intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Phú Ninh” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Phú Ninh

  1. Trường THCS Lương Thế Vinh Tổ: Tự nhiên MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN : CÔNG NGHỆ 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 PHÚT Nội dung kiến thức Đơn vị TT kiến thức Mức độ % Tổng nhận Tổng Điểm thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao Số CH Số CH Số CH Số CH Số CH
  2. TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1.1. Vai trò, triển vọng của 1 1 3% chăn nuôi 1.2. Các loại vật nuôi đặc trưng ở nước ta I. Mở đầu về 1 chăn nuôi 1.3. Phương thức 1 1 3% chăn nuôi 1.4. Ngành nghề trong chăn nuôi
  3. 2.1. Nuôi dưỡng, 2 2 6% chăm sóc vật nuôi 2.2. II. Nuôi Phòng, dưỡng, trị bệnh chăm sóc cho vật và phòng, 2 nuôi 1 1 3% trị bệnh cho vật nuôi 2.3. Bảo vệ môi trường trong chăn 1 1 3% nuôi 3 III. Thủy 3.1. Giới sản thiệu về thủy sản 2 1 3 1 20% 3.2. Nuôi 1 1 1 2 1 22% thuỷ sản
  4. 3.3. Thu hoạch thủy sản 2 1 1 3 1 25% 3.4. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản và 2 1 2 1 17% nguồn lợi thủy sản Tổng 8 1 1 15 4 100 1 6 1 Tỉ lệ (%) 40 30
  5. BẢN ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II- MÔN CÔNG NGHỆ 7- NĂM HỌC: 2022-2023 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Nội dung kiến Đơn vị kiến Mức độ kiến thức thức thức, kĩ năng cần kiểm tra, Thông đánh giá Nhận biết V Vận dụng cao hiểu (1) ( (3) (4) (5) (6) ( (8) CHĂN NUÔI Nhận biết: - Trình bày được vai trò của 1 1 1.1. Vai trò, triển chăn nuôi đối với đời sống vọng của chăn con người và nền kinh tế. nuôi - Nêu được triển vọng của chăn nuôi ở Việt nam. Nhận biết: - Nhận biết được một số vật nuôi được nuôi nhiều ở nước ta (gia súc, gia cầm…). 1.2. Các loại vật nuôi đặc trưng ở - Nhận biết được một số vật nước ta nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta (gia súc, gia cầm…). Thông hiểu: - So sánh được các đặc điểm cơ bản của các loại vật nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta.
  6. Nhận biết: - Nêu được các phương thức 1 chăn nuôi phổ biến ở nước ta. Thông hiểu: - Nêu được ưu và nhược 1.3. Phương thức điểm của các phương thức chăn nuôi chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam. Vận dụng cao: - Đề xuất được phương thức chăn nuôi phù hợp cho một số đối tượng vật nuôi phổ biến ở địa phương Nhận biết: - Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong chăn 1.4. Ngành nghề nuôi. trong chăn nuôi Thông hiểu: - Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong chăn nuôi.. . 2.1. Nuôi dưỡng, Nhận biết: 2 chăm sóc vật - Trình bày được vai trò của nuôi việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi. - Nêu được các công việc cơ bản trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh
  7. sản Thông hiểu: - Trình bày được kĩ thuật 1 nuôi, chăm sóc cho một loại vật nuôi phổ biến. - So sánh được kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản. Vận dụng: - Vận dụng được kiến thức về nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi vào thực tiễn của gia đình, địa phương. Nhận biết: - Trình bày được vai trò của 2.2. Phòng, trị việc phòng, trị bệnh cho vật bệnh cho vật nuôi nuôi Nêu được các nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi. - Trình bày được kĩ thuật phòng, trị bệnh cho một số loại vật nuôi phổ biến. - Nêu được những việc nên 1 I làm, không nên làm để phòng bệnh cho vật nuôi
  8. Vận dụng: - Vận dụng được kiến thức phòng trị bệnh cho vật nuôi vào thực tiễn gia đình, địa phương . Vận dụng cao: - Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc, phòng, trị bệnh một loại vật nuôi trong gia đình 2.3. Bảo vệ môi Nhận biết: trường trong - Nêu được các vai trò việc chăn nuôi vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi. Thông hiểu: - Nêu được những việc nên làm và không nên làm đề 1 bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Vận dụng: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi ở gia đình và địa phương. 3 I 3.1. Giới thiệu về Nhận biết: thủy sản - Trình bày được vai trò của 1 thuỷ sản. - Nhận biết được một số 1 thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta
  9. 3.2. Nuôi thuỷ Nhận biết: sản - Nêu được quy trình nuôi 1 một loại thủy sản phổ biến - Trình bày được kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi một loại thủy sản phổ biến. 1 - Nêu được kĩ thuật chuẩn bị con giống một loại thủy sản phổ biến. - Trình bày được kĩ thuật chăm sóc một loại thủy sản 1 phổ biến. - Nêu được kĩ thuật phòng, trị bệnh cho cho một loại 1 thủy sản phổ biến. Thông hiểu: - Giải thích được kĩ thuật 1 chuẩn bị ao nuôi một loại thủy sản phổ biến. - Giải thích được kĩ thuật chuẩn bị con giống một loại thủy sản phổ biến. - Giải thích được kĩ thuật chăm sóc một loại thủy sản 1 phổ biến. - Giải thích được kĩ thuật phòng, trị bệnh cho một loại thủy sản phổ biến. Vận dụng:  1 ­ Đo được nhiệt độ của nước ao nuôi một loại thủy sản phổ biến.
