intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 có đáp án - Trường Tiểu học A An Hữu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 có đáp án - Trường Tiểu học A An Hữu” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025 có đáp án - Trường Tiểu học A An Hữu

  1. ĐỀ CHÍNH THỨC Trường Tiểu học A An Hữu ĐỀ KT CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 Lớp Năm/ ............. MÔN: ĐỌC HIỂU - LỚP 5 Họ và tên: ……………………. Thời gian: 35 phút (Không kể giao đề) Ngày kiểm tra: 02/01/2025 Điểm ghi bằng Điểm ghi bằng Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị số chữ 1. Giám thị 1:…………….......... 2. Giám thị 2:…………….......... A. Đọc thầm bài đọc sau: Nhát đinh của bác thợ Trong lúc nô đùa, mấy anh em tôi đã làm bong mặt ghế. Cha tôi phải mời bác thợ vào chữa lại cho khỏi hỏng thêm. Chúng tôi tò mò ngắm bác thợ lụi cụi làm việc. Mỗi khi cúi xuống, ngẩng lên, chiếc kính trắng trên mắt bác lại tụt xuống. Đôi bàn tay có những ngón sần sùi, gân guốc đặt vào đâu chỗ đó lập tức thay đổi và chiếc ghế dần dần lành lại như mới. Cuối cùng, sau mấy nhát đinh “chát, chát,...", chiếc ghế được đặt ngay ngắn, xong xuôi trước mắt chúng tôi. Cha tôi trả tiền và cảm ơn bác thợ. Bác thợ xoa xoa tay trên mặt ghế vừa được thay lại như để từ biệt đứa con của mình rồi chào cả cha tôi, lẫn chúng tôi, ra về. Một lúc sau, trời mưa to. Bỗng có ai gõ cửa. Cha tôi vội bước ra, thì thấy bác thợ đã trở lại, toàn thân ướt đẫm. Nước nhỏ giọt từ trong chiếc hòm đồ nghề của bác. Bố tôi hỏi: - Bác quên gì đấy ạ? Bác thợ đưa tay vuốt mặt, lắc đầu nói nhanh: - Tôi không quên gì, nhưng... Vừa nói, bác vừa bước tới chiếc ghế do tay bác vừa chữa, xoa xoa tay để làm cái gì. Anh em chúng tôi không hiểu đầu đuôi thế nào nữa, cứ trố mắt ra nhìn. Chợt bác khẽ reo lên: - Đây rồi! Bác mở hòm đồ nghề, lấy cái búa ra, đeo kính vào, nheo nheo mắt và bất thần vung búa gõ đánh “chát” một cái. Xong, bác ngẩng lên, cười, nói với cha tôi: - Đi được một quãng xa, tôi còn nhớ còn cái đinh chưa đóng hết đầu đinh. Để vậy, có người sẽ rách quần áo bác ạ! Cha tôi cảm động, lấy thêm tiền biếu bác. Bác không nhận và vội vàng chào. Cha con chúng tôi không ai bảo ai, cùng đứng lặng nhìn theo bác thợ vai khoác cái cưa, tay xách hộp gỗ cắm cúi đi trong mưa. Theo Phong Thu B. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng các câu 1,2,3,4,7,8 và trả lời các câu hỏi 5,6,9,10. Câu 1: Cha của bạn nhỏ mời bác thợ vào nhà để làm gì? A. Chữa lại chân chiếc ghế mà mấy anh em đã làm bong. B. Chữa lại mặt chiếc ghế mà mấy anh em đã làm bong. C. Chữa lại chân chiếc ghế mà mấy anh em đã làm gãy. D. Chữa lại lưng chiếc ghế mà mấy anh em đã làm bong.
