Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Mường Tùng, Mường Chà
lượt xem 2
download
“Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Mường Tùng, Mường Chà” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Mường Tùng, Mường Chà
- PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG CHÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS MƯỜNG TÙNG NĂM HỌC: 2023 – 2024 ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 (Đọc thành tiếng + Đọc hiểu văn bản) Thời gian: Mỗi học sinh đọc từ 1 - 2 phút Ngày kiểm tra: .../ …/ 2024 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 3 điểm) I. Nội dung kiểm tra Gồm các đoạn bài sau: 1. Bài Thi nhạc: Đoạn “Trong tà áo dài....... niềm vui này.” (Sách Tiếng Việt 4/ tập 1/ trang 13) Câu hỏi: Vì sao thầy Vàng Anh rất xúc động khi xem các học trò biểu diễn? 2. Bài Đò ngang: Đoạn “ Thuyền mành nghĩ ngợi....... muốn được như vậy.” (Sách Tiếng Việt 4/ tập 1/ trang 35) Câu hỏi: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào? 3. Bài Đồng cỏ nở hoa: Đoạn “Bống là một cô bé....... con mắt lá răm.” (Sách Tiếng Việt 4/ tập 1/ trang 81) Câu hỏi: Tài năng hội họa của Bống được giới thiệu như thế nào? 4. Bài Thanh âm của núi: Đoạn “ Tiếng khèn gắn bó....... dạt dào sức sống.” Sách Tiếng Việt 4/ tập 1/ trang 86) Câu hỏi: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông? 5. Bài Bức tường có nhiều phép lạ: Đoạn “ Quy nghĩ đến bố....... trận mưa rào đâu cả.” (Sách Tiếng Việt 4/tập 1/trang 97 ) Câu hỏi: Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ? II. Hình thức kiểm tra Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh theo thứ tự (số báo danh), bốc thăm rồi đọc thành tiếng trước lớp 1 bài trong số 5 bài ( đã ghi trong phiếu). Phiếu thăm do giáo viên chuẩn bị trước có ghi tên bài và giới hạn đoạn đọc. III. Cách đánh giá cho điểm ( 3 điểm) 1. Đọc thành tiếng (2 điểm) Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,25 điểm; 5 đến 8 tiếng: 0,5 điểm; sai trên 9 tiếng: 0 điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, các cụm từ: 0,5 điểm. - Tốc độ đọc 85-90 tiếng/phút: 0,5 điểm. - Tùy mức độ đọc của học sinh để cho điểm. 2. Đọc hiểu văn bản (1 điểm) - Học sinh trả lời 1 câu hỏi theo bài đọc, trả lời đúng được 1 điểm. Bài 1: Thi nhạc - Hỏi: Vì sao thầy Vàng Anh rất xúc động khi xem các học trò biểu diễn? - Trả lời: Thầy vàng anh rất vui và xúc động khi xem các học trò biểu diễn vì: các học trò đã thành công, tự tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai.
- Bài 2: Đò ngang - Hỏi: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào? - Trả lời: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị riêng của mình bằng cách chỉ ra cho đò ngang thấy: ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ. Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Bài 3: Đồng cỏ nở hoa - Hỏi: Tài năng hội họa của Bống được giới thiệu như thế nào? - Trả lời: Tài năng hội hoạ của Bống được giới thiệu: Bống là một cô bé có tài năng hội họa. Bài 4: Thanh âm của núi - Hỏi: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông? - Trả lời: Tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông vì: Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ. Tiếng khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về. Bài 5: Bức tường có nhiều phép lạ - Hỏi: Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ? - Trả lời: Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép vì cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt. PHIẾU BỐC THĂM BÀI ĐỌC THI NHẠC
- Trong tà áo dài tha thướt, hoạ mi trông thật dịu dàng, uyển chuyển. Bản nhạc “Mùa xuân” vang lên réo rắt, say đắm, rồi dần chuyển sang tiết tấu rạo rực, tưng bừng. Những giọt mưa xuân rơi trên đôi má nóng rực. Những chiếc mầm bật khỏi cành. Hoa đào rộ lên hoa mắt… Thầy vàng anh đứng dậy, vẻ nghiêm trang. Các học trò im lặng, hồi hộp. - Thầy rất vui vì sự thành công của các em. Các em đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai. Cảm ơn các em đã cho thầy niềm vui này. Hỏi: Vì sao thầy Vàng Anh rất xúc động khi xem các học trò biểu diễn? ĐÒ NGANG Thuyền mành nghĩ ngợi rồi nói: - Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ. Thấy đò ngang đăm chiêu, thuyền mành nói với giọng thân mật: - Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Quả thật, tôi cũng muốn được như vậy. Hỏi: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào? ĐỒNG CỎ NỞ HOA Bống là một cô bé có tài hội hoạ. Người phát hiện ra điều này trước nhất là bác Lan, chị gái của bố Bống. Thực ra, lúc đầu bác Lan chỉ thấy hơi là lạ, vì con bé mới học tiểu học mà sao nó lại mê vẽ thế. Nó vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe. Nó vẽ các nàng tiên, các cô công chúa, các chàng công tử. Cái Bống rất hay vẽ, nhưng đáng chú ý hơn là nó vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu. Cây cau ra cây cau. Bố Lít nó ra bố Lít. Mẹ Phít nó cũng chẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng xu với hai con mắt lá răm. Hỏi: Tài năng hội họa của Bống được giới thiệu như thế nào? THANH ÂM CỦA NÚI Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ. Tiếng khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về. Tiếng khèn trở thành
- báu vật của người Mông xưa truyền lại cho các thế hệ sau. Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên. Núi vút ngàn cao, rừng bao la rộng cũng chẳng thể làm chìm khuất tiếng khèn đầy khát khao, dạt dào sức sống. Hỏi: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông? BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa… rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài? Bố vào. Đúng lúc quá! Quy chạy lại: - Bố ạ, con nhìn mãi bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả. Hỏi: Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ? PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG CHÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS MƯỜNG TÙNG NĂM HỌC: 2023 – 2024 BÀI KIỂM TRA MÔN: Tiếng Việt – Lớp 4 (Phần đọc hiểu) Ngày kiểm tra: 04/ 1 / 2024
- ( Thời gian: 30 phút – không kể thời gian giao đề) Hội đồng kiềm tra: Trường TH&THCS Mường Tùng SBD: Họ và tên học sinh : Số phách …. GV coi thi số 1:………………. (Do chủ tịch HĐ chấm …………………………… GV coi thi số 2:………………. kiểm tra ghi) Lớp: ………… Điểm Lời nhận xét của giáo viên Họ tên, chữ kí Số phách Bằng số: ……….. ……………………………………. người chấm (Do chủ Bằng chữ: ……………………………………. ……………… tịch HĐ ………….………. ……………………………………. ……………… chấm kiểm tra ghi) ĐỀ BÀI I. Đọc thầm bài: (7 điểm) CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận lên củ khoai rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số chỗ khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.” (Lại Thế Luyện) II. Dựa vào nội dung bài tập đọc, kiến thức đã học trả lời câu hỏi và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 (0,5 điểm): Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? A. Để cho cả lớp học môn sinh học. B. Để cho cả lớp liên hoan. C. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. Câu 2 (0,5 điểm): Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? A. Đi đâu cũng mang theo. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước. B. Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây vừa nặng nề kè kè bên cạnh. C. Cả hai ý trên.
- Không được viết vào phần gạch chéo này Câu 3 (1 điểm): Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác ? A.Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. B. Vì sự oán giận hay thù ghét mang lại điều tốt đẹp cho chúng ta. C. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng thấy thỏa mái trong lòng. Câu 4 ( 1 điểm): Thế nào là lòng vị tha? A. Biết cảm thông và chia sẻ. B. Rộng lòng tha thứ. C. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ. Câu 5 ( 0,5 điểm): Gạch chân câu có sử dụng nghệ thuật nhân hóa: Những đám mây trắng như bông đang từ từ trôi. Trên cành cây, Bác chim sẻ đang hót líu lo. Câu 6 (0,5 điểm) : Động từ chỉ trạng thái là: A.Bay, vẫy, chạy, đi, hát. B. Vui, buồn, yêu, ghét, hờn. C. Đứng, nhảy, ca, giận, dám. Câu 7 (1 điểm): Danh từ riêng là gì? Cho ví dụ 5 danh từ riêng. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 8 (1 điểm) : Viết 1 câu sử dụng tính từ để tả tiếng mưa. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 9 (1 điểm) : Câu chuyện muốn nói với em điều gì? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………
- PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG CHÀ KỲ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS MƯỜNG TÙNG NĂM HỌC: 2023 – 2024 Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 ( phần viết) Ngày kiểm tra: 04/01/2024 (Thời gian: 60 phút không kể thời gian giao đề) Hội đồng kiềm tra: Trường TH&THCS Mường Tùng SBD: Họ và tên: Số phách (Do chủ tịch HĐ ........................................... GV coi KT số 1:...................................... chấm kiểm tra ghi) . Lớp: ......... GV coi KT số 2:...................................... Điểm Lời nhận xét của giáo viên: GV chấm KT số 1: Số phách Bằng số: ......... ................................................... ........................................... Bằng chữ:........ ................................................... GV chấm KT số 2: ........................ ................................................... ........................................... ................................................... I. Chính tả: Nghe - viết (3 điểm) Thời gian: 20 phút
- II. Tập làm văn (7 điểm) Đề bài: Thế giới xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật phong phú và đa dạng. Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.
- PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG CHÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS MƯỜNG TÙNG NĂM HỌC: 2023 - 2024 Đề chính thức Môn: Tiếng Việt - lớp 4 (Phần viết) (Đề gồm có 01 trang) (Thời gian 60 phút không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ... / 1 / 2024 ĐỀ BÀI I . Chính tả nghe - viết (20 phút ): (3 điểm) Trống đồng Đông Sơn Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn, con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh, …Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,…Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khao khát cuộc sống ấm no, yên vui của người dân. II. Tập làm văn ( 40 phút): (7 điểm) Thế giới xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật phong phú và đa dạng. Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I LỚP 4 : NĂM 2023 – 2024 I. Kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng (2 điểm) Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,25 điểm; 5 đến 8 tiếng: 0,5 điểm; sai trên 9 tiếng: 0 điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, các cụm từ: 0,5 điểm. - Tốc độ đọc 85-90 tiếng/phút: 0,5 điểm. - Tùy mức độ đọc của học sinh để cho điểm. 2. Đọc hiểu văn bản (1 điểm) - Học sinh trả lời 1 câu hỏi theo bài đọc, trả lời đúng được 1 điểm. Bài 1: Thi nhạc - Hỏi: Vì sao thầy Vàng Anh rất xúc động khi xem các học trò biểu diễn? - Trả lời: Thầy vàng anh rất vui và xúc động khi xem các học trò biểu diễn vì: các học trò đã thành công, tự tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai. Bài 2: Đò ngang - Hỏi: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào? - Trả lời: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị riêng của mình bằng cách chỉ ra cho đò ngang thấy: ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ. Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Bài 3: Đồng cỏ nở hoa - Hỏi: Tài năng hội họa của Bống được giới thiệu như thế nào? - Trả lời: Tài năng hội hoạ của Bống được giới thiệu: Bống là một cô bé có tài năng hội họa. Bài 4: Thanh âm của núi - Hỏi: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?
- - Trả lời: Tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông vì: Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ. Tiếng khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về. Bài 5: Bức tường có nhiều phép lạ - Hỏi: Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ? - Trả lời: Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép vì cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt. 3. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm Câu Đáp án Điểm 1 C. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. 0,5 2 0,5 C. Cả hai ý trên. 3 A. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của 1 người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. 4 C. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm 1 thông và chia sẻ. 5 0,5 Trên cành cây, Bác chim sẻ đang hót líu lo. 6 0,5 B. Vui, buồn, yêu, ghét, hờn. - Danh từ riêng là danh từ gọi tên một sự vật cụ thể, riêng biệt. Danh từ riêng được viết hoa. 7 Ví dụ: Lò Tuấn Anh, Hà Nội, Cử Long, Việt Nam, Cao 1 Bằng. 8 1 Ví dụ: Sáng sớm mùa hè, mưa vẫn rơi rả rích bên cửa sổ. 9 Sống phải có lòng vị tha, cảm thông, chia sẻ và không 1 gây thù oán. Lưu ý : Câu 9: Học sinh có thể viết câu khác đúng với nội dung bài đọc vẫn cho điểm tối đa. II. Kiểm tra viết: ( 10 điểm) 1. Chính tả (3 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (1 điểm): + 1 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. + 1 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1 điểm): + Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1 điểm + 0,5 điểm: nếu có 0 - 2 lỗi; + Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (1 điểm): + 1 điểm: Trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. + 1 điểm: Trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
- 2. Tập làm văn( 7 điểm) - Viết đúng nội dung yêu cầu của đề bài, trình bày thành bài văn đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. * Lưu ý: - Không cho điểm 0 ở bài kiểm tra. - Điểm kiểm tra đọc thành tiếng, đọc hiểu, chính tả, tập làm văn giữ nguyên không làm tròn. - Chỉ làm tròn khi cộng điểm hai bài kiểm tra (đọc và viết). Ma trận đề thi cuối học kì I – Môn Tiếng việt lớp 4 Mức Mức Mạc 1 Mức 3 h 2 Tổng Nhậ kiến Vận n Hiểu thức dụng biết , kĩ năng TN HT TN HT TN TL TL TL HT khác TNKQ TL HT khác khác khác KQ KQ KQ I. Đọc (5 điểm) a) Số 1 1 Đọc câu đoạn Số 1) (2 2 2 điểm Đọc điểm) thành b) Trả Số tiếng 1 1 lời câu (3 câu điểm) hỏi Số miệng 1 1 điểm (1 điểm) Số 2 2 1 4 1 câu a) Số Hiểu 1 2 1 3 1 điểm văn 2) Đọc bản (4 Thứ điểm) Câu Câu hiểu tự Câu 9 1,2 3,4 (7 câu điểm) b) Số 2 2 2 2 Kiến câu thức Số tiếng 1 2 1 2 điểm Việt,
- Thứ Câu Câu tự văn 5,6 7,8 câu học (3 Số câu 4 2 2 2 1 6 3 2 điểm) Đọc Tổng phần Số điểm 2 2 2 3 1 4 3 3 II. Viết (5 điểm) Số 1) 1 1 câu Chính Viết tả đoạn Số 3,0 3,0 (nghe văn/th điểm - viết) ơ - (3 Thứ Câu (3 điểm) tự 1 điểm) câu Số 1 1 câu 2) Viết Viết Số 7,0 7,0 bài bài điểm văn ( văn (7 7 điểm) Thứ Câu 2 điểm) tự câu Số câu 1 1 1 1 Tổng phần Viết Số điểm 7,0 3,0 7,0 3,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 251 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 467 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 363 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 528 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 379 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 285 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 438 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 230 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 291 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 161 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p | 135 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn