Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS TT Trâu Quỳ
lượt xem 1
download
“Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS TT Trâu Quỳ” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS TT Trâu Quỳ
- UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ MÔN: SINH HỌC. KHỐI: 9 TIẾT THEO KHGD: 36 NĂM HỌC: 2021 - 2022 Nội dung Các mức độ cần Tổng đánh giá Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng hiểu cao TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Chương III – Số câu 8 6 4 18 ADN và gen 45% Điểm 2 1,5 1 4,5 Chương IV – Số câu 6 6 8 2 22 Biến dị 55% Điểm 1,5 1,5 2 0,5 5,5 Số câu 14 12 12 4 40 Tổng Điểm 3,5 3 3 0,5 10 100% Tỉ lệ % 35% 30% 30% 5% BGH DUYỆT NHÓM TRƯỞNG DUYỆT NGƯỜI SOẠN Hoàng Văn Khuê Đỗ Thị Hồng Bích Phạm Thị Mai Liên
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ Môn: SINH 9 - Tiết theo KHGD: 36 Thời gian: 45 phút Họ và tên:……………………………. Năm học: 2021 - 2022 Lớp:……. Đề số 1 Chọn câu trả lời đúng: Câu 1. ARN vận chuyển được kí hiệu là: A. ADN B. rARN C. tARN D. mARN Câu 2. Một gen có 3000 nuclêôtit, số nuclêôtit loại G = 900. Số nuclêôtit loại A là: A. 600 B. 500 C. 400 D. 300 Câu 3. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, đây là loại biến dị di truyền được. B. Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại prôtêin mà nó mã hóa. C. Đột biến gen có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra trong thực nghiệm. D. Đa số đột biến gen tạo ra các gen trội, chúng biểu hiện ngay ra kiểu hình gây hại cho sinh vật. Câu 4. So với bộ NST cuả người bình thường, bộ NST của người mắc hội chứng Đao A. thừa 1 NST số 22. B. thừa 1 NST số 21. C. thiếu 1 NST số 21. D. thiếu 1 NST số 23. Câu 5. Trên mạch thứ nhất của một gen có đoạn trình tự nuclêôtit là: GAGXAGTAA Theo lí thuyết, đoạn trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch thứ hai của gen này là: A. XTXGTAATT. B. XTXATXAAT. C. XTXGTXATG. D. XTXGTXATT. Câu 6. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ ra sao? A. giảm 1. B. giảm 2. C. tăng 1. D. tăng 2 Câu 7. Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là thường biến? (I). Trên một cây rau mác, các lá trên mặt nước có hình mũi mác, các lá trong nước có hình bản dài. (II). Mùa đông cú tuyết có lông màu trắng, mùa xuân cú tuyết có lông màu trắng đốm đen. (III). Su hào trồng đúng kĩ thuật thì củ to, khỏe. Su hào trồng không đúng kĩ thuật thì củ nhỏ. (IV) Lợn con sinh ra có hai đầu và chân sau bị dị dạng, sức sống kém. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 8. Đoạn gen dài 4080 Å có bao nhiêu cặp nu? A. 950 cặp B. 1200 cặp C. 1300 cặp D. 1400 cặp Câu 9. Bộ NST của một loài sinh vật gồm 4 cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d; E, e. Cơ thể có bộ NST nào sau đây là thể dị bội? A. AaBBDdEe. B. AaBbDdEe. C. AabbDdEe. D. AaBbDddEe. Câu 10. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
- Câu 11. Xoài có bộ NST 2n = 40. Cây xoài tứ bội có bộ NST là bao nhiêu? A. 80 B. 40 C. 20 D. 60 Câu 12. Dâu tây có bộ NST 2n = 56. Thể một nhiễm của loài này có bao nhiêu NST trong tế bào sinh dưỡng? A. 56 B. 27 C. 57 D. 55 Câu 13. Một đoạn mạch 1 của gen có trình tự sắp xếp các nuclêôtit như sau: - A - G - X -A- X-T -T-A- Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen đó là: A. - T - G - X - T - X - U - U - A - B. - A - G - X - A - X - U - U - A - C. - U - G - X - U - X - A - U - A - D. - A - X - G - A - X - U - A - A - Câu 14. Lúa mì có bộ NST 2n = 42. Theo lý thuyết, ở loài này có bao nhiêu kiểu thể dị bội mang bộ NST (2n – 1)? A. 21 B. 42 C. 41 D. 22 Câu 15. mARN là kí hiệu của loại ARN nào dưới đây? A. ARN ribôxôm B. ADN C. ARN thông tin D. ARN vận chuyển Câu 16. Cải củ có bộ NST 2n = 18. Cây cải củ tứ bội có bộ NST là bao nhiêu? A. 35 B. 36 C. 37 D. 38 Câu 17. Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có: A. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp. B. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp. C. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó. D. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó. Câu 18. Các loại đơn phân cấu tạo nên ARN là: A. T, G, A, X B. A, U, G, T C. G, A, T, C D. U, A, X, G Câu 19. Nguyên nhân gây ra thường biến là: A. Tác động trực tiếp của môi trường sống. B. Biến đổi đột ngột trên phân tử ADN. C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST. D. Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen. Câu 20. Một NST được chia thành các đoạn kí hiệu theo thứ tự là: ABCDEFGHKML. Sau khi bị đột biến, thứ tự các đoạn trên NST là: ABCDEFGHGHKML. Đã xảy ra đột biến nào? A. mất đoạn. B. đảo đoạn C. lặp đoạn D. chuyển đoạn Câu 21. Thường biến xảy ra mang tính chất: A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định. B. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. C. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau. D. Chỉ đôi lúc mới di truyền. Câu 22. Trên phân tử ADN, mỗi chu kì xoắn có chiều dài là bao nhiêu? A. 34 Å B. 3,4 Å C. 340 Å D. 20 Å Câu 23. Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể một nhiễm? A. 2n + 1 B. 2n - 2 C. 2n + 2 D. 2n - 1 Câu 24. Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là: A. Có kích thước và khối lượng bằng nhau. B. Là đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân. C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit.
- D. Đều được cấu tạo từ các axit amin. Câu 25. Trên mạch thứ nhất của một phân tử ADN có đoạn trình tự nuclêôtit là: AAAXAATGGGGA. Theo lí thuyết, đoạn trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch thứ hai của phân tử ADN này là: A. TTTGTTAGXXXT. B. TTTXTTAXXXXT. C. TTTGTTAXXXXT. D. TTTGTTTXXXXT. Câu 26. Gen B có 700 Timin và 800 Xitozin. Gen B bị đột biến thành gen b, gen b gồm 3799 liên kết hiđrô. Dạng đột biến nào đã xảy ra với gen B? A. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T B. Mất 1 cặp A – T C. Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X D. Thêm 1 cặp G – X Câu 27. Một gen có 2800 nuclêôtit, số nuclêôtit loại G = 750. Số nuclêôtit loại A là: A. 700 B. 750 C. 650 D. 1400 Câu 28. Một gen có A = 600; G = 900. Đã xảy ra loại đột biến nào dưới đây khi gen đột biến có số lượng nuclêôtit A = 601; G = 900? A. Thêm 1 cặp A – T B. Thay cặp A - T bằng cặp G – X C. Mất 1 cặp A – T D. Thêm 1 cặp G – X Câu 29. Mạch thứ nhất của một phân tử ADN gồm 500 nuclêôtit loại Guanin. Theo lí thuyết, mạch thứ hai của phân tử ADN này có bao nhiêu nuclêôtit loại Xitôzin? A. 500 B. 900 C. 450 D. 700 Câu 30. Đột biến số lượng NST bao gồm: A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST. B. Đột biến dị bội và đảo đoạn NST. C. Đột biến thể đa bội và đột biến thể dị bội. D. Đột biến đa bội và mất đoạn NST. Câu 31. Đặc điểm của thực vật đa bội là: A. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất. B. Tốc độ phát triển chậm. C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu. D. Có các cơ quan sinh dưỡng to hơn nhiều so với thể lưỡng bội. Câu 32. Đơn phân cấu tạo nên ARN là: A. Nuclêôtit B. Axit sunfuric C. Axit amin D. Axit ribônuclêic Câu 33. Ý nghĩa của thường biến là: A. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật. B. Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn. C. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống. D. Tất cả các đáp án. Câu 34. Trong quá trình nhân đôi ADN, Timin của môi trường nội bào liên kết với loại nuclêôtit nào của mạch khuôn? A. Xitôzin. B. Guanin. C. Ađênin. D. Uraxin. Câu 35. Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? A. Guanin B. Xitôzin. C. Ađênin D. Uraxin Câu 36. Thường biến là: A. Sự biến đổi xảy ra trong cấu trúc di truyền. B. Sự biến đổi xảy ra trên NST. C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN. D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.
