Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức
lượt xem 6
download
Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 80 phút (không kể thời gian giao đề) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mạch kiến thức kĩ năng Số câu, số điểm Tổng TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn Số câu 4 2 1 7 bản: - Xác định được hình 1,2,3,5 1,2,3,4, Câu số 4,6 9 ảnh, 5,6, 9 nhân vật, chi 2,0 1,0 1,0 4,0 tiết Số điểm trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh
- trong bài. - Hiểu ý chính của đoạn văn. - Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc. - Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn
- giản Kiến thức tiếng 1 1 1 3 Số câu Việt: - Đặt được câu có sử dụng Câu số 8 10 7,8,10 biện 7 pháp so sánh. - Xác định được các kiểu câu đã học. - Xếp được 1,0 0,5 0,5 2,0 các từ Số điểm ngữ chỉ sự vật, hoạt động trong văn bản. Số câu 5 3 1 1 10 Tổng: Số điểm 3,0 2,0 1,0 6
- Ngày ...….. tháng ……... năm 2024 TRƯỜNG KIỂM TRA CUỐI KÌ I (2023-2024) TH&THCS LÝ MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3 THƯỜNG Thời gian: 80 phút (KKTGGĐ) KIỆT Họ và tên: ………………… ….. ………………… Lớp: ………………… ………………… ………… Điểm Nhận xét: Chữ kí GT Chữ kí GK ………………… ………………… ………………… ………………… ……………….. ………………… ………………… ………………… ………………… ……………….. ………………… ………………… ………………… …………… Bằng số Bằng chữ
- A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. 2. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) (Thời gian 30 phút) CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta. Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn: - Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy? Người kia nghiêm trang trả lời: - Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn. (Nguồn Internet) Đọc thầm bài đọc và khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6) Câu 1. (0,5 điểm) Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào? A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu. B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu. C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn. Câu 2. (0,5 điểm) “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? A. Giấu mình trong nhánh cây rậm rạp. B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết. C. Rón rén bước, núp vào sau bụi cây. Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao người bạn núp trên cây lại cảm thấy xấu hổ với bạn của mình? A. Vì đã bỏ rơi bạn của mình trong lúc gặp hoạn nạn. B. Vì đã không trung thực với bạn của mình. C. Vì đã nghi ngờ lòng tốt của bạn.
- Câu 4. (0,5 điểm) Thế nào là một người bạn tốt? A. Là người biết giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ và dành cho nhau những lời khuyên tốt nhất. B. Là người dễ thương, đáng yêu. C. Là người siêng năng, chăm chỉ. Câu 5. (0,5 điểm) Con gấu đã cho anh lời khuyên gì? A. Giúp đỡ bạn lúc gặp khó khăn. B. Hãy yêu thương người đồng hành cùng bạn. C. Đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Câu 6. (0,5 điểm) Sau sự việc xảy ra, người kia đã nói gì với anh? A. Xin lỗi bạn. B. Cảm ơn bạn. C. Rất tiếc mình không giúp được gì cho bạn. Câu 7. (1 điểm) Nối các câu ở cột A với kiểu câu tương ứng ở cột B cho phù hợp: A B 1. Anh của Hân đã gặp chuyện gì ? a. Câu kể 2. Cơn bão với sức gió rất mạnh đã lật úp một b. Câu hỏi chiếc tàu đánh cá ngoài khơi. 3. Mẹ hãy để con tham gia tình nguyện! c. Câu cảm 4. Những tia chớp cùng những tiếng nổ thật kinh d. Câu khiến hoàng! Câu 8. (0,5 điểm) Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. chạy trốn ; con gấu ; ngửi ; rừng Từ ngữ chỉ sự vật:.................................................................................. Từ ngữ chỉ hoạt động:............................................................................. Câu 9. (1 điểm) Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 10. (0,5 điểm) Em hãy đặt một câu văn nêu đặc điểm về một sự vật có sử dụng biện pháp so sánh.
