intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Vân Hòa

Chia sẻ: Thẩm Quyên Ly | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập cùng "Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Vân Hòa" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức. Cùng tham khảo đề thi ngay các em nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Vân Hòa

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN HÒA KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC : 2021 - 2022 (ĐỀ CHÍNH THỨC) MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 4 (Thời gian : 80 phút) Họ và tên học sinh: ................................................. Lớp :....................... Điểm Lời phê của cô giáo Chữ kí GV Chữ kí phụ huynh A. PHẦN ĐỌC: I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) * Giáo viên chọn cho học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt 4 tập 1; đoạn văn có độ dài khoảng khoảng 80 tiếng, đọc trong 1 phút và trả lời câu hỏi phù hợp với đoạn văn đó: II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) * Đọc thầm bài: Cái bi đông của ông tôi Ông tôi có cái bi đông được dùng từ rất lâu. Ông bảo ngày ông đi bộ đội, hành quân dọc Trường Sơn vào miền Nam đánh Mĩ, cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng. Giờ thì cái bi đông ấy đã cũ lắm. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt, đựng được đến hơn một lít nước. Cái vỏ bằng nhôm cứng được sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa có một dây xích nhỏ buộc vào cổ bi đông để khỏi rơi mất. Khi mời ai uống nước, cái nắp nhựa trở thành cái cốc, rất tiện. Bao bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là cái giỏ đeo đan bằng sợi dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai, cũng màu xanh lá cây. Có lần tôi hỏi ông: - Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à? Ông tôi mỉm cười: Ông thích cháu ạ. Cái bi đông này phải sơn màu lá cây để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc! Tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện bên sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô và được hàn rất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích: - Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, mảnh đạn của giặc văng vào ông, găm trúng cái bi đông đeo bên người. Ông không việc gì, nhưng nó bị “thương”. Từ đấy, tôi hiểu vì sao ông lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế. Theo Hồ Thị Mai Quang
  2. * Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho câu hỏi 1, 2, 3, 5 các câu còn lại thì viết phần trả lời vào chỗ trống. Câu 1: Ở đoạn 2 “giờ thì bi đông ấy… màu xanh lá cây.”, tác giả miêu tả rõ những bộ phận nào của chiếc bi đông? A. Vỏ bi đông, cái nắp nhựa, cổ bi đông. B. Vỏ bi đông, cái nắp nhựa, giỏ bọc ngoài. C. Cái nắp nhựa, giỏ bọc ngoài, cổ bi đông. D. Cái nắp nhựa, giỏ bọc ngoài, sợi dây dù. Câu 2: Lí do nào khiến tác giả gọi cái bi đông là “quả dừa dẹt”? A. Bi đông được làm từ quả dừa. B. Bi đông to như một quả dừa. C. Bi đông to như quả dừa, hình tròn dẹt. D. Bi đông đựng được hơn một lít nước. Câu 3: Tác giả phát hiện ra đặc điểm gì đặc biệt bên sườn bi đông? A. Một lỗ thủng lớn. B. Một vết xước, lộ màu nhôm bạc xỉn. C . Một chỗ bị móp, lộ ra màu bạc xỉn. D . Một lỗ thủng bằng hạt ngô và được hàn lại rất khéo. Câu 4: Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện bên sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô và được hàn rất khéo. B. Nhưng cái bi đông này phải sơn màu lá cây để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc. C. Trong một trận chiến đấu, mảnh đạn của giặc văng vào ông, găm trúng cái bi đông đeo bên người D. Cái vỏ bằng nhôm cứng được sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Câu 5: Vì sao người ông lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế? Câu 6: Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu: “Cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng.” Câu 7: Tìm và ghi ra ba từ láy có trong bài văn trên.
  3. Câu 8: Đặt câu với một từ láy vừa tìm được trên đây. B. PHẦN VIẾT: I. Chính tả (nghe - viết): Mùa đông trên rẻo cao. (SGK Tiếng Việt 4 tập1 trang 165) II. Tập làm văn: * Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích.
  4. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT A. PHẦN ĐỌC: 10 điểm I. Đọc thành tiếng: 4 điểm - Đọc đúng tiếng, từ; Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; Tốc độ đạt yêu cầu (khoảng 1 phút): 3 điểm - Trả lời đúng 1 câu hỏi : 1 điểm II. Đọc thầm và làm bài tập: 6 điểm Câu 1- B , câu 2- C, câu 3 - D, câu 4- A (Mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 5. (1 điểm). Học sinh nêu được ý: ông nâng niu cái bi đông cũ vì đã cứu ông khỏi bị thương (Tùy theo mức độ trả lời cho 0,5-1 điểm) Câu 6: (1 điểm) Cái bi đông ấy/ đã từng theo ông như hình với bóng. (xác định đúng mỗi bộ phận cho 0,5đ) Câu 7. (1 điểm) HS tìm và ghi đúng số từ theo yêu cầu, nếu tìm được 1-2 từ chi cho nửa số điểm, Từ láy: móp mép, mân mê, nâng niu. Câu 8. Đặt câu đúng yêu cầu: 1điểm. B. PHẦN VIẾT : ( 10 điểm) 1. Chính tả : (3 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng: 3 điểm. Mỗi lỗi sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, viết hoa không đúng quy định: trừ 0,25 điểm. 2. Tập làm văn: (7 điểm) Yêu cầu : - Viết đúng thể loại văn tả đồ vật - Nội dung bài viết cần tả được : + Bao quát đồ vật đó +Tả cụ thể, chi tiết các bộ phận của vật đó. + Cảm nghĩ của bản thân và cách giữ gìn, bảo quản. - Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ. Tuỳ vào mức độ đạt được của bài viết mà giáo viên có thể đánh giá theo các mức điểm : 6,5--> 6,0--> 5,5--> 5,0--> 4,5--> 4,0--> …….--> 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0