intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022-2023 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2 Năm học: 2022 – 2023 Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mạch Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG Yêu cầu cầu cần câu KT, đạt và số HT HT HT KN điểm TN TL khác TN TL khác TN TL TN TL khác Đọc hiểu các chi Số tiết quan trọng câu 4 3 2 7 2 Đọc trong bài đọc. hiểu Biết liên hệ chi văn tiết đơn giản trong Câu 1,2,3,4 5,8,9 6,7 bản, số bài với thực tế kiến cuộc sống. Tìm thức đúng từ chỉ sự Tiếng vật, từ chỉ đặc Số 3.0 1.0 Việt 2.0 5.0 1.0 điểm, đặt câu nêu điểm hoạt động. Số câu 9 Tổng Số điểm 6.0 BGH duyệt KT duyệt Người lập ma trận Hà Thị Hiền Phan Thị Hoa
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUÔI KỲ I - LỚP 2 - NĂM HỌC: 2022- 2023 MÔN: TIẾNG VIỆT I. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm): Học sinh bốc thăm đọc một đoạn trong bài: “Rùa con tìm nhà", “Soi đèn tìm bạn”, “Con lợn đất” và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. RÙA CON TÌM NHÀ Có một chú rùa con, vừa mới nở được mấy ngày đã vội vàng đi tìm nhà của mình. Thấy tổ ong trên cây, tưởng đó là nhà của mình, rùa con vươn cổ lên hỏi: "Có phải nhà của tôi đây không?". Nhưng đàn ong bay túa ra làm rùa con sợ quá, thụt cổ vào nằm im như chết. Sau đó rùa bò tới chân một bức tường. Câu hỏi 1: Bài đọc nói về con vật nào? Con vật đó đã đi đâu? (Bài đọc nói về rùa con, rùa con đi tìm nhà của mình) Câu hỏi 2: Khi thấy tổ ong trên cây rùa con đã làm gì? (Rùa Con vươn cổ lên hỏi: "Có phải nhà của tôi đây không?) Câu hỏi 3: Vì sao rùa con lại thụt cổ vào nằm im như chết? (Đàn ong bay túa ra làm rùa con sợ quá, thụt cổ vào nằm im như chết) SOI ĐÈN TÌM BẠN Một tối mùa hè, những vì sao trên trời tinh nghịch chớp mắt, một chú Đom Đóm cầm chiếc đèn lồng màu xanh bay qua bay lại để tìm bạn. Đom Đóm bay mãi, bay mãi, tới gần mấy bạn bướm đêm liền nói: “Bướm ơi, cậu có thể làm bạn với tớ không?” Bướm vẫy vẫy đôi cánh, bảo: “Được thôi! Nhưng bây giờ bọn tớ phải đi tìm em gái đã. Cậu giúp bọn tớ được không?” Câu hỏi 1: Bài đọc nói về mùa nào? Vào buổi nào? (Bài đọc nói về mùa hè. Vào buổi tối) Câu hỏi 2: Trong bài đọc nói về những con vật nào? (Trong bài đọc nói về con đom đóm và con bướm đêm) Câu hỏi 3: Đom đóm bay qua bay lại làm gì, sau đó gặp ai? (Đom đóm bay qua bay lại tìm bạn sau đó gặp bướm đêm)