- B. BÀI KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: Nghe – viết (4 điểm) – Thời gian: 15 phút 2. Tập làm văn: (6 điểm) – Thời gian: 35 phút Đề bài: Viết đoạn văn (4 - 5 câu) tả một đồ vật mà em yêu thích Gợi ý: - Đặc điểm của các bộ phận (hình dạng, màu sắc, chất liệu,…) - Công dụng của đồ vật. - Suy nghĩ của em về đồ vật. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 NĂM HỌC 2023-2024 A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Cách cho điểm như sau : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm 2. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B B A A C A 1b, 2a, 3d, 4c Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ Nối đúng mỗi ý được 0,25 đ Câu 8: (0,5 điểm) Đúng mỗi từ được 0,125 điểm Từ ngữ chỉ sự vật: con gấu, rừng. Từ ngữ chỉ hoạt động: chạy trốn, ngửi. Câu 9: (1 điểm) Tùy câu trả lời của HS mà GV ghi điểm cho phù hợp VD: Bài học: Phải giúp đỡ bạn, không được bỏ rơi bạn khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Câu 10: (0,5 điểm) VD: Mặt trăng tròn như quả bóng. B. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: Nghe - viết (4 điểm) - Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: + Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm + Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm + Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 1 điểm Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,2 điểm từ lỗi thứ 6 trở đi. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn... bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: - Về nội dung: Bài viết bao gồm các ý sau: + Đặc điểm của các bộ phận (hình dạng, màu sắc, chất liệu,…) (1 điểm) + Công dụng của đồ vật. (1 điểm) + Suy nghĩ của em về đồ vật. (1 điểm) - Về hình thức: + Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: (1 điểm) + Dùng từ, diễn đạt tốt: (1 điểm) + Bài viết có sáng tạo: (1 điểm) - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết để trừ điểm cho toàn bài.
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH TẢ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 NĂM HỌC 2023-2024 GV đọc cho HS viết đầu bài và đoạn văn sau: (Thời gian học sinh viết bài: 15 phút) Hoa thiên lí Thiên lí là một cây dây leo chằng chịt. Hoa nở thành từng chùm ở nách lá, nụ hoa màu xanh lục, lúc hoa nở có màu vàng rất nhẹ. Hương thơm tỏa vào ban đêm và sáng sớm. Khoảng đầu hè đến giữa thu là mùa hoa thiên lí nở. Sang đông cây rụng lá rồi chết các cành nhỏ, chỉ còn thân chính và gốc cây vẫn sống. Tháng hai tháng ba hàng năm, từ gốc cây và thân chính thiên lí lại nảy chồi rồi phát triển. (Lê Linh)
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC TIẾNG CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 NĂM HỌC 2023-2024 GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. ĐỀ 01: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC. Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Hỏi: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới được thể hiện qua những hình ảnh nào? ĐỀ 02: CẬU HỌC SINH MỚI Gia đình ông Giô-dép chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học. Ác-boa không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hoà lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau. Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi: - Con tên là gì? - Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! - Cậu bé lễ phép. - Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi? - Thưa thầy, con thích đi học ạ! Thầy giáo gật gù: - Thế thì được! Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường. Hỏi: Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để làm gì? ĐỀ 03: MÙA THU CỦA EM Mùa thu của em Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Rước đèn họp bạn Như nghìn con mắt Hội rằm tháng Tám
- Mở nhìn trời êm. Chị Hằng xuống xem. Mùa thu của em Ngôi trường thân quen Là xanh cốm mới Bạn thầy mong đợi Mùi hương như gợi Lật trang vở mới Từ màu lá sen. Em vào mùa thu. Hỏi: Mùa thu có gì vui đối với các bạn nhỏ? ĐỀ 04: ƯỚC MƠ MÀU XANH Tán hoàng lan xoè rộng như một chiếc dù khổng lồ. Nó đón lấy ánh nắng gắt gỏng ban trưa và giữ lại trên tầng tán rộng. Chỉ những hạt nắng trong trẻo mới được thả xuống mặt đất qua kẽ lá. Một hạt nắng đậu lên đôi mắt xoe tròn của bé gái ngồi dưới gốc cây. Cô bé đưa tay hứng lấy hạt nắng đang rơi. Hạt nắng lọc qua những phiến lá xanh, bỗng trở nên dịu dàng đến lạ! Hỏi: Tán hoàng lan được so sánh với sự vật gì? ĐỀ 05: ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI Từ những điều quan sát được, Niu-tơn đã chế tạo một chiếc đồng hồ bóng nắng có hình tròn. Mặt đồng hồ có khắc nhiều vạch, ở giữa cắm một cái que. Nhờ bóng que đổ xuống các vạch khác nhau mà có thể biết được lúc đó là mấy giờ. Cậu chỉ vào một vạch và nói với bà: “Khi bóng đổ xuống đây thì bà có thể biết là cháu đã tan học.” Sau khi làm xong, Niu-tơn đặt đồng hồ ở giữa làng để nó báo giờ cho mọi người. Mỗi lần nhìn thấy “đồng hồ Niu-tơn”, mọi người lại nhớ đến cậu bé khéo tay, thông minh của làng mình. Hỏi: Giới thiệu chiếc đồng hồ do Niu-tơn làm.
