Họ và tên:…………………… Lớp:………. Mã đề: 002 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Vật lý 6 (Thời gian: 45 phút ) A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng. Câu 1: Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng ? A. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi B. Không có sự biến đổi nào xảy ra C. Quả bóng bị biến dạng D. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi. Câu 2: Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị: A. kg B. N/m3 C. m3 D. m. Câu 3: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi ? A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp C. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng. D.Trọng lượng của một quả nặng Câu 4: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài ? A. Thước B. Lực kế C. Cân D. Bình chia độ B. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 5: (2 đ) Lực là gì ? Dụng cụ đo lực là gì ? Đơn vị đo lực là gì ? Kí hiệu lực ? Nêu 01 ví dụ về tác dụng đẩy, 01 ví dụ về tác dụng kéo của lực ? Câu 6: (2 đ) Một chiếc cân đĩa thăng bằng khi: a/ Ở đĩa cân bên trái có 3 gói bánh, ở đĩa cân bên phải có các quả cân: 500g, 200g, 50g, 5g, 1g. b/ Ở đĩa cân bên trái có 4 gói bánh, ở đĩa cân bên phải có 6 gói kẹo. Hãy xác định khối lượng của một gói bánh và khối lượng của một gói kẹo. Biết các gói bánh giống hệt nhau, các gói kẹo giống hệt nhau. Câu 7: (2 đ) Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m 3. a) Tính khối lượng riêng của vật đó. b) Tính trọng lượng của vật đó. c) Tìm trọng lượng lượng riêng của vật đó ? BÀI LÀM A. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 Đáp án B. TỰ LUẬN HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1...4 5 6 7 Câu Đáp án 1 A 2 C Đáp án 3 4 B D Điểm 4 - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. Kí hiệu: F - Đo lực bằng lực kế. - Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N. 01 ví dụ về tác dụng đẩy - Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm. 01 ví dụ về tác dụng kéo của lực ? - Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu. Tóm tắt: m = 180kg ; V = 1,2 m3 tính D = ? ; P = ? Giải: a) Khối lượng riêng của vật là: D = m 180 = 150 (kg/m3) V 1,2 b) Trọng lượng của vật là: P = 10.m = 10.180 = 1800 (N) c) Trọng lượng riêng của vật đó là: d 10.D 10.150 d 1500 N / m3 Khi cân đĩa thăng bằng thì khối lượng của hai bên đĩa cân sẽ bằng nhau nên: a) Khối lượng của ba gói bánh bằng tổng khối lượng của các quả cân ở đĩa bên phải và có giá trị là: M= 500 + 200g + 50 + 5 + 1 = 756 (g) Khối lượng của một gói bánh là: mb = 756/3 = 252 (g) b) Khối lượng sáu gói kẹo bằng khối lượng của bốn gói bánh và có giá trị là: M’= 252x4 = 1008 (g) Khối lượng của một gói kẹo là: mk= 1008/6 = 168 (g) 1 0,5 0,5 1 1 1 1