intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Khối cơ bản)

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Khối cơ bản) dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Khối cơ bản)

  1. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN VẬT LÝ 11 CƠ BẢN Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 227 Câu 1: Nếu ghép nối tiếp 3 pin giống nhau thì người ta được bộ nguồn có suất điện động 7,5 V và điện trở trong 3 Ω. Khi mắc 3 pin đó song song, ta được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong lần lượt là A. 2,5 V và 1 Ω. B. 2,5 V và 1/3 Ω. C. 7,5 V và 1 Ω. D. 7,5 V và 3 Ω. Câu 2: Cho đoạn mạch điện có điện trở thuần 20Ω, dòng điện đi qua điện trở là 2A. Trong 1 phút, điện năng tiêu thụ của đoạn mạch điện đó bằng A. 24kJ. B. 4,8kJ. C. 40J. D. 120J. Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ: Vôn kế có điện trở RV. Biết R1 = R2 = RV = 50Ω. Nguồn điện có suất điện động E = 3V và điện trở trong r = 0. Bỏ qua điện trở của các dây nối. Số chỉ vôn kế là A. 0,5V. B. 1,5V. C. 1V. D. 2V. Câu 4: Muốn mạ kim loại đồng lên một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200 cm2, người ta dùng tấm sắt đó làm catôt của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anôt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ bằng 10 A chạy qua trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Biết kim loại đồng có khối lượng mol nguyên tử là A = 64 g/mol, hóa trị n = 2 và có khối lượng riêng là  = 8,9.103 kg/m3. Bề dày lớp kim loại đồng phủ trên mặt tấm sắt đó xấp xĩ bằng A. 0,18 cm. B. 1,8 cm. C. 18 cm. D. 0,018 cm. Câu 5: Chọn câu phát biểu sai trong các câu sau đây? A. Bán dẫn chứa axepto (tạp chất nhận) là bán dẫn loại n. B. Chất bán dẫn có hai loại hạt tải điện là electron dẫn và lỗ trống. C. Chất bán dẫn là một nhóm vật liệu mà tiêu biểu là hai nguyên tố Gemani và Silic. D. Điện trở suất của chất bán dẫn phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ và tạp chất. Câu 6: Hạt tải điện trong chất điện phân là các A. electron tự do. B. electron, ion dương và ion âm. C. electron và ion dương. D. ion dương và ion âm. Câu 7: Nhận xét nào sau đây là đúng? Theo định luật Ohm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín gồm nguồn điện và mạch ngoài là điện trở thuần A. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài. B. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài. C. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn. D. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn. Câu 8: Đương lượng điện hóa của niken là k = 0,3.10-3 g/C. Một điện lượng q = 2C chạy qua bình điện phân có anôt làm bằng niken thì khối lượng của niken bám vào catôt khi đó là A. 1,5.10-4 g. B. 1,5.10-3 g. C. 6.10-4 g. D. 6.10-3 g. Câu 9: Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng khi nhiệt độ A. hạ xuống dưới một nhiệt độ tới hạn TC nào đó thì điện trở suất của kim loại đột ngột giảm xuống bằng không. B. tăng tới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không. Trang 1/4 - Mã đề 227
