình trước môi trường khác nhau B. Giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau C. Mức độ biểu hiện khác nhau của kiểu hình trước môi trường D. Mức độ biểu hiện của kiểu gen Câu 38: Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng? 1. Thường biến làm biến đổi kiểu hình nên làm biến đổi kiểu gen 2. Thường biến giúp sinh vật thích nghi thụ động trước những biến đổi của điều kiện sống 3. Thường biến tăng khả năng chống chịu và sinh sản của sinh vật 4. Mức phản ứng của tính trạng do kiểu gen quy định 5. Đột biến gen và đột biến NST đều là biến dị di truyền 5
  6. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 39: Hiện tượng giúp cơ thể sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường là: A. Thường biến B. Đột biến C. Biến dị tổ hợp D. Đột biến gen và biến dị tổ hợp Câu 40: Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào ? A. Kiểu gen B. Kiểu hình C. Môi trường D. Điều kiện chăm sóc 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2