- ĐỀ 06: NGÀY KHAI TRƯỜNG Sáng đầu thu trong xanh Nhìn các thầy, các cô Em mặc quần áo mới Ai cũng như trẻ lại Đi đón ngày khai trường Sân trường vàng nắng mới Vui như là đi hội. Lá cờ bay như reo. Gặp bạn, cười hớn hở Từng nhóm đứng đo nhau Đứa tay bắt mặt mừng Thấy bạn nào cũng lớn Đứa ôm vai bá cổ Năm xưa bé tí teo, Cắp sách đùa trên lưng. Giờ lớp Ba, lớp Bốn. Hỏi: Bạn học sinh trong bài thơ chuẩn bị đi khai giảng như thế nào? ĐỀ 07: BẠN MỚI Năm học mới, Kim có hai người bạn mới. Bạn thứ nhất là Sa Li, cô bé có làn da màu mật ong. Mắt Sa Li rất to, mi dày rợp. Bạn mặc chiếc áo dài màu hồng phấn, nhưng không xẻ tà như áo dài của cô giáo. Trên áo có đến hai dải lụa trang trí hoa văn thật nổi bật: một dải thắt ngang lưng, một dải chéo qua vai. Sa Li nói chiếc áo dài này là trang phục truyền thống của dân tộc Chăm. Bạn thứ hai là Vừ, người Tày, vừa theo gia đình chuyển vào từ một tỉnh miền núi phía Bắc. Vừ có vóc dáng khoẻ mạnh, nước da đỏ hồng, mắt hơi xếch. Áo Vừ mặc không rực rỡ như Sa Li mà chỉ đậm một màu chàm. Trước ngực áo có điểm hàng khuy vải xinh xinh. Hỏi: Bạn Sa Li mặc trang phục như thế nào? ĐỀ 08: ÔNG NGOẠI Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên. Một sáng, ông bảo : - Ông cháu mình đến xem trường thế nào. Hỏi: Thành phố sắp vào thu có gì đẹp ?
- ĐỀ 09: TIẾNG ĐÀN Thủy nhận cây đàn vi ô lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó, em bước vào phòng thi. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động. Hỏi: Tiếng đàn của Thủy được miêu tả như thế nào? ĐỀ 10: BA CON BÚP BÊ Hồi Mai 5 tuổi, gia đình em rất nghèo. Anh em Mai không có nhiều đồ chơi. Mai thường sang chơi chung búp bê với Na là bạn hàng xóm. Mai luôn ao ước có một con búp bê. Đêm Nô-en năm ấy, bố bảo Mai: - Đêm nay, con hãy xin Ông già Nô-en một món quà con thích. Thế nào điều ước ấy cũng thành sự thật. Hỏi: Bé Mai ao ước điều gì? ĐỀ 11: BẢY SẮC CẦU VỒNG Một họa sĩ đang say sưa vẽ bức tranh phong cảnh đồng quê. Bỗng trời đổ mưa. Họa sĩ vội lấy ô để che bức tranh đang vẽ dở. Bị mưa làm ướt, các màu bắt đầu càu nhàu. Màu đỏ thấy thế bèn lên tiếng: - Các bạn thật là những màu mềm yếu! Màu da cam phản ứng: - Bạn nói ai vậy? Mình là màu da cam nổi tiếng. Các quả cam đều sơn màu của mình đấy! Màu vàng đáp: - Nhưng màu vàng của tớ mới là màu của Mặt Trời, bạn nhé! Hỏi: Các màu tranh cãi nhau về điều gì?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 811 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 487 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 334 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 181 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 469 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
5 p | 331 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 152 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 138 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn