intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Long Điền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Long Điền” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Long Điền

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: VẬT LÝ – LỚP: 8 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Câu 1. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động không đều ? A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành. B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc C. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga. D. Tất cả đúng. Câu 2: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A.Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau. B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau. D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc. Câu 3: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào A. đơn vị chiều dài B. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. C. đơn vị thời gian D. các yếu tố khác. Câu 4: Một máy bay bay với vận tốc 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu? A. 1 giờ 20 phút B. 1 giờ 30 phút C. 1 giờ 45 phút D. 2 giờ Câu 5: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống. B. Vận động viên chạy 100m đang về đích. C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh. D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. Câu 6: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ như thế nào? A. Vận tốc không thay đổi B. Vận tốc tăng dần C. Vận tốc giảm dần D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần. Câu 7: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: A. Phương, chiều B. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn. C. Điểm đặt, phương, độ lớn D. Điểm đặt, phương, chiều. Câu 8: Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?
  2. A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc. C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái. Câu 9: Hai lực cân bằng là: A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau. B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau. C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. Câu 10: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường. C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau. Câu 11: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà B. Chuyển động của cành cây khi gió thổi. C. Quả dừa rơi từ trên cao xuống D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc. Câu 12: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào: A. phương của lực B. chiều của lực C. điểm đặt của lực D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép Câu 13: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép B. Đơn vị của áp suất là N/m2. C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực. Câu 14: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước? A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt. B. Mặt dưới C. Mặt trên D. Các mặt bên Câu 15: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Ác-si-mét B. Lực đẩy Ác-si-mét và lực ma sát. C. Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét. Câu 16: Muốn tăng áp suất thì:
  3. A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. Câu 17: Công thức tính áp suất chất lỏng là: A. p = d/h B. p = d.h C. p = d.V D. p = h/d Câu 18: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc: A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên. Câu 19: Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. F = 20N B. F = 25N C. F = 20N D. F = 10N Câu 20: Một vật được nhúng hoàn toàn vào trong chất lỏng. Điều kiện nào để vật nổi trên bề mặt chất lỏng ? A. P > FA. B. P = FA. C. P < FA. D. P FA. -----Hết----- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: VẬT LÝ – LỚP: 8 Thời gian làm bài: 45 phút 1-D 2-B 3-B 4-C 5-D 6-D 7-B 8-C 9-D 10-C 11-D 12-D 13-C 14-B 15-D 16-B 17-B 18-D 19-A 20-C
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN:VẬT LÝ – LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút Mức độ Vận Thông dụng Cộng Chủ đề hiểu Nhận Cấp độ thấp Cấp độ cao biết TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chuyển 1.Nêu được dấu 5. Nêu được khái 8. Vận dụng được động cơ hiệu để nhận biết niệm về tính tương công thức tính tốc học chuyển động cơ. đối của chuyển độ. Vật được chọn làm động và đứng yên. 9. Vận dụng được Và mốc. Nêu được ví dụ về công thức tính tốc Lực cơ 2. Nêu được ý chuyển động, đứng độ trung bình. nghĩa của vận tốc yên, tính tương đối (tốc độ). của chuyển động và 3. Viết được công đứng yên 17.Nêu được ví dụ thức tính tốc độ. 6. Nêu được đơn vị về tác dụng của lực 4. Nêu được tốc độ đo tốc độ phụ làm thay đổi tốc độ trung bình của thuộc yếu tố nào. chuyển động không Đơn vị hợp pháp và hướng chuyển đều là gì? Viết của tốc độ . Cách động của vật. được công thức tính đổi đơn vị vận tốc. 18.Biểu diễn được tốc độ trung bình 7. Phân biệt được véc tơ lực. của một chuyển chuyển động đều và 19.Giải thích được động không đều. chuyển động không ít nhất 3 hiện tượng Bài tập nâng cao có đều dựa vào khái thường gặp liên thể ra trong tất cả các 10.Nhận biết được nội dung có trong niệm tốc độ quan đến quán tính. lực tác dụng lên 15. Nêu được ví dụ 20. Đề ra được cách chuẩn kiến thức kỹ một vật có thể làm vật biếng dạng, về tác dụng của hai làm tăng ma sát có năng biến đổi chuyển lực cân bằng lên lợi và giảm ma sát động. một vật đang có hại trong một số 11.Nêu được lực là chuyển động. trường hợp cụ thể một đại lượng của đời sống, kĩ vectơ. 16. Nêu ví dụ về 3 loại lực ma sát đã thuật. 12.Nêu được hai lực cân bằng là gì? học. 13.Nêu được quán tính của một vật là . gì? Chuyển động theo quán tính là gì? Tại sao vật không thay đổi vận tốc đột ngột khi chịu lực tác dụng.
  5. 14.Nhận biết các trường hợp xuất hiện lực ma sát. Số câu 3 3 2 8 Số điểm 1,5 1,5 1,0 4,0 Tỉ lệ 15% 15% 10% 40% 21. Nêu được áp 25. Mô tả được hiện 29.Vận dụng công lực là gì. tượng chứng tỏ sự thức tính áp suất. 22.Nêu được khái tồn tại của áp suất 30.Vận dụng được niệm áp suất, công chất lỏng. công thức tính áp thức tính, đơn vị đo 26. Nêu được áp suất chất lỏng. áp suất. suất có cùng trị số 34.Nêu được ví dụ 23. Công thức tính tại các điểm ở cùng trong đó lực thực áp suất chất lỏng. một độ cao trong hiện công hoặc 24. Nêu nguyên tắc lòng một chất lỏng. không thực hiện bình thông nhau 27. Nêu cấu tạo và công. nguyên tắc hoạt 35.Vận dụng được 37. Vận dụng được Áp suất động, công thức công thức về lực công thức liên quan Và máy thủy lực. đẩy Ác-si-mét FA = để giải bài tập về lực Lực đẩy 31. Nêu được kết 28. Mô tả được hiện V.d. đẩy Ác-si-mét. Ácsimét luận và viết được tượng chứng tỏ sự 36.Tiến hành được công thức tính độ tồn tại của áp suất thí nghiệm để lớn lực đẩy Ác-si- khí quyển nghiệm lại lực đẩy mét, nêu được đúng 32. Mô tả được hiện Ác-si-mét. tên đơn vị đo các tượng về sự tồn tại đại lượng trong của lực đẩy Ác-si- công thức mét. 33.Nêu được điều kiện nổi của vật. Độ lớn lực đẩy Ác si mét trong từng trường hợp. Số câu 6 4 1 1 12 Số điểm 3,0 2,0 0,5 0,5 6 Tỉ lệ 30% 20% 5% 5% 60% T. số câu 9 7 3 1 20 T.số điểm 4,5 3,5 1,5 0,5 10,0 Tỉ lệ 45% 35% 15% 5% 100%
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: VẬT LÝ – LỚP: 8 Thời gian làm bài: 45 phút I Lý thuyết : Câu 1: Thế nào chuyển động không đều ? Viết công thức tính vận tốc trung bình? Câu 2: Tại sao nói lực là đại lượng vectơ ? Vectơ lực được biểu diễn như thế nào? Câu 3: Lực ma sát xuất hiện khi nào? Có mấy loại lực ma sát? Khi nào có ma sát lăn? Câu 4: Thế nào là hai lực cân bằng ? Khi có hai lực cân bằng cùng tác dụng vào một vật thì vật đó sẽ như thế nào? Câu 5: Áp lực là gì ? Áp suất được xác định như thế nào ? Viết công thức tính và đơn vị áp suát ? Câu 6: Chất lỏng gây áp suất như thế nào ? Viết công thức tính áp suất chất lỏng ? Câu 7: Nêu cấu tạo và đặc điểm của bình thông nhau ? Câu 8: Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực ? Câu 9: Áp suất khí quyển tác dụng như thế nào ? Nêu ví dụ về sự tồn tại của áp suất khí quyển ? Câu10: Nêu kết luận về lực đẩy Acsimet ? Viết công thức tính ? II.Bài tập. Bài 1: Một người đi bộ đều trên quảng đường đầu với vận tốc 2,5 m/s mất 15 phút .Ở quảng đường sau dài 1,5 km người đó đi hết 0,25 h . Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quảng đường ? Bài 2: Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí ,lực kế chỉ giá trị P1 =5N .Khi nhúng vật chìm vào nước lực kế chỉ giá trị P2 =3N . a / .Tính lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật . b /. Tính thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ . Biết trọng lượng riêng của nước d = 10.000N/m3 Bài 3: Một vật có khối lượng 2,1 kg và khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật, cho biết trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0