  3. CON LỢN ĐẤT Một hôm, mẹ đi chợ về, mua cho em một con lợn đất. Con lợn dài chừng một gang tay, béo tròn trùng trục. Toàn thân nó nhuộm đỏ. Hai tai màu xanh lá mạ. Hai mắt đen lay láy. Cái mõm nhô ra như đang dũi ở trong chuồng. Bốn chân quặp lại dưới cái bụng phệ. Cái đuôi xinh xinh vắt chéo ngang hông. Phía trên lưng có một khe hở nhỏ dài bằng hai đốt ngón tay. Mẹ âu yếm bảo: "Mẹ mua lợn về cho con nuôi đấy." Câu hỏi 1: Hình dáng của con lợn đất mẹ mua cho em như thế nào? (Con lợn đất dài chừng một gang tay, béo tròn trùng trục) Câu hỏi 2: Nêu các màu được tả những bộ phận của con lợn đất: (Toàn thân nó nhuộm đỏ. Hai tai màu xanh lá mạ. Hai mắt đen lay láy) Câu hỏi 3: Phía trên lưng của lợn có gì, theo em để làm gì? (Phía trên lưng của lợn một khe hở nhỏ dài bằng hai đốt ngón tay, để bỏ tiền vào) 2. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm). Đọc thầm bài: ĐỒNG HỒ BÁO THỨC Tôi là một chiếc đồng hồ báo thức. Họ hàng tôi có nhiều kiểu dáng. Tôi thì có hình tròn. Trong thân tôi có bốn chiếc kim. Kim giờ màu đỏ, chạy chậm rãi theo từng giờ. Kim phút màu xanh, chạy nhanh theo nhịp phút. Kim giây màu vàng, hối hả cho kịp từng giây lướt qua. Chiếc kim còn lại là kim hẹn giờ. Cái nút tròn bên thân tôi có thể xoay được để điều chỉnh giờ báo thức. Gương mặt cũng chính là thân tôi. Người ta thường chú ý những con số có khoảng cách đều nhau ở trên đó. Thân tôi được bảo vệ bằng một tấm kính trong suốt, nhìn rõ từng chiếc kim đang chạy. Mỗi khi tôi reo lên, bạn nhớ thức dậy nhé! Võ Thị Xuân Hà * Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm các bài tập sau: Câu 1: (M1 - 0,5 điểm) Bạn đồng hồ báo thức trong đoạn văn có hình gì? A. Đồng hồ có nhiều kiểu dáng khác nhau. B. Đồng hồ hình tròn. C. Đồng hồ hình vuông. D. Đồng hồ hình chữ nhật
  4. Câu 2: (M1 - 1,0 điểm) Ngoài ba chiếc kim màu vàng, đỏ và xanh, bạn đồng hồ báo thức còn có một chiếc kim gì nữa? A. Kim phút B. Kim giờ C. Kim giây D. Kim hẹn giờ Câu 3: (M1 - 0,5 điểm) Trên gương mặt bạn đồng hồ người ta thường chú ý nhất là gì? A. Những con số B. tấm kính trong suốt C. kim đồng hồ D. nút chỉnh giờ Câu 4: (M1 - 1,0 điểm) Thân đồng hồ được bảo vệ bằng cái gì? A. tấm giấy bóng B. tấm gỗ C. tấm kính D. tấm nhựa Câu 5: (M2 - 0,5 điểm) Đồng hồ nhắn nhủ với chúng ta hãy thức dậy khi nào? A. Khi đồng hồ reo lên. B. Khi đồng hồ đứng im. C. Khi đồng hồ kêu tích tắc. D. Khi đồng hồ nổi nhạc. Câu 6: (M3- 0,5 điểm) Hãy nêu lợi ích của cái đồng hồ báo thức? Câu 7: (M3- 0,5 điểm) Vì sao chúng ta cần phải giữ gìn và bảo quản các đồ dùng trong gia đình? Câu 8: (M2 - 0,5 điểm) Từ chỉ đặc điểm trong câu: “Thân tôi được bảo vệ bằng một tấm kính trong suốt.” là: A.Tấm kính B. trong suốt C. thân tôi D. bảo vệ Câu 9: (M2- 1 điểm) Nhóm từ dưới đây gồm các từ chỉ sự vật là: A. Đồng hồ, tấm kính, kim giờ. B. Đồng hồ, tấm kính, chạy. C. Đồng hồ, tấm kính, báo thức. D. Đồng hồ, trong suốt, kim phút.