  2. Câu 2: Từ nào sau đây thể hiện dáng vẻ của bác thợ khi làm việc? A. tò mò C. ngay ngắn B. lụi cụi D. cắm cúi Câu 3: Chi tiết nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng của cha bạn nhỏ với bác thợ? A. Trả tiền và cảm ơn bác thợ. B. Trả tiền và chào tạm biệt bác thợ. C. Cảm ơn và chào tạm biệt bác thợ. D. Trả tiền và đứng nhìn theo bác thợ. Câu 4: Vì sao bác thợ quay lại nhà của bạn nhỏ? A. Vì trời mưa rất to mà bác không có áo mưa. B. Vì để quên hòm đồ nghề ở nhà bạn nhỏ. C. Vì nhớ còn cái đinh chưa đóng hết đầu đinh. D. Vì quên mấy cái đinh ở nhà bạn nhỏ. Câu 5: Theo em, vì sao bác thợ không nhận thêm tiền từ cha của bạn nhỏ? …………………………………………………………………………........................... ……………………………………………………………………………....................... ……………………………………………………………………………....................... Câu 6: Hình ảnh bác thợ đứng trước cửa nhà bạn nhỏ, toàn thân ướt đẫm gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì? ………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………….......................................... ………………………………………………………………………………………….. Câu 7: Đại từ trong câu: “Tôi không quên gì, nhưng...” là: A. không B. nhưng. C. quên D. tôi Câu 8: Từ gạch dưới trong câu dưới đây thuộc loại từ nào? “Cha tôi trả tiền và cảm ơn bác thợ.” A. động từ C. đại từ B. tính từ D. kết từ Câu 9: Tìm 2 câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung nói về biểu hiện của gia đình hạnh phúc. ………………………………………………………………………………………….. Câu 10: Viết 2 – 3 câu nhận xét về bác thợ, trong câu có sử dụng kết từ. …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... ……………… HẾT ……………
  3. UBND HUYỆN CÁI BÈ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH A AN HỮU Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Tiếng Việt (Phần viết) - Lớp 5 Thời gian: 35 phút Ngày kiểm tra: 02/01/2025 II.Tập làm văn: (10 điểm) Đề bài: Hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo. * Hướng dẫn cách tiến hành kiểm tra : Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau: - Đọc đề và ghi đề bài lên bảng lớp; - Học sinh ghi lại đề bài và tự làm bài. …………………Hết…………………
  4. UBND HUYỆN CÁI BÈ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH A AN HỮU Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2024- 2025 I. Đọc hiểu + Tiếng Việt : (10 điểm) * Đáp án – Biểu điểm : Câu 1 2 3 4 7 8 Đáp án B B A C D D Điểm 1 1 1 1 1 1 Câu 5: (1điểm) Gợi ý: Nhát búa cuối cùng đó là để bác hoàn thành công việc dang dở của mình nên bác không nhận thêm tiền từ cha bạn nhỏ. Lưu ý: HS tự do nêu suy nghĩ, đảm bảo cách giải thích phù hợp. Câu 6: (1điểm) Gợi ý: Em cảm động và khâm phục trước sự tận tâm, ý thức trách nhiệm với nghề của bác thợ. Lưu ý: HS tự do nêu suy nghĩ, đảm bảo cách giải thích phù hợp. Câu 9: (1điểm) Chị ngã, em nâng; Trông ấm ngoài êm; … (0,5đ / câu) Câu 10:(1điểm) Nhận xét về bác thợ (0,5 đ) Có kết từ (0,5 đ) Lưu ý: HS tự do nêu suy nghĩ, đảm bảo cách giải thích phù hợp. III. Phần viết : (10 điểm) 1. Mở bài: (1điểm) Giới thiệu được câu chuyện. Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện 2. Thân bài: (5 điểm) - Nêu được sự việc mở đầu của câu chuyện. Chọn lời xưng hô phù hợp (0,5 đ) - Nêu được các sự việc chính liên quan theo một trình tự hợ lí. (3 đ) - Thể hiện được những hành động tiêu biểu, ý nghĩ của nhân vật (1 đ) - Thể hiện được lời nói (0,5 đ) 3. Kết bài: (1 điểm) Viết được kết thúc câu chuyện rõ ràng. Nêu được nhận xét, đánh giá của mình về câu chuyện hoặc rút ra bài học, ý nghĩa.
  5. 4. Luyện từ và câu: (1 điểm) Bài văn diễn đạt lưu loát, có dùng hình ảnh so sánh, dùng từ gợi tả. Có những câu văn mang tính sáng tạo 5. Chính tả: (2 điểm) Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả ghi 2 điểm. Học sinh viết sai chính tả dưới 3 lỗi chính tả ghi 2 điểm Học sinh viết sai chính tả từ 3 lỗi đến 5 lỗi trừ 1 điểm Học sinh viết sai chính tả trên 5 lỗi trừ 2 điểm Tùy theo mức độ sai sót về ý; về diễn đạt; dùng từ, đặt câu, ….. giáo viên ghi điểm: 9,5 - 9,0 - 8,5 – 8,0 - 7,5- 7,0 - 6,5 - 6,0 - 5.5 – 4,5 – 4,0 - 3,5 - 3.0 – 2,5 -2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5 - 0 …………………Hết…………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2