intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÝ 9- NH: 2023-2024 1. Khung ma trận đề kiểm tra cuối học kì 1 môn vật lý 9 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì I khi kết thúc nội dung tuần 16 - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,00 điểm, gồm 15 câu hỏi - Phần tự luận: 5,00 điểm Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Điểm số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1. Điện học 1 7 2 2 1 2 1 5ý 11 7,67đ 1,00đ 2,33đ 1,5đ 0,67đ 0,5 0,67đ 1,0đ 2 1 1 1 1 2. Điện từ học 2ý 4 2,33đ 0,67đ 0,5đ 0,33đ 0,5đ 0,33đ Số câu TN/ Số ý TL 1 9 3 3 2 3 1 Số điểm 1,00đ 3,00đ 2,00đ 1,00đ 1,00đ 1,00đ 1,00đ 10,00đ Tổng số điểm 4,00 điểm 3,00 điểm 2,00 điểm 1,00 điểm 10,00 điểm 10,00 điểm
  2. 2. Bảng đặc tả Số ý TL/số Câu hỏi câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số (Số (Số (Số ý) câu) ý) câu) - Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở. C1,2,4 ,6, Nhận biết - Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở. 7 1 C16a 10,14, - Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch 15 gồm hai điện trở mắc nối tiếp. - Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. Điện học Nhận biết được các loại biến trở. Thông Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào hiểu và có đơn vị đo là gì. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn. C17a 2 2 C5,13 Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện ,b của dây dẫn Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết
  3. diện và vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau. Nêu được ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện. Viết được công thức tính công suất điện. Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len-xơ. Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản. Vận dụng tính được điện trở tương đương của đoạn mạch mắc Vận dụng nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. Vận dụng tính được điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch vừa mắc nối tiếp, vừa mắc song song gồm nhiều nhất ba điện trở. C17 1 2 C9,11 Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. b Vận dụng được công thức P = U.I đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. Vận dụng được công thức A = P .t = U.I.t đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. Vận dụng được định luật Jun – Len-xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.
  4. Vận dụng được công thức A = P .t đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. Tính tiền điện phải trả 1 C17c Vận dụng cao Vận dụng được hệ thức định luật Jun – Len-xơ để giải bài tập - Kim nam châm có hai cực là cực Bắc và cực Nam. Cực luôn chỉ hướng Bắc của Trái Đất gọi là cực Bắc của kim nam châm kí hiệu là chữ N, cực luôn chỉ hướng Nam của Trái Đất gọi là cực Nam của kim nam châm kí hiệu là chữ S. - Mọi nam châm đều có hai cực: Cực Bắc và cực Nam. Nêu Nhận biết được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. 2 C3,8 Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác. Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. Điện từ học Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. Biết sử dụng được la bàn để tìm hướng địa lí. Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ Thông C16 Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có 1 1 C7 hiểu b vai trò làm tăng tác dụng từ. Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này. Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.
  5. Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường. Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng và nam châm hình chữ U Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. C Vận dụng 1 1 C12 16c Giải thích được hoạt động của nam châm điện Vận dụng được quy tắc bàn trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia. Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và chuyển hóa năng luợng) của động cơ điện một chiều.