- Câu 37. Một gen có chiều dài 5100 Å và số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại G là 300 nuclêôtit. Số nuclêôtit loại X của gen đó là: A. 900 B. 800 C. 700 D. 600 Câu 38. Ở dâu tằm có bộ NST 2n = 56. Trong một tế bào sinh dưỡng của dâu tằm có 84 NST. Đây là thể: A. 3 nhiễm B. Tam bội (3n) C. Tứ bội (4n) D. Dị bội (2n - 1) Câu 39. Mạch thứ nhất của một gen gồm 600 nuclêôtit loại Ađênin. Theo lí thuyết, mạch thứ hai của gen này có bao nhiêu nuclêôtit loại Timin? A. 650 B. 600 C. 700 D. 900 Câu 40. Một gen có 1500 cặp nuclêôtit, trong đó A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có 150 G và 180 A. Theo lí thuyết, trên mạch thứ hai của gen này có: A. 420 A, 180 T, 750 G, 150 X. B. 420 T, 180 A, 750 X, 150 G. C. 480 A, 120 T, 750 G, 150 X. D. 600 A, 600 T, 750 G, 750 X. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ Môn: SINH 9 - Tiết theo KHGD: 36 Thời gian: 45 phút Họ và tên:……………………………. Năm học: 2021 - 2022 Lớp:……. Đề số 2 Chọn câu trả lời đúng: Câu 1. Yến mạch có bộ NST 2n = 42. Cây yến mạch tứ bội có bộ NST là bao nhiêu? A. 21 B. 84 C. 63 D. 48 Câu 2. tARN là kí hiệu của loại ARN nào dưới đây? A. ARN ribôxôm B. ADN C. ARN thông tin D. ARN vận chuyển Câu 3. Lúa mì có bộ NST 2n = 42. Thể một nhiễm của loài này có bao nhiêu NST trong tế bào sinh dưỡng? A. 41 B. 42 C. 21 D. 22 Câu 4. Thể dị bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có: A. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp. B. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp. C. Sự thay đổi số lượng NST xảy ra ở một hoặc một số cặp nào đó. D. Sự mất đoạn xảy ra ở một NST nào đó.
- Câu 5. Một đoạn mạch 1 của gen có trình tự sắp xếp các nuclêôtit như sau: - G-T-A- X-A- X–T–A– Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen đó là: A. - G - U - A - G - A - X – U – A – B. - G - U - A - X - T - X – U – A – C. - G - T - A - X - A - X – U – A – D. - G - U - A - X - A - X – U – A – Câu 6. Một NST được chia thành các đoạn kí hiệu theo thứ tự là: ABCDEFGHKML. Sau khi bị đột biến, thứ tự các đoạn trên NST là: ABCDEGHKML. Đã xảy ra đột biến nào? A. mất đoạn. B. đảo đoạn C. lặp đoạn D. chuyển đoạn Câu 7. Trên phân tử ADN, mỗi chu kì xoắn gồm có bao nhiêu nuclêôtit? A. 10 B. 20 C. 34 D. 3,4 Câu 8. Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ARN là: A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song. B. Cấu tạo gồm 2 mạch thẳng. C. Gồm có 4 loại đơn phân là A, U, G, X. D. Kích thước và khối lượng lớn hơn so với phân tử ADN. Câu 9. Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể lục bội? A. 2n + 1 B. 2n - 1 C. 3n D. 6n Câu 10. Thường biến xảy ra mang tính chất: A. Chỉ đôi lúc mới di truyền cho thế hệ sau. B. Riêng lẻ, cá thể và không xác định. C. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau. D. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. Câu 11. Đặc điểm khác biệt của ADN so với phân tử ARN là: A. Đại phân tử B. Có cấu trúc hai mạch C. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân D. Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P Câu 12. Trên mạch thứ nhất của một phân tử ADN có đoạn trình tự nuclêôtit là: GGGTXXAXXXAT. Theo lí thuyết, đoạn trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch thứ hai của phân tử ADN này là: A. XXXAGGTGGGAT. B. XXXAGGTGGGTA. C. XXXAGGTGTGTA. D. XXXTGATGGGTA. Câu 13. Một gen có 3200 nuclêôtit, số nuclêôtit loại X = 850. Số nuclêôtit loại T là: A. 750 B. 850 C. 650 D. 1600 Câu 14. Đột biến cấu trúc NST bao gồm: A. Đột biến dị bội và đảo đoạn NST. B. Mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn NST. C. Đột biến thể đa bội và đột biến thể dị bội. D. Đột biến đa bội và mất đoạn NST. Câu 15. Trên mạch thứ nhất của một gen có đoạn trình tự nuclêôtit là: TAGGTAGXA Theo lí thuyết, đoạn trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch thứ hai của gen này là: A. ATXGATXGT. B. ATXXATXGT. C. ATXXAGXGT. D. ATXXATXXT.
- Câu 16. Thường biến là: A. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN. B. Sự biến đổi xảy ra trên NST. C. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen. D. Sự biến đổi xảy ra trong cấu trúc di truyền. Câu 17. Trong quá trình nhân đôi ADN, Xitozin của môi trường nội bào liên kết với loại nuclêôtit nào của mạch khuôn? A. Xitôzin. B. Guanin. C. Ađênin. D. Timin. Câu 18. Một gen có chiều dài 5100 Å và số nuclêôtit loại G nhiều hơn số nuclêôtit loại A là 250 nuclêôtit. Số nuclêôtit loại X của gen đó là: A. 970 B. 800 C. 850 D. 875 Câu 19. Mạch thứ nhất của một phân tử ADN gồm 600 nuclêôtit loại Timin. Theo lí thuyết, mạch thứ hai của phân tử ADN này có bao nhiêu nuclêôtit loại Adenin? A. 600 B. 900 C. 800 D. 650 Câu 20. Dưa chuột có bộ NST 2n = 14. Theo lý thuyết, ở loài này có bao nhiêu kiểu thể dị bội mang bộ NST (2n – 1)? A. 7 B. 14 C. 21 D. 28 Câu 21. So với bộ NST cuả người bình thường, bộ NST của người mắc hội chứng Đao A. thừa 1 NST số 23. B. thiếu 1 NST số 23. C. thiếu 1 NST số 22. D. thừa 1 NST số 21. Câu 22. Đơn phân cấu tạo nên protêin là: A. Axit amin B. Axit sunfuric C. Nuclêôtit D. Axit ribônuclêic Câu 23. Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là thường biến? (I). Hoa anh thảo trồng ở nhiệt độ 200C nở hoa màu đỏ, còn ở nhiệt độ 350C nở hoa màu trắng. (II). Mùa đông cáo Bắc Cực có lông màu trắng, mùa hè cáo Bắc Cực có lông màu nâu xám. (III). Dưa hấu tam bội không có hạt. (IV) Trên một cây rau mác, các lá trên mặt nước có hình mũi mác, các lá trong nước hình bản dài. A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 24. Bộ NST của một loài sinh vật gồm 4 cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d; E, e. Cơ thể có bộ NST nào sau đây là thể dị bội? A. AaBBDdEee. B. AaBbDdEe. C. AabbDdEe. D. AaBbDdEe. Câu 25. ARN ribôxôm được kí hiệu là: A. ADN B. rARN C. tARN D. mARN Câu 26. Dứa có bộ NST 2n = 50. Cây dứa tam bội có bộ NST là bao nhiêu? A. 100 B. 50 C. 150 D. 75
- Câu 27. Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN? A. Timin B. Xitôzin. C. Ađênin D. Uraxin Câu 28. Một gen có T = 600; X = 900. Đã xảy ra loại đột biến nào dưới đây khi gen đột biến có số lượng nuclêôtit A = 600; G = 901? A. Thêm 1 cặp A – T B. Thay cặp A - T bằng cặp G – X C. Mất 1 cặp A – T D. Thêm 1 cặp G – X Câu 29. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại prôtêin mà nó mã hóa. B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, đây là loại biến dị di truyền được. C. Đa số đột biến gen tạo ra các gen trội, chúng biểu hiện ngay ra kiểu hình gây hại cho sinh vật. D. Đột biến gen có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra trong thực nghiệm. Câu 30. Điều nào sau đây không đúng về thường biến? A. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. C. Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường. D. Thường biến mang tính chất riêng lẻ, cá thể và không xác định. Câu 31. Đặc điểm của thực vật đa bội là: A. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu. B. Tốc độ phát triển chậm. C. Ở cây trồng thường làm tăng năng suất. D. Có các cơ quan sinh dưỡng nhỏ hơn nhiều so với thể lưỡng bội. Câu 32. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ ra sao? A. giảm 1. B. giảm 2. C. tăng 1. D. tăng 2 Câu 33. Ở cây thuốc lá có bộ NST 2n = 48. Trong một tế bào sinh dưỡng của cây thuốc lá có 96 NST. Đây là thể: A. Ngũ bội B. Tứ bội C. Tam bội D. Lục bội Câu 34. Một gen có 2000 nuclêôtit, số nuclêôtit loại X = 600. Số nuclêôtit loại T là: A. 600 B. 500 C. 400 D. 300 Câu 35. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. B. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. C. Đột biến gen chỉ gây biến đổi kiểu hình nhưng không làm biến đổi cấu trúc của gen. D. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. Câu 36. Mạch thứ nhất của một gen gồm 500 nuclêôtit loại Adenin. Theo lí thuyết, mạch thứ hai của gen này có bao nhiêu nuclêôtit loại Timin? A. 500 B. 600 C. 700 D. 800
- Câu 37. Đoạn gen dài 4760 Å có bao nhiêu cặp nu? A. 950 cặp B. 1200 cặp C. 1300 cặp D. 1400 cặp Câu 38. Ý nghĩa của thường biến là: A. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật. B. Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn. C. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống. D. Tạo nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Câu 39. Gen D có 900 Timin và 400 Xitozin. Gen D bị đột biến thành gen d, gen d gồm 2999 liên kết hiđrô. Dạng đột biến nào đã xảy ra với gen B? A. Mất 1 cặp A – T B. Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X C. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T D. Thêm 1 cặp G – X Câu 40. Một gen có 1500 cặp nuclêôtit, trong đó G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có 350 G và 180 A. Theo lí thuyết, trên mạch thứ hai của gen này có: A. 180 A, 420 T, 350 G, 550 X. B. 420 A, 180 T, 350 G, 550 X. C. 420 A, 180 T, 550 G, 350 X. D. 180 A, 420 T, 580 G, 320 X. UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM - ĐÁP ÁN BÀI THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ MÔN: SINH HỌC. KHỐI: 9 TIẾT THEO KHGD: 36 Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài : 45 Phút I. Biểu điểm: Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm. 0,25 điểm/câu x 40 câu = 10 điểm II. Đáp án trắc nghiệm: ĐỀ SỐ 1 ĐỀ SỐ 2
- Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 21 B 1 B 21 D 2 A 22 A 2 D 22 A 3 D 23 D 3 A 23 B 4 B 24 B 4 C 24 A 5 D 25 C 5 D 25 B 6 C 26 A 6 A 26 D 7 D 27 C 7 B 27 A 8 B 28 A 8 C 28 D 9 D 29 A 9 D 29 C 10 A 30 C 10 D 30 D 11 A 31 D 11 B 31 C 12 D 32 A 12 B 32 A
- BGH DUYỆT NHÓM TRƯỞNG DUYỆT NGƯỜI SOẠN Hoàng Văn Khuê Đỗ Thị Hồng Bích Phạm Thị Mai Liên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 811 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 487 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 334 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 181 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 469 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
5 p | 331 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 152 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 138 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn