intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

  1. PHÒNG GDĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ KIỂM TRA HKII. NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 (Thời gian 45 phút ) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nắm được những kiến thức đã học về chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản - Biết được các loại vật nuôi phổ biến ở nước ta - Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi - Phòng và trị bệnh cho vật nuôi - Chuẩn bị ao nuôi, chuẩn bị cá giống, cho ăn và chăm sóc cá, cách thu hoạch cá, bảo vệ môi trường nước… - Vận dụng những kiến thức đã học xung quanh chủ đề chăn nuôi vào thực tiễn. 2. Về năng lực: - Tự chủ và tự học, chủ động, tích cực học tập và tham gia các công việc tại gia đình: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản .sử dụng phương pháp chăm sóc, phòng trị bệnh cho vật nuôi để giải quyết những vấn đề trong chăn nuôi tại nông hộ. nuôi trồng thuỷ sản - Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ, có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi vào đời sống hằng ngày. II. Hình thức ra đề: Tự luận & trắc nghiệm
  2. III. Ma trận đề kiểm tra cuối học kì II môn Công nghệ 7 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung kiến Đơn vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Thời % TT thức thức Thời Thời Thời Thời gian Tổng Số Số Số Số điểm gian gian gian gian TN TL (phút) câu câu câu câu (phút) (phút) (phút) (phút) 1 Mở đầu về chăn 1.1. Phương nuôi thức chăn nuôi 1 1,5 1 1,5 5 2 Nuôi dưỡng, 2.1. Nuôi chăm sóc và dưỡng, chăm 1 1,5 1 3 2 4,5 10 phòng, trị bệnh sóc vật nuôi cho vật nuôi 2.2. Phòng trị bệnh cho vật 1 3 1 3 1 1 3 5 nuôi 3.1. Giới thiệu 1 1,5 1 3 2 4,5 10 về thủy sản 3.2. Nuôi thuỷ 2 3,0 1 3 1 10 3 1 16 35 sản 3 3.3. Thu hoạch Thủy sản 1 1,5 1 3 2 3 5 thủy sản 3.4. Bảo vệ môi trường nuôi thủy 3 4,5 1 3 1 5 4 1 12,5 30 sản và nguồn lợi thủy sản Tổng 8 12 6 18 1 10 1 5 15 2 45 100 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 5 30 100 Tỉ lệ chung (%) 70 30 100
  3. IV. Đặc tả đề cuối học kì II môn Công nghệ 7 Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, TT Nội dung Nhận Thông Vận dụng Vận thức đánh giá biết hiểu dụng cao 1 Mở đầu về 1.1 Nghề chăn Nhận biết: chăn nuôi nuôi ở Việt - Trình bày được vai trò, triển vọng của chăn Nam nuôi - Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi. Thông hiểu: - Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của 2 2 bản thân với các ngành nghề trong chăn nuôi
  4. 1.2 Một số Nhận biết: phương thức - Nhận biết được một số vật nuôi được nuôi chăn nuôi ở nhiều, các loại vật nuôi đặc trưng vùng miền Việt Nam ở nước ta. - Nêu được một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam. Thông hiểu: - So sánh được các đặc điểm cơ bản của các loại vật nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta. - Nêu được ưu và nhược điểm của các 2 2 phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam.
  5. 2 2.1 Kĩ thuật Nhận biết: nuôi dưỡng và - Trình bày được vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi. nuôi. - Nêu được các công việc cơ bản trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực Nuôi giống, vật nuôi cái sinh sản. dưỡng, Thông hiểu: chăm sóc - Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn 2 1 và phòng, và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trị bệnh cho vật nuôi 2.2. Kĩ thuật Nhận biết: 1 chăn nuôi gà - Trình bày được kĩ thuật nuôi, chăm sóc và thịt thả vườn. phòng, trị bệnh cho một loại vật nuôi phổ biến. 3 Nuôi thuỷ 3.1 Ngành thuỷ Nhận biết: 4 sản sản ở Việt Nam - Trình bày được vai trò của thuỷ sản; - Nhận biết được một số thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta. 3.2 Qui trình kĩ Nhận biết: 3 4 1 thuật nuôi thuỷ - Nêu được quy trình kĩ thuật nuôi, chăm sóc, sản phòng, trị bệnh. Thông hiểu: - Giải thích được kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi một loại thủy sản phổ biến. - Giải thích được kĩ thuật chuẩn bị con giống một loại thủy sản phổ biến. - Giải thích được kĩ thuật chăm sóc một loại thủy sản phổ biến.