  5. II. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Nghe - viết: (4 điểm) GÓC NHỎ YÊU THƯƠNG Trong sân trường, thư viện xanh nằm dưới vòm cây rợp mát. Giờ ra chơi, chúng em chạy ùa đến đây để gặp lại những người bạn bước ra từ trang sách. Sách, báo được đặt trong những chiếc túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt. Có rất nhiều loại sách hay và đẹp để chúng em chọn đọc. Võ Thu Hương 2. Luyện viết đoạn: (6 điểm) Viết 4-5 câu giới thiệu về một đồ dùng học tập của em. Gợi ý: - Tên đồ dùng là gì? - Nó có gì nổi bật về hình dạng, kích thước, màu sắc, …? - Nó dùng để làm gì? - Cách bảo quản đồ dùng học tập đó ra sao? BGH duyệt KT duyệt Người ra đề Hà Thị Hiền Phan Thị Hoa
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 NĂM HỌC: 2022-2023 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm) GV ghi tên các bài tập đọc, đánh số trang vào phiếu để HS bốc thăm. HS đọc xong GV nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để HS trả lời. + HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 60 đến 65 tiếng/ 1 phút: 1 điểm. + Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm. + Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 1 điểm. + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án B D A C A B A Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 1.0 0.5 1.0 Câu 6: (M2- 1 điểm) Em hãy nêu lợi ích của cái đồng hồ báo thức? Đồng hồ báo thức dùng để xem giờ, để đánh thức mọi người thức dậy, để trang trí nhà cửa, … Câu 7: (M3 - 1 điểm) Vì sao chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ các các đồ dùng trong gia đình? - Chúng ta cần phải giữ gìn và bảo quản các đồ dùng trong gia đình để đồ dùng được bền lâu, tiết kiệm được tiền của, …. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe - viết: (4 điểm) 15 phút. - Tốc độ đạt yêu cầu (45 đến 50 chữ/15 phút): 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 3 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm Trừ điểm theo từng lỗi cụ thể (chữ viết không đều; mắc cùng một lỗi nhiều lần chỉ trừ điểm một lần…) 2. Luyện viết đoạn văn (6 điểm) (25 phút) + Nội dung (ý): 3 điểm Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
  7. + Kỹ năng: 3 điểm Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm BGH duyệt KT duyệt Người ra đề Hà Thị Hiền Phan Thị Hoa
  8. TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN TRỖI Thứ … ngày ... tháng 1 năm 2023 Họ và tên: ……………………………… KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Lớp: 2 … MÔN: TIẾNG VIỆT Điểm Lời nhận xét của cô giáo …………………………………………………………………………………………......... ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. I. Kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng: 2. Kiểm tra đọc hiểu: Đọc thầm bài: ĐỒNG HỒ BÁO THỨC Tôi là một chiếc đồng hồ báo thức. Họ hàng tôi có nhiều kiểu dáng. Tôi thì có hình tròn. Trong thân tôi có bốn chiếc kim. Kim giờ màu đỏ, chạy chậm rãi theo từng giờ. Kim phút màu xanh, chạy nhanh theo nhịp phút. Kim giây màu vàng, hối hả cho kịp từng giây lướt qua. Chiếc kim còn lại là kim hẹn giờ. Cái nút tròn bên thân tôi có thể xoay được để điều chỉnh giờ báo thức. Gương mặt cũng chính là thân tôi. Người ta thường chú ý những con số có khoảng cách đều nhau ở trên đó. Thân tôi được bảo vệ bằng một tấm kính trong suốt, nhìn rõ từng chiếc kim đang chạy. Mỗi khi tôi reo lên, bạn nhớ thức dậy nhé! Võ Thị Xuân Hà * Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm các bài tập sau: Câu 1: Bạn đồng hồ báo thức trong đoạn văn có hình gì? A. Đồng hồ có nhiều kiểu dáng khác nhau. B. Đồng hồ hình tròn. C. Đồng hồ hình vuông. D. Đồng hồ hình chữ nhật Câu 2: Ngoài ba chiếc kim màu vàng, đỏ và xanh, bạn đồng hồ báo thức còn có một chiếc kim gì nữa? A. Kim phút B. Kim giờ C. Kim giây D. Kim hẹn giờ Câu 3: Trên gương mặt bạn đồng hồ người ta thường chú ý nhất là gì? A. Những con số B. tấm kính trong suốt C. kim đồng hồ D. nút chỉnh giờ
  9. Câu 4. Thân đồng hồ được bảo vệ bằng cái gì? A. tấm giấy bóng B. tấm gỗ C. tấm kính D. tấm nhựa Câu 5: Đồng hồ nhắn nhủ với chúng ta hãy thức dậy khi nào? A. Khi đồng hồ reo lên. B. Khi đồng hồ đứng im. C. Khi đồng hồ kêu tích tắc. D. Khi đồng hồ nổi nhạc. Câu 6: Hãy nêu lợi ích của cái đồng hồ báo thức? Câu 7: Vì sao chúng ta cần phải giữ gìn và bảo quản các các đồ dùng trong gia đình? Câu 8: Từ chỉ đặc điểm trong câu: “Thân tôi được bảo vệ bằng một tấm kính trong suốt.” là: A. Tấm kính B. trong suốt C. thân tôi D. bảo vệ Câu 9: Nhóm từ dưới đây gồm các từ chỉ sự vật là: A. Đồng hồ, tấm kính,kim giờ. B. Đồng hồ, tấm kính,chạy. C.Đồng hồ, tấm kính, báo thức. D. Đồng hồ,trong suốt, kim phút.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2