intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 1, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC MA TRẬN MÔN: VẬT LÍ 8 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian: 45 phút Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm – gồm 30 câu , mỗi câu 0,33 điểm Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao - Nêu được dấu - Nêu được ví dụ - Vận dụng được hiệu để nhận biết về chuyển động công thức tính chuyển động cơ cơ. tốc độ . - Nêu được ý nghĩa - Nêu được ví dụ - Biểu diễn được của tốc độ là đặc về tính tương lực bằng véc tơ. trưng cho sự đối của chuyển - Giải thích nhanh, chậm của động cơ. được một số chuyển động. hiện tượng - Nêu được đơn vị - Phân biệt được thường gặp liên đo của tốc độ. chuyển động quan đến quán - Nêu được tốc độ đều và chuyển tính. Chủ đề 1: trung bình là gì và động không đều - Đề ra được Chuyển cách xác định tốc dựa vào khái cách làm tăng động- độ trung bình. niệm tốc độ. ma sát có lợi và Lực- - Nêu được quán - Nêu được ví dụ giảm ma sát có Quán tính tính của một vật là về tác dụng của hại trong một số gì? lực làm thay đổi trường hợp cụ tốc độ và hướng thể của đời - Nêu được ví dụ chuyển động của sống, kĩ thuật. về lực ma sát nghỉ, vật. trượt, lăn. - Nêu được lực là một đại lượng vectơ - Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. 6 6 2 Số câu hỏi 14 1,98 1,98 0,66 Số điểm 4,62
  2. - Nêu được áp lực, - Mô tả được - Vận dụng công Vận dụng áp suất và đơn vị hiện tượng thức được công đo áp suất là gì. chứng tỏ sự tồn thức về lực - Mô tả được hiện tại của áp suất - Vận dụng được đẩy Ác- tượng về sự tồn tại chất lỏng. công thức p=dh simét của lực đẩy Ác-si- - Nêu được áp đối với áp suất FA=V.d. mét suất có cùng trị trong lòng chất - Nêu được điều số tại các điểm ở lỏng. kiện nổi của vật. cùng một độ cao - Vận dụng công - Nêu được ví dụ trong lòng một thức A=Fs. trong đó lực thực chất lỏng. Chủ đề 2: hiện công hoặc - Nêu được các Áp suất- không thực hiện mặt thoáng Lực đẩy công. trong bình thông Acsimet- - Viết được công nhau chứa cùng Công cơ thức tính công cơ một chất lỏng học học cho trường hợp đứng yên thì ở hướng của lực cùng độ cao. trùng với hướng - Mô tả được dịch chuyển của cấu tạo của máy điểm đặt lực. nén thủy lực và - Nêu được đơn vị nêu được đo công. nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng. 8 4 3 1 Số câu hỏi 16 2,64 1,32 1,0 0,4 Số điểm 5,36 14 10 5 1 TS câu hỏi 30 4,64 3,3 1,65 0,4 TS điểm 10
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP: ……….. NĂM HỌC 2021-2022 HỌ VÀ TÊN:…………………………… MÔN: VẬT LÝ KHỐI: 8 THỜI GIAN: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY (CÔ) GIÁO * Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất (10đ) Câu 1: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là: A. chuyển động tròn B. chuyển động theo quán tính C. chuyển động cong D. chuyển động cơ học Câu 2: Đơn vị đo vận tốc là? A. km.h B. km/h C. m.s D. s/m Câu 3: Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do có: A. trọng lực. B. ma sát. C. quán tính. D. lực đẩy. Câu 4: Trường hợp nào sau đây xuất hiện ma sát lăn? A. Ma sát giữa bánh xe đang lăn và mặt đường. B. Ma sát khi đánh diêm. C. Ma sát khi tay cầm quả bóng. D. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe. Câu 5: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi: A. xe đạp đang xuống dốc. B. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng. C. ôtô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh (thắng). D. quả bóng đang lăn trên đường. Câu 6: Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai? A. Công thức tính vận tốc là: v = s.t. B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. C. Vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
  4. D. Đơn vị của vận tốc là km/h. Câu 7: Công thức tính công cơ học là: A. A = U.I.t B. A = F/S C. A = F.S D. A = S/F Câu 8: Khi kéo gàu nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu khi còn ngập trong nước nhẹ hơn khi lên khỏi mặt nước là do sự xuất hiện của......... A. lực đẩy Acsimet B. lực hút của Trái Đất C. áp suất chất lỏng D. lực kéo của tay Câu 9: Một vật được nhúng vào trong một chất lỏng sẽ chịu tác dụng của hai lực, trọng lượng P của vật và lực đẩy Ác-si-mét FA. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Vật sẽ nổi lên khi FA = P. B. Vật sẽ nổi lên khi FA > P. C. Vật sẽ nổi lên khi FA < P. D. Vật luôn bị dìm xuống do trọng lực. Câu 10: Đơn vị đo công cơ học là A. J (Jun) B. N (Niuton) C. m (mét) D. Hz (héc) Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực? A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép. B. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn. C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn. Câu 12: Áp suất là: A. độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép. B. độ lớn của trọng lực trên một đơn vị diện tích bị ép. C. độ lớn của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị thể tích. Câu 13 : Đơn vị đo áp suất là gì? A. Niutơn (N). B. Niutơn mét (Nm). C. Niutơn trên mét (N/m). D. Niutơn trên mét vuông (N/m2). Câu 14: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào lực thực hiện công cơ học: A. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên cao. B. Một học sinh đang ngồi học bài. C. Ta đang đạp xe, khi ngừng đạp, xe vẫn chạy theo quán tính.