  6. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: VẬT LÝ – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM. (5,00 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu từ 1 đến 15 dưới đây và ghi vào phần bài làm. Câu 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn cũng A. giảm bấy nhiêu lần. B. không thay đổi. C. luân phiên tăng giảm. D. tăng bấy nhiêu lần. Câu 2. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua mạch chính (I) với cường độ dòng điện chạy qua các điện trở thành phần (I1, I2) trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp là A. I = I1 = I2 B. I = I1 + I2 C. I = I1 - I2 D. I = I1.I2 Câu 3. Khi đặt hai nam châm gần nhau thì chúng A. vừa hút vừa đẩy nhau. B. chỉ hút nhau hoặc chỉ đẩy nhau. C. đẩy nhau nếu các cực khác tên. D. hút nhau nếu các cực khác tên. Câu 4. Biến trở là một thiết bị có thể điều chỉnh A. chiều dòng điện trong mạch. B. cường độ dòng điện trong mạch. C. đường kính dây dẫn của biến trở. D. tiết diện dây dẫn của biến trở. Câu 5. Một điện trở R được mắc vào giữa hai điểm cố định có hiệu điện thế 6V và cường độ dòng điện đo được 0,5A. Giữ nguyên điện trở R, muốn cường độ dòng điện trong mạch đo được là 2A thì hiệu điện thế phải là: A. 32V B. 24V C. 12V D. 6V Câu 6. Điện trở của dây dẫn A. tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây dẫn. B. tỉ lệ thuận với tiết diện của dây dẫn. C. phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. D. không phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. Câu 7: Từ trường không tồn tại ở đâu? A. xung quanh nam châm. B. xung quanh dòng điện. C. xung quanh điện tích đứng yên. D. xung quanh Trái Đất. Câu 8. Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của A. lực điện từ B. Lực từ C. dòng điện chạy trong ống dây D. từ trường Câu 9. Hai bếp điện : B1 (220V - 250W) và B2 (220V - 750W) được mắc song song vào mạng điện có hiệu điện thế U=220V. So sánh nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi bếp điện trong cùng thời gian. A. Q1= Q2 B. Q1= 1/3 Q2 C. Q1= 3Q2 D. Q1= 4 Q2 Câu 10. Khi quạt điện hoạt động, điện năng chủ yếu đã chuyển hóa thành A. quang năng B. nhiệt năng C. hóa năng D. cơ năng Câu 11. Hai điện trở R1, R2 có trị số bằng nhau, đang mắc song song chuyển thành nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch sẽ thay đổi thế nào? A. tăng 4 lần B. tăng 2 lần C. giảm 4 lần D. giảm 2 lần
  7. Câu 12. Người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện vì lõi sắt: A. không bị nhiễm từ khi được đặt trong từ trường của dòng điện B. bị mất từ tính ngay khi ngắt dòng điện qua ống dây C. có thể rẽ tiền hơn các vật liệu khác như thép, coban D. giữ được từ tính khi ngắt dòng điện qua ống dây Câu 13. Mắc một điện trở R =20 vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 0,5 A. Công suất tiêu thụ của điện trở này là: A. 5W B. 10W C. 20W D. 40W Câu 14. Điện trở tương đương đương Rtđ của đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = R2 = R3 = R mắc nối tiếp với nhau có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: R A. Rtđ = R B. Rtđ = 2R C. Rtđ = 3R D. Rtđ = 3 Câu 15. Mắc một dây dẫn vào một hiệu điện thế không đổi, nhiệt lượng tỏa ra trong dây dẫn cùng một thời gian? A. tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng gấp đôi B. tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa C. tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa D. giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn II. TỰ LUẬN: (5,00 điểm) Câu 16. 2,00đ a) Phát biểu và viết hệ thức của định luật ôm? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong hệ thức? b) Vì sao có thể xem ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng? c) Áp dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực điện từ trong hình vẽ bên? I S + N Câu 17. 3,00đ Một bình nóng lạnh có ghi 220V – 1 100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V a) Nêu ý nghĩa của con số ghi trên bình nóng lạnh? b) Tính thời gian để đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 200C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và nhiệt lượng hao phí là rất nhỏ? c) Bình nóng lạnh trên được mắc song song với một bóng đèn có ghi 220V – 75 W vào hiệu điện thế 220V. Tính tiền điện phải trả cho việc dùng bình nóng lạnh và bóng đèn trên trong 30 ngày. Biết rằng trung bình mỗi ngày bình nóng lạnh sử dụng 2 giờ, bóng đèn sử dụng 5 giờ; giá tiền điện 1000đ/ 1 kWh HẾT
  8. UBND HUYỆN DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: VẬT LÝ – Lớp 9- NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A (Đề gồm có 02 trang) I. Trắc nghiệm (5,00đ). Mỗi câu đúng được 1/3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A A D B B C C A B D C B A C A II. Tự luận (5,00đ) Câu 16. 2,00đ a) Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, tỉ lệ nghịch với điện trở của dây 0,50đ U I = 0,25 đ R Trong đó: I là cường độ dòng điện ( A); U là hiệu điện thế ( V); R là điện trở () 0,25đ b) Hai đầu ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường đi vào gọi là cực Nam (0,50đ) c) HS biểu diễn đúng chiều của lực điện từ hướng lên trên (0,50đ) Câu 17. 3,00đ a) 0,50đ + 220V : hiệu điện thế định mức + 1 100W: công suất định mức b) 1,50đ V = 10 lít => m = 10 kg Q = mc(t2 – t1) = 10. 4200( 100 – 20) = 3 360 000 J 0,50đ Mà A = Q = 3 360 000 J 0,25 đ A 3360000 t = = = 3054,5 giây 0,75 đ P 1100 c) 1,00đ A = ( P1.t1 + P2.t2). 30 = ( 1 100. 2 + 75.5) . 30 = 77250 Wh = 77,250 kWh 0,75đ T = 77,250 . 1000 = 77 250 đồng 0,25đ
  9. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: VẬT LÝ – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM. (5,00 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu từ 1 đến 15 dưới đây và ghi vào phần bài làm. Câu 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn cũng A. giảm bấy nhiêu lần. B. không thay đổi. C. luân phiên tăng giảm. D. tăng bấy nhiêu lần. Câu 2. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua mạch chính (I) với cường độ dòng điện chạy qua các điện trở thành phần (I1, I2) trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là A. I = I1 = I2 B. I = I1 + I2 C. I = I1 - I2 D. I = I1.I2 Câu 3. Khi đặt hai nam châm gần nhau thì chúng A. vừa hút vừa đẩy nhau. B. chỉ hút nhau hoặc chỉ đẩy nhau. C. đẩy nhau nếu các cực cùng tên. D. hút nhau nếu các cực cùng tên. Câu 4. Biến trở là một thiết bị có thể điều chỉnh A. cường độ dòng điện trong mạch. B. chiều dòng điện trong mạch. C. đường kính dây dẫn của biến trở. D. tiết diện dây dẫn của biến trở. Câu 5. Một điện trở R được mắc vào giữa hai điểm cố định có hiệu điện thế 6V và cường độ dòng điện đo được 0,5A. Giữ nguyên điện trở R, muốn hiệu điện thế của đoạn mạch đo được là 12V thì cường độ dòng điện trong mạch phải là: A. 144A B. 1A C. 4A D. 6A Câu 6. Điện trở của dây dẫn A. tỉ lệ thuận với chiều dài của dây dẫn. B. tỉ lệ thuận với tiết diện của dây dẫn. C. tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây dẫn D. không phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. Câu 7: Từ trường không tồn tại ở đâu? A. xung quanh nam châm. B. xung quanh dòng điện. C. xung quanh điện tích đứng yên. D. xung quanh Trái Đất. Câu 8. Khi sử dụng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều dòng điện trong ống dây, ta phải nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây của ống dây theo chiều A. từ cổ đến ngón tay B. của 4 ngón tay C. xuyên vào lòng bàn tay D. của ngón tay cái. Câu 9. Hai bếp điện : B1 (220V - 750W) và B2 (220V - 250W) được mắc song song vào mạng điện có hiệu điện thế U=220V. So sánh nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi bếp điện trong cùng thời gian. A. Q1= Q2 B. Q1= 1/3 Q2 C. Q1= 3Q2 D. Q1= 4 Q2 Câu 10. Khi bàn là điện hoạt động, điện năng chủ yếu đã chuyển hóa thành A. quang năng B. nhiệt năng C. hóa năng D. cơ năng
  10. Câu 11. Hai điện trở R1, R2 có trị số bằng nhau, đang mắc nối tiếp chuyển thành song song thì cường độ dòng điện trong mạch sẽ thay đổi thế nào? A. tăng 4 lần B. tăng 2 lần C. giảm 4 lần D. giảm 2 lần Câu 12. Người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện vì lõi sắt: A. không bị nhiễm từ khi được đặt trong từ trường của dòng điện B. bị mất từ tính ngay khi ngắt dòng điện qua ống dây C. có thể rẽ tiền hơn các vật liệu khác như thép, coban D. giữ được từ tính khi ngắt dòng điện qua ống dây Câu 13. Một bóng đèn sợi đốt có ghi 110V-55W, điện trở của dây tóc bóng đèn là A. 0,5  B. 2 C. 27,5 D. 220 Câu 14. Điện trở tương đương đương Rtđ của đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = R2 = R3 = R mắc song song với nhau có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: R A. Rtđ = R B. Rtđ = 2R C. Rtđ = 3R D. Rtđ = 3 Câu 15. Mắc một dây dẫn vào một hiệu điện thế không đổi, nhiệt lượng tỏa ra trong dây dẫn cùng một thời gian? A. tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng gấp đôi B. tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa C. tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa D. giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn II. TỰ LUẬN: (5,00 điểm) Câu 16. 2,00đ a) Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Len xơ? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong hệ thức? b) Vì sao có thể xem ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng? c) Áp dụng quy tắc nắm tay phải xác định cực từ của ống dây có dòng điện trong hình vẽ bên? Câu 17. 3,00đ Một ấm điện có ghi 220V – 750W được sử dụng với hiệu điện thế 220V a) Nêu ý nghĩa của con số ghi trên ấm điện ? b) Tính thời gian để đun sôi 5 lít nước từ nhiệt độ 300C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và nhiệt lượng hao phí là rất nhỏ? c) Ấm điện trên được mắc song song với một bóng đèn có ghi 220V – 75 W vào hiệu điện thế 220 V. Tính tiền điện phải trả cho việc dùng ấm điện và bóng đèn trên trong 30 ngày. Biết rằng trung bình mỗi ngày ấm điện sử dụng 2 giờ, bóng đèn sử dụng 5 giờ; giá tiền điện 1200đ/ 1 kWh HẾT
  11. UBND HUYỆN DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: VẬT LÝ – Lớp 9- NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B (Đề gồm có 02 trang) I. Trắc nghiệm (5,00đ). Mỗi câu đúng được 1/3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B C A B A C B C B A B D D A II. Tự luận (5,00đ) Câu 16. 2,00đ a) Nhiệt lượng tỏa ra trong dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua 0,50đ Q = I2.R.t 0,25 đ Trong đó: I là cường độ dòng điện ( A); t là thời gian dòng điện chạy qua ( giây); R là điện trở () 0,25đ b) Hai đầu ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường đi vào gọi là cực Nam (0,50đ) c) HS xác định đungs đầu A là cực bắc, đầu B là cực nam (0,50đ) Câu 17. 3,00đ a) 0,50đ + 220V : hiệu điện thế định mức + 750 W: công suất định mức b) 1,50đ V = 5 lít => m = 5kg Q = mc(t2 – t1) = 5. 4200( 100 – 30) = 1 470 000 J 0,50đ Mà A = Q = 1 470 000 J 0,25 đ A 1470000 t = = = 1960 giây 0,75 đ P 750 c) 1,00đ A = ( P1.t1 + P2.t2). 30 = ( 750. 2 + 75.5) . 30 = 56250 Wh = 56,25kWh 0,75đ T = 56,25 . 1200 = 67 500 đồng 0,25đ
  12. Duyệt Duyệt của Nhóm chuyên môn ra đề của nhà trường TT/TPCM Huỳnh Thà Mai Thị Lý GV duyệt đề Trương Thị Phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2