  6. - Giải thích được kĩ thuật phòng, trị bệnh cho một loại thủy sản phổ biến. Vận dụng: - Đo được nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thuỷ sản bằng phương pháp đơn giản. 3.3 Bảo vệ môi Nhận biết: 2 3 1 trường và - Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi nguồn lợi thuỷ trường nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản. sản. Thông hiểu: - Giải thích được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản. Vận dụng cao: - Đề xuất được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản của địa phương. Tổng 16 12 1 1
  7. V. Nội dung đề MÃ ĐỀ: A 1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào phần bài làm. Câu 1. Có bao nhiêu phương thức chăn nuôi? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2. Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà, cần tuân thủ nguyên tắc nào? A. Đúng thuốc. B. Đúng thời điểm. C. Đúng liều lượng. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3. Phòng bệnh cho gà cần đảm bảo mấy sạch? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4. Đâu là vai trò của chăn nuôi? A. Cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người. B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất muối ăn. C. Cung cấp lương thực cho con người. D. Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường. Câu 5. Biện pháp bảo vệ môi trường đầu tiên được đề cập đến là A. quản lí tốt chất thải, nước thải. B. thực hiện tốt biện pháp quản lí, chăm sóc ao nuôi, phòng dịch bệnh. C. khuyến khích các hộ nuôi trồng tăng cường áp dụng tiến bộ kĩ thuật. D. hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất. Câu 6. Công việc thứ nhất được đề cập đến để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả là A. xây dựng các khu bảo tồn biển. B. hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, mở rộng khai thác xa bờ. C. thả các loài thủy sản quý hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh. D. nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hình thức có tính hủy diệt. Câu 7. Có mấy hình thức thu hoạch cá? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Đo nhiệt độ của nước ao nuôi thực hiện theo mấy bước? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9. Vận chuyển cá giống vào thời gian nào thì không hợp lí? A. Buổi sáng. B. Buổi chiều. C. Ban đêm. D. Buổi trưa. Câu 10. Số lần cho cá ăn một ngày là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11. Hình ảnh nào sau đây biểu hiện cá bị bệnh tuột vảy, xuất huyết do virus? A. B. C. D. Câu 12. Hình ảnh nào sau đây thể hiện vai trò cung cấp nguồn thực phẩm của ngành chăn nuôi? A. B. C. D. Câu 13. Đâu là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi do môi trường sống không thuận lợi? A. Vi khuẩn. B. Thức ăn không an toàn. C. Giun. D. Nhiệt độ quá lạnh. Câu 14. Mục đích của chăm sóc vật nuôi là gì? A. Giúp vật nuôi sống thoải mái. B. Giúp vật nuôi khỏe mạnh.
