intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Phú Hậu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Phú Hậu” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Phú Hậu

  1. Trường : Tiểu học Phú Hậu KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ 1 Lớp:.................................................... NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Tiếng việt - Lớp 3 (Phần đọc) Họ và tên:........................................... Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Giáo viên coi Giáo viên chấm I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (6 điểm) Đọc thầm bài Nắng phương Nam và trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: Đất quý, đất yêu 1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó, vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. 2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi: - Tại sao các ông lại phải làm vậy? Viên quan trả lời: - Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ. 3. Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô-pi-a. TRUYỆN DÂN GIAN Ê-TI-Ô-PI-A (Mai Hà dịch) Câu 1: Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào? A. Rất bạc bẽo, khinh thường B. Rất khách sáo, nhạt nhẽo C. Rất chu đáo, nồng hậu Câu 2: Những chi tiết cho thấy hai vị khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp rất chu đáo? A. Vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. B. Vua mời họ dự tiệc và tặng họ chức tước, bổng lộc như đại thần.
  2. C. Vua mời họ ở lại dự tiệc và gả con gái cho họ. Câu 3: Khi tiễn hai vị khách, vua đã chu đáo như thế nào? A. Vua sai lính áp giải hai vị khách xuống tàu. B. Vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. C. Vua thuê xe ngựa đưa hai người về tận nhà. Câu 4: Khi hai người khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ đã xảy ra? A. Viên quan tặng hai người khách nhiều vàng bạc như món quà kỉ niệm. B. Viên quan ngỏ lời muốn cùng đến thăm đất nước của hai vị khách. C. Viên quan cho người cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu về nước. Câu 5: Những lời giải thích chân tình của viên quan khiến hai người khách cảm thấy thế nào? A. Càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của họ. B. Càng thêm khó hiểu về mảnh đất và con người Ê-ti-ô-pi-a. C. Càng thêm ấn tượng và nhớ mãi không quên đất nước Ê-ti-ô-pi-a. Câu 6: Câu: “Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi.” thuộc kiểu câu nào? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 7: Bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?” trong câu “Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm.” là những từ ngữ nào? A. Nhà vua B. Nhà vua đã tặng các ông C. Các ông Câu 8: Từ nào trong câu thơ sau là từ chỉ đặc điểm? Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu A. bát ngát, mùa thu B. xanh ngắt, mây C. xanh ngắt, bát ngát Câu 9: Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? trong câu sau: “Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý.” II. Đọc thành tiếng: (4 điểm) Học sinh đọc thành tiếng, đọc một đoạn (trong các bài Tập đọc, lớp 3, tập I đã học) và trả lời một câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
  3. Trường :............................................. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ 1 Lớp:.................................................... NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Tiếng việt - Lớp 3 (Phần viết) Họ và tên:........................................... Thời gian: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Giáo viên coi Giáo viên chấm Phần viết: I. Chính tả (nghe-viết): (4 điểm) Bài viết: II. Tập làm văn: (6 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua. Gợi ý: - Tổ em gồm những bạn nào ? Các bạn là người dân tộc nào ? - Mỗi bạn có đặc điểm gì hay ? - Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt ? Bài làm
  4. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 (Giáo viên đọc kĩ hướng dẫn này trước khi tiến hành kiểm tra) Quy trình kiểm tra: KT viết → KT đọc hiểu → KT đọc thành tiếng I. Kiểm tra viết: (10 điểm) Tiến hành trong thời gian 45 phút 1. Chính tả: (4 điểm, thời gian: 15 phút) a) Giáo viên đọc to, rõ ràng cho HS viết bài chính tả sau đây: Đôi bạn Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo : - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. b) Cách đánh giá cho điểm: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm - Mỗi lỗi chính tả (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,25 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn …: Trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (6 điểm, thời gian: 30 phút)
  5. HS viết được đoạn văn ngắn 6 - 8 câu giới thiệu về tổ của mình và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. Bài viết thể hiện được các nội dung theo gợi ý ở đề bài; dùng từ đúng, không sai ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 6 điểm. (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:6; 5,5; 5,0; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.) II. Kiểm tra đọc: (10 điểm) Tiến hành trong khoảng 75 phút 1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (6 điểm; thời gian: 30 phút) - HS khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất, mỗi câu. 2. Đọc thành tiếng: (4 điểm) Mỗi HS đọc trong thời gian khoảng 1 phút. a) Nội dung và cách kiểm tra: GV cho HS sử dụng SGK TV3-T1 với 3 bài tập đọc sau để kiểm tra phần đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của HS: Bài “Cửa Tùng” (SGK TV3-T1, trang 109); Bài “Nắng phương Nam” (SGK TV3- T1, trang 94-95). Bài “Hũ bạc của người cha” (SGK TV3-T1, trang 121-122). b) Đánh giá, cho điểm theo các yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng từ 5 dấu câu trở lên: 0 điểm) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm) - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm ------------------------------------------------------------------------------ * Lưu ý: - Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế.- Bài kiểm tra cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân. Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra Đọc và Viết (làm tròn 0,5 thành 1. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 I. Kiểm tra viết: (10 điểm) Tiến hành trong thời gian 45 phút 1. Chính tả: (4 điểm, thời gian: 15 phút) a) Bài chính tả: b) Cách đánh giá cho điểm: Đôi bạn Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo : - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm - Mỗi lỗi chính tả (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,25 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn …: Trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (6 điểm, thời gian: 30 phút)
  6. HS viết được đoạn văn ngắn 6 - 8 câu giới thiệu về tổ của mình và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. Bài viết thể hiện được các nội dung theo gợi ý ở đề bài; dùng từ đúng, không sai ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 6 điểm. (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:6; 5,5; 5,0; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.) II. Kiểm tra đọc: (10 điểm) Thời gian 75 phút 1. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm; thời gian: 30 phút) Học sinh khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất. - Đáp án: câu 1: C (0,5 điểm) câu 2: A (0,5 điểm) câu 3: B (0,5 điểm) câu 4: C (0,5 điểm) câu 5: A (1 điểm) câu 6: B (0,5 điểm) câu 7: A (0,5 điểm) câu 8: C (1 điểm) câu 9: Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. (1 điểm) * Lưu ý: - Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế.- Bài kiểm tra cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân. Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra Đọc và Viết (làm tròn 0,5 thành 1)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2