intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ MINH HỌA MÔN: VẬT LÝ 10 Thời gian làm bài : 45 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1 (NB): Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của Vật Lí? A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau. B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn. C. Nghiên cứu về sự vận động vật chất và các dạng năng lượng. D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã. Câu 2 (NB): Điều nào sau đây gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm? A. Cầm vào phần vỏ nhựa của đầu phích cắm để cắm vào ổ điện. B. Nhìn trực tiếp vào đèn chiếu tia laser khi nó đang hoạt động mà không có kính bảo vệ. C. Đeo khẩu trang, găng tay khi thực hành thí nghiệm với hóa chất. D. Sắp xếp thiết bị vào đúng vị trí sau khi sử dụng. Câu 3 (NB): Khi tiến hành đo khối lượng vật ta sử dụng dụng cụ đo là cân để đọc kết quả đo, phép đo này là phép đo A. trực tiếp. B. gián tiếp. C. đồ thị. D. thực nghiệm. Câu 4 (NB): Đối với vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây của quãng đường đi được? A. Là đại lượng vectơ. B. Có đơn vị đo là giây. C. Cho biết hướng chuyển động. D. Là đại lượng vô hướng Câu 5 (TH): Một học sinh bơi trong bể bơi thiếu niên dài 40 m. Học sinh bắt đầu xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì quay lại bơi tiếp về đầu bể rồi nghỉ. Quãng đường mà học sinh bơi được là A. 40 m. B. 0 m. C. 80 m. D. - 80 m. Câu 6 (NB): Tốc độ trung bình chuyển động là đại lượng A. đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động. B. vectơ. C. đặc trưng cho vị trí của chuyển động.
  2. D. đặc trưng cho mọi tính chất của chuyển động. Câu 7 (TH): Một con nhện bò dọc theo hai cạnh của một chiếc bàn hình chữ nhật mất thời gian 120 s. Biết hai cạnh bàn có chiều dài lần lượt là 4 m và 5 m. Tốc độ trung bình của con nhện là A. 0,075 m/s. B. 0,07 m/s C. 0,08 m/s D. 0,06 m/s Câu 8 (NB): Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo tốc độ chuyển động có ưu điểm nổi bật là A. chi phí rẻ. B. thiết bị gọn nhẹ. C. dễ lắp đặt và sử dụng. D. độ chính xác cao. Câu 9 (NB): Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 10 (TH): Một chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 25 m/s thì chạy nhanh dần. Sau 10s vận tốc của ô tô đạt 50 m/s. Gia tốc của ô tô là A. 2,5 m/s2. B. 10 m/s2. C. 25 m/s2. D. 50 m/s2. Câu 11 (NB): Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia gia tốc của chuyển động nhanh dần đều là A. B. C. D. Câu 12 (TH): Một ô tô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Vận tốc của xe sau 10 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là A. 20 m/s. B. 2 m/s. C. 40 m/s. D. 4 m/s. Câu 13 (NB): Thả một hòn sỏi từ độ cao xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là: A. B. C. D.
  3. Câu 14 (TH): Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo gián tiếp trong thí nghiệm khảo sát sự rơi tự do? (1) Dùng thước đo chiều cao. (2) Dùng đồng hồ đo thời gian. (3) Đo gia tốc rơi tự do. (4) Đo vận tốc của vật rơi tự do khi chạm đất. A. (1), (2). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (3), (4). Câu 15 (TH): Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu v 0 ở độ cao h. Bỏ qua sức cản của không khí. Tầm bay xa của vật phụ thuộc vào A. M và v0. B. M và h. C. v0 và h. D. M, v0 và h. Câu 16 (NB): Hai lực cân bằng không thể A. cùng hướng. B. cùng phương. C. cùng giá. D. cùng độ lớn. Câu 17 (TH): Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là và và cùng hướng với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là A. B. C. D. Câu 18 (NB): Theo định luật I Newton thì A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc hợp lực tác dụng lên vật bằng 0. C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0. D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính. Câu 19 (TH): Một xe ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi là 20 m/s. Hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng A. 20 N. B. 0. C. 10 N. D. - 20 N. Câu 20 (NB): Trong các cách viết công thức của định luật II Niu - tơn sau đây, cách viết nào đúng? A. B. C. D. Câu 21 (NB): Theo định luật III Newton thì lực và phản lực là cặp lực A. cân bằng. B. có cùng điểm đặt. C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. D. xuất hiện và mất đi đồng thời.
  4. Câu 22 (TH): Có hai chiếc thuyền ở trên một hồ nước yên lặng. Hai người ngồi ở hai thuyền và cầm hai đầu một sợi dây để kéo. Nếu một đầu dây được buộc vào thuyền 1 và chỉ có người ngồi ở thuyền 2 kéo dây với một lực như trước thì chuyển động của hai thuyền sẽ A. không thay đổi. B. thay đổi. C. thay đổi chậm dần. D. thay đổi nhanh dần. Câu 23 (NB): Đơn vị lực căng dây là A. Watts (W) B. Joules (J) C. Newton (N) D. Radians (Rad Câu 24 (TH): Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và chân một ngọn núi lần lượt là và . Tỉ số trọng lượng của vật ở đỉnh núi và chân núi là A. B. C. D. Câu 25 (NB): Hệ số ma sát A. không phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai mặt tiếp xúc. B. luôn bằng với hệ số ma sát nghỉ. C. không có đơn vị. D. có giá trị lớn nhất bằng 1. Câu 26 (TH): Một xe tải có khối lượng 3000 kg đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang, hệ số ma sát của xe tải với mặt đường là Lấy Độ lớn của lực ma sát là A. 3000 N. B. 30000 N. C. 300 N. D. 30 N. Câu 27 (NB): Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Archimedes. B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát. C. Trọng lực. D. Trọng lực và lực đẩy Archimedes Câu 28 (TH): Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn? A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động. B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng hơn”. C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản. D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (VD): Một quả cầu được ném theo phương ngang từ độ cao 80 m so với mặt đất với vận tốc ném v0 = 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s 2 . Xác định tầm bay xa của vật. Câu 2 (VD): Một lực có độ lớn không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng đang đứng yên. Bỏ qua lực ma sát có tác dụng lên vật. Tìm quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian kể từ lúc đúng yên.
  5. Câu 3 (VDC): Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là Lấy Câu 4 (VDC): Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Tính gia tốc của thùng. Lấy g = 9,8 m/s2. ………………………….HẾT………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0