  8. C. Cho nhiều sản phẩm chăn nuôi. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 15. Biểu hiện của bệnh cúm gia cầm ở gà là A. ăn ít, ủ rũ, phân lỏng, màu xanh hoặc trắng. B. bỏ ăn, sã cánh, uống nhiều nước, chảy nước dãi, gầy nhanh. C. sốt cao, uống nhiều nước, khó thở, xuất huyết da chân. D. Cả 3 đáp án trên 2. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: Trình bày các bước đo nhiệt độ của nước ao nuôi? (1, 5 đ) Câu 2: Em hãy đề xuất những biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em. Nêu mục đích của từng biện pháp. (2,5đ) Câu 3: Em hãy cho biết tại sao phải giảm lượng thức ăn vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn. (1đ) HẾT
  9. MÃ ĐỀ: B 1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào phần bài làm. Câu 1. Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà, cần tuân thủ mấy nguyên tắc? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 2. Phòng bệnh cho gà cần A. ăn sạch. B. ở sạch. C. uống sạch. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3. Có bao nhiêu phương thức chăn nuôi? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 4. Đâu là vai trò của chăn nuôi? A. Cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người. B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất muối ăn. C. Cung cấp lương thực cho con người. D. Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường. Câu 5. Biện pháp bảo vệ môi trường thứ hai được đề cập đến là A. quản lí tốt chất thải, nước thải. B. thực hiện tốt biện pháp quản lí, chăm sóc ao nuôi, phòng dịch bệnh. C. khuyến khích các hộ nuôi trồng tăng cường áp dụng tiến bộ kĩ thuật. D. hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất. Câu 6. Công việc thứ hai được đề cập đến để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả là A. xây dựng các khu bảo tồn biển. B. hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, mở rộng khai thác xa bờ. C. thả các loài thủy sản quý hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh. D. nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hình thức có tính hủy diệt. Câu 7. Có hình thức thu hoạch cá nào? A. Thu tỉa. B. Thu toàn bộ. C. Cả A và B đều sai. D. Cả A và B đều đúng. Câu 8. Đo độ trong của nước ao nuôi cá tiến hành theo mấy bước? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9. Vận chuyển cá giống vào thời gian nào thì không hợp lí? A. Buổi sáng. B. Buổi trưa. C. Buổi chiều. D. Ban đêm. Câu 10. Người ta cho cá ăn vào thời gian nào? A. Sáng. B. Chiều. C. Sáng và chiều. D. Trưa. Câu 11. Hình ảnh nào sau đây biểu hiện cá bị bệnh đốm đỏ do trùng mỏ neo? A. B. C. D. Câu 12. Hình ảnh nào sau đây thể hiện vai trò cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt của ngành chăn nuôi? A. B. C. D. Câu 13. Đâu là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi do vi sinh vật gây bệnh? A. Vi khuẩn. B. Thức ăn không an toàn. C. Giun. D. Nhiệt độ quá lạnh. Câu 14. Vật nuôi non có đặc điểm gì?
  10. A. Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt. B. Chức năng của một số hệ cơ quan chưa hoàn chỉnh nên dễ bị mắc bệnh. C. Cả A và B đều đúng. D. Đáp án khác. Câu 15. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở gà do A. nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống hay từ môi trường. B. virus và lây lan mạnh. C. virus cúm gia cầm gây ra. D. Cả 3 đáp án trên. 2. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: Trình bày các bước đo độ trong của nước ao nuôi? (1, 5 đ) Câu 2: Em hãy đề xuất những biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em. Nêu mục đích của từng biện pháp. (2,5đ) Câu 3: Theo em, hình thức “thu tỉa” được áp dụng trong trường hợp nào và có ý nghĩa như thế nào? (1đ) HẾT
  11. MÃ ĐỀ: HSKT 1. TRẮC NGHIỆM (7.5 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào phần bài làm. Câu 1. Có bao nhiêu phương thức chăn nuôi? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2. Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà, cần tuân thủ nguyên tắc nào? A. Đúng thuốc. B. Đúng thời điểm. C. Đúng liều lượng. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3. Phòng bệnh cho gà cần đảm bảo mấy sạch? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4. Đâu là vai trò của chăn nuôi? A. Cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người. B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất muối ăn. C. Cung cấp lương thực cho con người. D. Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường. Câu 5. Biện pháp bảo vệ môi trường đầu tiên được đề cập đến là A. quản lí tốt chất thải, nước thải. B. thực hiện tốt biện pháp quản lí, chăm sóc ao nuôi, phòng dịch bệnh. C. khuyến khích các hộ nuôi trồng tăng cường áp dụng tiến bộ kĩ thuật. D. hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất. Câu 6. Công việc thứ nhất được đề cập đến để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả là A. xây dựng các khu bảo tồn biển. B. hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, mở rộng khai thác xa bờ. C. thả các loài thủy sản quý hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh. D. nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hình thức có tính hủy diệt. Câu 7. Có mấy hình thức thu hoạch cá? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8. Đo nhiệt độ của nước ao nuôi thực hiện theo mấy bước? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9. Vận chuyển cá giống vào thời gian nào thì không hợp lí? A. Buổi sáng. B. Buổi chiều. C. Ban đêm. D. Buổi trưa. Câu 10. Số lần cho cá ăn một ngày là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11. Hình ảnh nào sau đây biểu hiện cá bị bệnh tuột vảy, xuất huyết do virus? A. B. C. D. Câu 12. Hình ảnh nào sau đây thể hiện vai trò cung cấp nguồn thực phẩm của ngành chăn nuôi? A. B. C. D. Câu 13. Đâu là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi do môi trường sống không thuận lợi? A. Vi khuẩn. B. Thức ăn không an toàn. C. Giun. D. Nhiệt độ quá lạnh. Câu 14. Mục đích của chăm sóc vật nuôi là gì? A. Giúp vật nuôi sống thoải mái. B. Giúp vật nuôi khỏe mạnh.