  10. - Đo được độ trong của nước ao nuôi một loại thủy 1 sản phổ biến. Vận dụng cao: - Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc nuôi và chăm sóc một loại thuỷ sản phù hợp 3.3. Thu hoạch Nhận biết: thủy sản - Nêu được kĩ thuật thu 1 hoạch một số loại thuỷ sản phổ biến. Thông hiểu: - Phân biệt được một số kĩ thuật thu hoạch thủy sản phổ biến. Vận dụng: - Vận dụng được kĩ thuật 1 thu hoạch thủy sản vào thực tiễn gia đình, địa phương. 3.4. Bảo vệ môi Nhận biết: trường nuôi thủy - Nêu được một số biện sản và nguồn lợi pháp bảo vệ môi trường thủy sản nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản. Thông hiểu: 1 - Giải thích được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản.
  11. Vận dụng cao: - Đề xuất được những việc nên làm và không nên làm 1 để bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản của địa phương.
  12. KIỂM TRA CUỐI KÌ II- NĂM HỌC: 2022-2023 Môn : Công nghệ 7 ĐỀ: A A. Trắc nghiệm (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng điền vào ô tương ứng dưới bài làm. Câu 1: Có mấy phương thức chăn nuôi ở nước ta? A. Có 2 phương thức. B. Có 3 phương thức. C. Có 4 phương thức. D. Có 5 phương thức. Câu 2: Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3: Vật nuôi phổ biến ở nước ta: A. Gia súc: trâu, bò, chó, lợn; Gia cầm: ngan, vịt. B. Gia cầm: ngan, vịt. C. Cá, tôm. D. Hổ, sư tử. Câu 4: Biện pháp nào dưới đây không đúng khi phòng, trị bệnh cho vật nuôi? A. Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm. B. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin. C. Vệ sinh môi trường sạch sẽ. D. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe. Câu 5: Biện pháp nên làm để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là: A. Một tuần thu gom chất thải một lần. B. Thải ra mương máng. C. Một tháng thu gom chất thải một lần. D. Thu gom chất thải triệt để và sớm nhất có thể Câu 6: Ưu điểm của nuôi thả tự do là: A. Ăn thức ăn do người cung cấp. B. Năng suất cao. C. Tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên. D. Kiểm soát được dịch bệnh. Câu 7: Phát biểu nào dưới đây Sai khi nói về vai trò của thủy sản: A. Cung cấp thực phẩm cho con người. B. Cung cấp nguyên liệu cho ngành dược mĩ phẩm. C. Hàng hóa xuất khẩu. D. Làm vật nuôi cảnh. Câu 8: Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ? A. Cá Chẽm. B. Cá Rô Phi. C. Cá Lăng. D. Cá Chình. Câu 9: Quy trình nuôi cá là: A. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá. B. Chăm sóc quản lý; chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; thu hoạch cá. C. Thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá; chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước. D. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thu hoạch cá; thả cá giống; chăm sóc quản lý. Câu 10: Cá chép làm giống cần đảm bảo yêu cầu: A. Cá to. B. Cá nhỏ vừa phải. C. Cá đắt tiền. D. Khoẻ mạnh, không chứa mầm bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Câu 11: Khi phát hiện tôm, cá có biểu hiện như nổi đầu, bệnh xuất huyết, bệnh trùng nấm da… cần phải làm gì? A. Thu hoạch. B. Xác định nguyên và dùng thuốc trị bệnh. C. Thay nước ao nuôi. D. Cho uống thuốc.
