intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 – 2022 MÔN: SINH HỌC 9 MÃ ĐỀ: SH 901 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi:…… /12/2021 Tô vào phiếu trả lời chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ A. giảm 1. B. tăng 2. C. giảm 2. D. tăng 1. Câu 2: Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là: A. Có hại cho cá thể. B. Có lợi cho cá thể. C. Làm cho cá thể có ưu thế so với bố, mẹ. D. Không có hại cũng không có lợi cho cá thể. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng? A. mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm (pôliribôxôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. B. Mỗi mARN chỉ liên kết với một ribôxôm nhất định. C. Mỗi phân tử mARN được làm khuôn tổng hợp nhiều loại prôtêin. D. Mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ nhiều loại mARN. Câu 4: Các dạng đột biến cấu trúc NST được gọi là: A. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn. B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn. C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đạo, lặp đoạn. D. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn. Câu 5: Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm? A. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh dài. B. Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh ngắn. C. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh ngắn. D. Thân xám, cánh dài x Thân xám, cánh dài. Câu 6: Mức phản ứng do yếu tố nào quy định? A. Kiểu hình của cơ thể. B. Điều kiện môi trường. C. Kiểu gen của cơ thể. D. Thời kì sinh trưởng và phát triển. Câu 7: Trong chọn giống thực vật, con người đã ứng dụng dạng đột biến nào sau đây để loại bỏ những gen không mong muốn? A. Lặp đoạn NST. B. Đảo đoạn không mang tâm động. C. Mất đoạn NST. D. Chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 8: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm A. một crômatit. B. cặp crômatit. C. một NST kép. D. một NST đơn. Câu 9: Đột biến xảy ra trong cấu trúc gen A. biểu hiện ngay trên kiểu hình. B. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến. C. cần một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình. D. biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử. 1
  2. Câu 10: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn có tác dụng A. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào. B. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể. C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất. Câu 11: Một gen có: A = 600 nuclêôtit, G = 900 nuclêôtit. Nếu sau đột biến gen có A = 601nuclêôtit, G = 900 nuclêôtit. Đây là dạng đột biến nào? A. Mất một cặp nu. B. Thêm một cặp nu. C. Thay thế một cặp nu. D. Thay thế một số cặp nu. Câu 12: Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây? A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 1 và 2. C. Cấu trúc bậc 2 và 3. D. Cấu trúc bậc 3 và 4. Câu 13: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là: A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào. B. Nguyên tắc bổ sung. C. Sự tham gia xúc tác của các enzim. D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn. Câu 14: Một đoạn gen có cấu trúc như sau: Mạch 1: A - X - T - X – G Mạch 2: T - G - A - G – X Giả sử mạch 2 là mạch khuôn mẫu tổng hợp ARN. Đoạn mạch ARN nào dưới đây là phù hợp? A. A - X - T - X - G B. U - G - A - G - X C. A - X - U - X - G D. T - G - A - G - X Câu 15: Ở người gen qui định bệnh máu khó đông nằm trên A. NST thường và NST giới tính X. B. NST giới tínhY và NST thường. C. NST giới tính X. D. NST thường. Câu 16: Thể đa bội không tìm thấy ở A. đậu Hà Lan. B. người. C. cà độc dược. D. rau muống. Câu 17: Ở người, nếu mất một đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể thứ 21 gây ra A. bệnh Klinefelter. B. bệnh Đao. C. bệnh hội chứng tiếng mèo kêu. D. bệnh ung thư máu. Câu 18: Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở A. kỳ sau và kỳ cuối. B. kỳ cuối và kỳ giữa. C. kỳ sau và kỳ giữa. D. kỳ đầu và kỳ cuối. Câu 19: Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất đó là: A. Mất đoạn, lặp đoạn. B. Đảo đoạn, mất đoạn. C. Mất đoạn, chuyển đoạn. D. Đảo đoạn, lặp đoạn. Câu 20: Cấu trúc nào sau đây thuộc loại prôtêin bậc 3? A. Một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại. B. Hai chuỗi axit amin xoắn lò xo. C. Một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại. D. Hai chuỗi axit amin. Câu 21: Tương quan về số lượng axit amin và ribônuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm là: A. 2 ribônuclêôtit ứng với 1 axit amin. B. 1 ribônuclêôtit ứng với 3 axit amin. C. 3 ribônuclêôtit ứng với 1 axit amin. D. 1 ribônuclêôtit ứng với 2 axit amin. 2