  2. C. hạ xuống dưới nhiệt độ tới hạn TC nào đó thì điện trở suất của kim loại tăng đột ngột đến giá trị khác không. D. tăng tới dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không. Câu 10: Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E1 = 1,6 V, E2 = 2 V, r1 = 0,3 Ω, r2 = 0,9 Ω mắc nối tiếp với nhau và mắc với điện trở R = 6 Ω tạo thành mạch điện kín. Hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện E1 là A. U1 = 0,15 V. B. U1 = 1,45 V. C. U1 = 1,5 V. D. U1 = 5,1 V. Câu 11: Người ta mắc hai cực của một nguồn điện với một biến trở. Thay đổi điện trở của biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy qua mạch, người ta vẽ được đồ thị như hình vẽ bên. Dựa vào đồ thị, tính được suất điện động và điện trở trong của nguồn điện đó là A. E = 3V, r = 1(Ω). B. E = 2,5V, r = 1(Ω). C. E = 2,5V, r = 0,5(Ω) D. E = 3V, r = 0,5(Ω). Câu 12: Chất khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì các phân tử chất khí A. hầu như đều ở trạng thái trung hòa điện, do đó trong chất khí không có (hoặc có rất ít) hạt tải điện. B. không thể chuyển động có hướng mặc dù có sẵn hạt tải điện. C. không chứa các hạt tải điện mặc dù chất khí luôn luôn chuyển động có hướng. D. luôn mang điện tích dương chuyển động hỗn loạn không ngừng. Câu 13: Cho dòng điện chạy qua bình điện phân có cực dương tan. Biết kim loại dùng làm anôt có hoá trị n = 2. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân có cường độ 0,2 A trong thời gian điện phân là 16 phút 5 giây thì khối lượng kim loại bám vào catôt là 0,064 g. Kim loại dùng làm anôt của bình điện phân có khối lượng mol nguyên tử và tên gọi là A. A = 64 g/mol; kim loại đó là Đồng. B. A = 65 g/mol; kim loại đó là Kẽm. C. A = 56 g/mol; kim loại đó là Sắt. D. A = 58,7 g/mol; kim loại đó là Niken. Câu 14: Trong bán dẫn loại nào sau đây thì mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron? A. Bán dẫn tinh khiết. B. Tất cả các bán dẫn có pha tạp chất. C. Bán dẫn loại n. D. Bán dẫn loại p. Câu 15: Cho mạch điện gồm nguồn có E  5V ; r  1. Mạch ngoài gồm 3 điện trở R1 , R2 , R3 mắc nối tiếp nhau. Bỏ qua điện trở của các dây nối. Biết R1  3, R2  5, R3  1. Công suất của nguồn điện là A. 4,5 W. B. 2,5W. C. 6W. D. 5W. Câu 16: Hai nguồn điện có ghi 20 V và 60 V, nhận xét nào sau đây là đúng? A. Nguồn điện thứ hai luôn sinh công gấp 3 lần nguồn điện thứ nhất. B. Khả năng sinh công của nguồn điện thứ hai gấp 3 lần nguồn điện thứ nhất. C. Hai nguồn điện này luôn tạo ra một hiệu điện thế 20 V và 60 V cho mạch ngoài. D. Khả năng sinh công của hai nguồn điện là 20 J và 60 J. Câu 17: Hai bình điện phân đựng các dung dịch CuSO4 và AgNO3 có cực dương tan, được mắc nối tiếp trong một mạch điện có dòng điện không đổi chạy qua. Sau một thời gian điện phân, thì tổng khối lượng catôt của cả hai bình điện phân đó tăng thêm 2,8 g. Biết kim loại đồng có khối lượng mol nguyên tử là 64 g/mol; hoá trị 2 và kim loại bạc có khối lượng mol nguyên tử là 108 g/mol; hoá Trang 2/4 - Mã đề 227
  3. trị 1. Điện lượng qua hai bình điện phân khi đó bằng A. 13,90 (C). B. 1,390 (C). C. 19,30 (C). D. 1930 (C). Câu 18: Bản chất của dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của A. các electron tự do. B. các ion dương và ion âm. C. các ion dương, ion âm và electron. D. các electron tự do và các lỗ trống. Câu 19: Trong bài thí nghiệm thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa, khi dùng đồng hồ đo điện đa năng hiện số, ta nên A. dùng thang đo cường độ dòng điện để đo hiệu điện thế và ngược lại, việc này không ảnh hưởng đến đồng hồ. B. không cần phải gạt núm bật-tắt của đồng hồ về vị trí “OFF” sau mỗi lần đo để đồng hồ không phải khởi động lại nhiều lần vì mau hỏng. C. chọn thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức năng đã chọn khi chưa biết giá trị giới hạn của đại lương cần đo. D. chuyển đổi chức năng thang đo của đồng hồ khi đang có dòng điện chạy qua nó. Câu 20: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo suất điện động của nguồn điện? A. Vôn (V). B. Newton trên Coulomb (N/C). C. Newton mét trên