  13. Câu 12: Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm: A. Buổi sáng lúc nhiệt độ xuống thấp. B. Buổi chiều. C. Buổi trưa. D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao. Câu 13: Biện pháp nào dưới đây Không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sản và cho con người? A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm. B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng. C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản. D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý. Câu 14: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lý như thế nào? A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí. B. Tháo nước cũ, bơm nước sạch. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 15: Nhóm thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam: A. Tôm hùm, cá tra, cá basa, cá mú, cá bớp, cua huỳnh đế. B. Cá chép, ốc, cua đồng, tép. C.Tôm hùm, ốc bươu vàng, cá rô, cua huỳnh đế. D. Hàu, tôm, ốc bươu vàng, cá chép. B.Tự luận: (5 điểm) Câu 1: Nêu các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi? ( 1,0 điểm) Câu 2: Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản? ( 1,5 điểm) Câu 3: Vai trò của thủy sản là gì? ( 1,5 điểm) Câu 4: Nêu các loại ao nuôi và quy trình chuẩn bị ao nuôi cá? ( 1,0 điểm) ĐỀ: B A. Trắc nghiệm (5.0 điểm) Chọn câu trả lời đúng điền vào ô tương ứng dưới bài làm. Câu 1: Các phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta: A. Chăn nuôi hộ gia đình. B. Chăn nuôi trang trại. C. Chăn nuôi cá nhân. D. Chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại. Câu 2: Nhược điểm của nuôi thả tự do là: A. Ăn thức ăn do người cung cấp B. Năng suất cao C. Mức đầu tư cao D. Khó kiểm soát được dịch bệnh Câu 3: Cần phải chông đèn cho gà con mới nở vì: A. Do thân nhiệt chưa ổn định. B. Do gà con cần ánh sáng. C. Do hệ tiêu hóa chưa ổn định. D. Do hệ miễn dịch chưa tốt. Câu 4: Để tránh ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm, cá ta nên: A. Cho tôm, cá ăn ít và nhiều lần trong ngày. B. Cho ăn nhiều lần trong ngày. C. Cho ăn cân đối về dinh dưỡng. D. Cho ăn đúng giờ. Câu 5. Các công việc cần làm để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi là: A. Nuôi dưỡng. B. Chăm sóc. C. Phòng trị bệnh. D. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh.
  14. Câu 6: Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non? A. Nuôi vật nuôi mẹ tốt. B. Kiểm tra năng suất thường xuyên. C. Giữ ấm cơ thể. D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non. Câu 7: Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ? A. Cá Chẽm. B. Cá Rô Phi. C. Cá Lăng. D. Cá Chình. Câu 8: Quy trình nuôi cá chép là: A. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá. B. Chăm sóc quản lý;chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; thu hoạch cá. C. Thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá; chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước. D. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thu hoạch cá; thả cá giống; chăm sóc quản lý. Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là Sai khi nói về đặc điểm của nước nuôi thủy sản? A. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ nhiều hơn nước mặn. B. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất vô cơ nhiều hơn nước mặn. C. Oxi trong nước thấp hơn so với trên cạn. D. Cacbonic trong nước thấp hơn so với trên cạn. Câu 10: Kĩ thuật chăm sóc cá gồm có các công việc: A. Cho ăn;, quản lý; phòng và trị bệnh cho cá. B. Cho ăn; quản lý. C. Phòng và trị bệnh cho cá. D. Quản lý; phòng và trị bệnh cho cá. Câu 11: Cá làm giống cần đảm bảo yêu cầu. A. Cá to. B. Cá nhỏ vừa phải. C. Cá đắt tiền. D. Khoẻ mạnh, không chứa mầm bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Câu 12: Khi phát hiện tôm, cá có biểu hiện như nổi đầu, bệnh xuất huyết, bệnh trùng nấm da… cần phải làm gì? A. Thu hoạch. B. Xác định nguyên và dùng thuốc trị bệnh. C. Thay nước ao nuôi. D. Cho uống thuốc. Câu 13: Nên cho tôm cá ăn vào thời gian nào trong ngày? A. 7 – 8h sáng. B. 7 – 8h tối. C. 9 – 11h sáng. D. 10 – 12h sáng. Câu 14: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao là: A. Cho sản phẩm tập trung. B. Chi phí đánh bắt cao. C. Năng suất bị hạn chế. D. Khó cải tạo, tu bổ ao. Câu 15: Biện pháp nào dưới đây Không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sản và cho con người? A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm. B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
  15. C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản. D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý. B.Tự luận: (5 điểm) Câu 1: Nêu các loại ao nuôi và quy trình chuẩn bị ao nuôi cá? ( 1,0 điểm) Câu 2: Vai trò của thủy sản là gì? ( 1,5 điểm) Câu 3: Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản? ( 1,5 điểm) Câu 4: Nêu các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi? ( 1,0 điểm) ĐÁP ÁN Đề: A A. Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi câu 0.33 đ Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đúng A A A A D C B B A D B A A C A B.Tự luận: (5 điểm) Câu 1: Nêu các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi? ( 1,0 điểm) Trả lời: Các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi : + Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin nhằm tăng cường sức đề kháng. ( 0,25 điểm) + Chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ giúp vật nuôi có sức khỏe tốt. ( 0,25 điểm) + Vệ sinh chuồng trại nhằm diệt trừ mầm móng gây bệnh. ( 0,25 điểm) + Tách riêng vật nuôi ốm với vật nuôi bị bệnh để tránh lây lan. ( 0,25 điểm) Câu 2: Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản? ( 1,5 điểm)  Xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. ( 0,25 điểm)  Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa sinh sản; mở rộng vùng khai thác xa bờ. ( 0,25 điểm)  Thả các loại thủy sản quý hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh ven biển nhằm làm tăng nguồn lợi, ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài thủy sản quý hiếm. ( 0,5 điểm)  Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hình thức có tính hủy diệt. ( 0,25 điểm)  Bảo vệ môi trường sống các loài thủy sản. ( 0,25 điểm) Câu 3: Vai trò của thủy sản là gì? ( 1,5 điểm) - Cung cấp nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cho con người. ( 0,25 điểm) - Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. ( 0,25 điểm)
  16. - Tạo thêm công việc cho người lao động. ( 0,25 điểm) - Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi. ( 0,25 điểm) - Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho con người. ( 0,25 điểm) - Các hoạt động thủy sản trên biển còn góp phần khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đối với các hoạt động trên biển của ngư dân. ( 0,25 điểm) Câu 4: Nêu các loại ao nuôi và quy trình chuẩn bị ao nuôi cá? ( 1,0 điểm) . Chuẩn bị ao nuôi: ( 0,5 điểm) -Một số loại ao nuôi cá phổ biến: Ao đất, ao xây, ao lót bạt, ao nổi, kẻ bờ..  Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá: ( 0,5 điểm) Tát cạn ao → Bắt sạch cá còn sót lại → Hút bùn và làm vệ sinh ao → Rắc vôi khử trùng ao → Phơi đáy ao → Lấy nước mới vào ao. Đề: B A. Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi câu 0.33 đ Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đúng D D A C D A B A D A D B A C A B.Tự luận: (5 điểm) Câu 1: Nêu các loại ao nuôi và quy trình chuẩn bị ao nuôi cá? ( 1,0 điểm) . Chuẩn bị ao nuôi: ( 0,5 điểm) -Một số loại ao nuôi cá phổ biến: Ao đất, ao xây, ao lót bạt, ao nổi, kẻ bờ..  Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá: ( 0,5 điểm) Tát cạn ao → Bắt sạch cá còn sót lại → Hút bùn và làm vệ sinh ao → Rắc vôi khử trùng ao → Phơi đáy ao → Lấy nước mới vào ao. Câu 2: Vai trò của thủy sản là gì? ( 1,5 điểm) - Cung cấp nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cho con người. ( 0,25 điểm) - Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. ( 0,25 điểm) - Tạo thêm công việc cho người lao động. ( 0,25 điểm) - Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi. ( 0,25 điểm)
  17. - Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho con người. ( 0,25 điểm) - Các hoạt động thủy sản trên biển còn góp phần khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đối với các hoạt động trên biển của ngư dân. ( 0,25 điểm) Câu 3: Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản? ( 1,5 điểm)  Xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. ( 0,25 điểm)  Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa sinh sản; mở rộng vùng khai thác xa bờ. ( 0,25 điểm)  Thả các loại thủy sản quý hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh ven biển nhằm làm tăng nguồn lợi, ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài thủy sản quý hiếm. ( 0,5 điểm)  Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hình thức có tính hủy diệt. ( 0,25 điểm)  Bảo vệ môi trường sống các loài thủy sản. ( 0,25 điểm) Câu 4: Nêu các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi? ( 1,0 điểm) Trả lời: Các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi : + Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin nhằm tăng cường sức đề kháng. ( 0,25 điểm) + Chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ giúp vật nuôi có sức khỏe tốt. ( 0,25 điểm) + Vệ sinh chuồng trại nhằm diệt trừ mầm móng gây bệnh. ( 0,25 điểm) + Tách riêng vật nuôi ốm với vật nuôi bị bệnh để tránh lây lan. ( 0,25 điểm) GVBM Duyệt Tổ CM Duyệt BGH Đinh Văn Phúc Nguyễn Thị Thanh Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2