  3. Câu 22: Trong 3 cấu trúc ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là: A. ADN và prôtêin. B. ARN. C. ADN và ARN. D. Prôtêin. Câu 23: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là: A. A, U, G, X B. U, A, D, X C. A, D, U, T D. A, T, G, X Câu 24: Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen, kết quả ở F 2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình A. hạt vàng, vỏ nhăn. B. hạt xanh, vỏ trơn. C. hạt vàng, vỏ trơn. D. hạt xanh, vỏ nhăn. Câu 25: Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là: A. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu. B. Con lai phải luôn có hiện tượng đồng tính. C. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội. D. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu. Câu 26: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. B. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được. C. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính. D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng. Câu 27: Biến dị nào sau đây không di truyền được? A. Thường biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Đột biến NST. D. Đột biến gen. Câu 28: Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là: A. AABb B. Aabb C. AaBb D. aaBb Câu 29: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH => ABCDEFG A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 30: Đặc điểm của thực vật đa bội là: A. Có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội. B. Tốc độ phát triển chậm. C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu. D. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất. Câu 31: Phép lai cho F1 có tỉ lệ 3 thân cao: 1 thân thấp là: A. P: Aa x aa B. P: AA x AA C. P: aa x aa D. P: Aa x Aa Câu 32: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng A. thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó. B. thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó. C. thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó. D. thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó. Câu 33: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là: A. Phân li NST về hai cực của tế bào. B. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng. C. Co xoắn và tháo xoắn NST. D. Nhân đôi NST. 3
  4. Câu 34: Vai trò của thường biến là: A. Biến đổi cá thể. B. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường. C. Di truyền cho đời sau. D. Thay đổi kiểu gen của cơ thể. Câu 35: Một gen có chiều dài 5100 A0 thì phân tử prôtêin hoàn thiện được tổng hợp từ khuôn mẫu của gen đó có bao nhiêu axit amin? A. 498 axit amin. B. 497 axit amin. C. 500 axit amin. D. 499 axit amin. Câu 36: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là: A. AaBB x Aabb B. AAbb x aaBB C. AABb x AABb D. Aabb x aabb Câu 37: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số nu là 3000. Số nuclêôtit loại A chiếm 25% tổng số nuclêôtit của gen. Gen bị đột biến điểm thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Hãy tính tổng số liên kết hiđrô của gen sau đột biến. A. 3501 B. 3751 C. 3009 D. 3749 Câu 38: Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là: A. Đại phân tử. B. Chỉ có cấu trúc một mạch. C. Được tạo từ 4 loại đơn phân. D. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Câu 39: Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì: A. Giảm một nửa. B. Bằng 4 lần. C. Bằng 2 lần. D. Bằng nhau. Câu 40: Một gen dài 5100Ao tiến hành phiên mã 4 lần. Tính lượng ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình trên? A. 15000 ribônuclêôtit. B. 6000 ribônuclêôtit. C. 8000 ribônuclêôtit. D. 14000 ribônuclêôtit. ----------- HẾT ---------- 4
  5. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học 2021 – 2022 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÃ ĐỀ: SH 901 MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày thi: …… /12/2021 Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A A C B C C D C C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B D B C C B D A C A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án C D D D A A A C A A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án D D B B A B D B B B Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Lê Thị Mai Oanh 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2