Coulomb (Nm/C). D. Joule trên Coulomb (J/C). Câu 21: Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân A. dung dịch axit có anốt làm làm bằng kim loại. B. dung dịch muối của kim loại có anốt làm bằng than chì. C. dung dịch muối của kim loại có anốt làm bằng chính kim loại đó. D. dung dịch muối, axit, bazơ có anốt đều làm bằng kim loại. Câu 22: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện điện E = 24V và có điện trở trong r = 1 Ω. Trên các bóng đèn có ghi: Đ1 (12V– 6W); Đ2 (12V –12W). Biết 2 bóng đèn đó đều sáng bình thường. Giá trị của điện trở R là A. 5 Ω. B. 6 Ω. C. 7 Ω. D. 9 Ω. Câu 23: Chọn câu sai khi nói về dòng điện trong kim loại? A. Khi hai kim loại của cặp nhiệt điện tiếp xúc với nhau, luôn có sự khuếch tán của các eletron tự do qua lại lớp tiếp xúc. B. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là do sự va chạm của các electron tự do với các ion dương ở các nút mạng tinh thể. C. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất của kim loại tăng. D. Dòng điện trong kim loại luôn tuân theo định luật Ohm. Câu 24: Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động T = 65 V/K được đặt trong không khí ở nhiệt độ 270 C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 1270 C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là A. 6,5 mV. B. 1,95 mV. C. 1,95 V. D. 0,65 V. Câu 25: Trong phần thực hành khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn, khi tiến hành đo số liệu của bài thực hành chúng ta không sử dụng dụng cụ nào sau đây? A. Điôt chỉnh lưu. B. Bảng lắp ráp mạch điện. C. Tụ điện có điện dung C. D. Đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Câu 26: Ở nhiệt độ 20 C điện trở suất của kim loại bạc là 1,62.10-8 Ω.m. Biết hệ số nhiệt điện trở 0 Trang 3/4 - Mã đề 227
  4. của bạc là 4,1.10-3 K-1. Khi ở nhiệt độ 330 K thì điện trở suất của bạc xấp xĩ là A. 1,69.10-8 Ω.m. B. 1,82.10-8 Ω.m. C. 1,51.10-8 Ω.m. D. 1,86.10-8 Ω.m. Câu 27: Chọn công thức sai khi nói về mối liên quan giữa công suất tiêu thụ P, cường độ dòng điện I và hiệu điện thế U giữa hai đầu một điện trở R là U2 A. P = U2I B. P = C. P = U.I D. P = R.I2 R Câu 28: Có n nguồn điện giống nhau mắc song song, các nguồn có cùng suất điện động E và điện trở trong r. Bộ nguồn này mắc với điện trở R tạo thành mạch điện kín. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính có biểu thức đúng là A. I  nE . B. I  E C. I  E . D. I  E . r Rr r R  nr R R n n Câu 29: Cho một mạch điện có nguồn điện không đổi. Khi điện trở ngoài của mạch tăng 2 lần thì cường độ dòng điện trong mạch chính sẽ A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. chưa đủ dữ kiện để xác định. Câu 30: Một nguồn điện có suất điện động 12V, điện trở trong 1Ω dùng để thắp sáng một bóng đèn loại: 12V- 6W. Hiệu suất của nguồn điện khi đó bằng A. 80%. B. 85%. C. 75%. D. 96%. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 227
  5. SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT MÔN VẬT LÝ 11 CƠ BẢN Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 891 737 752 227 361 863 1 C A B B B A 2 B B A B D D 3 A D B C A D 4 D D B D B A 5 C B A A A C 6 B C B D B C 7 A B C B A D 8 A A A C C D 9 C D A A A A 10 A C D B B D 11 B B A D B A 12 D D B A C C 13 A A C A B B 14 C B A D A C 15 B B A B A D 16 A D A B D C 17 D D A D C B 18 D D D C D D 19 A B B C D A 20 A B C B A B 21 A D B C C B 22 D A A C C B 23 D B B D B A 24 D D D A A A 25 B C D C D C 26 B B A D B A 27 C C D A D C 28 D A B C D A 29 A D A D C C 30 A A B D B A 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2