  5. D. Một hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang. Câu 15: Người lái đò ngồi yên trên chiếc đò chở hàng thả trôi theo dòng nước thì người lái đò: A. chuyển động so với hàng trên thuyền. B. chuyển động so với thuyền. C. chuyển động so với dòng nước. D. chuyển động so với bờ sông. Câu 16: Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga, so với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? A. Hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi. B. Hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với nhà ga không thay đổi. C. Hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách so với toa tàu thay đổi. D. Hành khách đang đứng yên vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi. Câu 17: Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều? A. Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường. B. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga. C. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay. D. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội. Câu 18: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ? A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn. B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương. C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều. D. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều. Câu 19: Trường hợp nào dưới đây cho ta ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. A. Em học sinh đang học bài. B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại. C. Dùng tay kéo dãn lò xo. D. Quyển sách để yên trên bàn. Câu 20: Trường hợp nào dưới đây cho biết tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động? A. Ô tô đang đi trên đường. B. Xe kéo đang lên dốc. C. Quả bóng rơi từ trên cao xuống. D. Người đang đi xe đạp thì ngừng đạp, nhưng xe vẫn chuyển động phía trước. Câu 21: Trường hợp nào sau đây chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng? A. Đổ nước vào một quả bóng bay, quả bóng bay to ra, áp suất chất lỏng tác dụng lên bóng bay, theo mọi phương. B. Khi kéo gầu nước từ giếng lên khi ở trong nước ta cảm thấy nhẹ. C. Người công nhân dùng ròng rọc kéo vật lên cao. D. Máy xúc đất đang làm việc.
  6. Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng về độ lớn của áp suất chất lỏng? A. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc độ sâu từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất. B. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng. C. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc hình dạng bình chứa. D. Độ lớn của áp suất chất lỏng phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng và độ sâu từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất. Câu 23: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau. B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng. C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao. Câu 24: Máy nén thủy lực có cấu tạo gồm: A. hai xi lanh 1 nhỏ, 1 to được nối thông với nhau trong có chứa chất lỏng B. hai xi lanh 1 nhỏ, 1 to được nối thông với nhau. C. hai xi lanh 1 nhỏ, 1 to có chứa chất lỏng. D. hai xi lanh 1 nhỏ, 1 to. Câu 25: Một người đi xe máy trong 6 phút đi được quãng đường 4km. Vận tốc chuyển động của người đó là: A. v = 40km/s B. v = 400m/phút C. v = 4km/ph D. v = 11,1m/s Câu 26: Hãy nêu tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giảm lực ma sát trong trường hợp sau:
  7. A. Lực ma sát cản trở chuyển động của bánh xe. Khắc phục: dùng ổ bi ở trục quay thay cho ổ trượt. B. Lực ma sát làm mòn trục xe. Khắc phục: dùng ổ bi thay cho ổ trượt. C. Lực ma sát làm mòn đĩa, líp và xích xe đạp. Khắc phục: thường xuyên tra dầu mỡ vào xích xe đạp. D. Lực ma sát làm mòn đĩa. Khắc phục: hạn chế tra dầu mỡ vào xích xe đạp. Câu 27: Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất. A. 36 N/m2. B. 36000 N/m2. C. 360000 N/m2. D. 3600000 N/m2. Câu 28: Một thùng đựng đầy nứơc cao 80cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Hãy chọn đáp án đúng. A. 8000 Pa. B. 2000 Pa. C. 6000 Pa. D. 60000 Pa. Câu 29 : Lực kéo của 1 động cơ ô tô có độ lớn là F = 2000N làm động cơ đi được 3km. Tính công của lực kéo động cơ. A. 6000KJ B. 5000KJ C. 4000KJ D. 2000KJ Câu 30: Một vật móc vào 1 lực kế, ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3. Thể tích của vật là: A. 21cm3 B. 18cm3 C. 30cm3 D. 39cm3
  8. 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C A B A C A B A C A 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 C B D A D D A D C C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2