  12. C. Cho nhiều sản phẩm chăn nuôi. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 15. Biểu hiện của bệnh cúm gia cầm ở gà là A. ăn ít, ủ rũ, phân lỏng, màu xanh hoặc trắng. B. bỏ ăn, sã cánh, uống nhiều nước, chảy nước dãi, gầy nhanh. C. sốt cao, uống nhiều nước, khó thở, xuất huyết da chân. D. Cả 3 đáp án trên. 2. TỰ LUẬN (2.5 điểm) Câu 1: Trình bày các bước đo nhiệt độ của nước ao nuôi? (1, 5 đ) Câu 2: Em hãy cho biết tại sao phải giảm lượng thức ăn vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn. (1đ) HẾT
  13. VI. Hướng dẫn chấm MÃ ĐỀ A 1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 B D C A A A B C D B Câu 11 Câu 12 Câu Câu Câu 13 14 15 A A D D C 2. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: Các bước đo nhiệt độ của nước ao nuôi - Bước 1: Nhúng ngập đầu nhiệt kế vào nước, giữ cố định nhiệt kế từ 5 đến 10 phút. - Bước 2: Quan sát và đọc kết quả tương ứng vạch màu đỏ trên nhiệt kế. Ghi kết quả. - Bước 3: Thu dọn dụng cụ và vệ sinh môi trường. Câu 2: Những biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em. Nêu mục đích của từng biện pháp. Biện pháp Mục đích Gia đình - Nuôi dưỡng tốt: cho ăn - Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, có sức đề uống đầy đủ, đảm bảo vệ kháng tốt chống chọi với bệnh. sinh. - Chuồng nuôi thông thoáng, - Tạo không gian thoáng, đảm bảo ấm áp về phù hợp với các mùa. mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Địa phương - Có chính sách tiêm phòng - Tránh được một số bệnh nguy hiểm. vaccine cho vật nuôi đầy đủ. - Có phương án cụ thể khi - Tránh chủ quan, lúng túng khi diễn biến dịch bệnh xảy ra. dịch bệnh phức tạp. - Đào tạo cán bộ thú y. - Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tư vấn, chữa trị khi người dân cần. Câu 3: Phải giảm lượng thức ăn vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn vì: - Thời tiết xấu, cá tập trung ngoi lên ăn, gây thiếu oxygen, nguy hiểm cho sự sống của cá. - Nước ao bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc bắt mồi, khả năng tiêu hóa và sức khỏe của cá.
  14. MÃ ĐỀ B 1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 A D C A B B D C B C Câu Câu Câu Câu Câu 11 12 13 14 15 B B A C A 2. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: Các bước đo độ trong của nước ao nuôi - Bước 1: Cầm vào sợi dây và từ từ thả đĩa Secchi xuống nước cho đến khi không nhìn thấy vạch đen-trắng hoặc xanh-trắng và ghi độ sâu của đĩa. - Bước 2: Thả đĩa Secchi xuống sâu hơn rồi kéo lên cho đến khi thấy vạch đen-trắng hoặc xanh-trắng. Ghi lại độ sâu của đĩa. Ghi kết quả của 2 lần đo, tính kết quả trung bình và đánh giá độ trong của nước. - Bước 3: Thu dọn dụng cụ và vệ sinh môi trường. Câu 2: Những biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em. Nêu mục đích của từng biện pháp. Biện pháp Mục đích Gia đình - Nuôi dưỡng tốt: cho ăn - Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, có sức đề uống đầy đủ, đảm bảo vệ kháng tốt chống chọi với bệnh. sinh - Chuồng nuôi thông thoáng, - Tạo không gian thoáng, đảm bảo ấm áp về phù hợp với các mùa. mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Địa phương - Có chính sách tiêm phòng - Tránh được một số bệnh nguy hiểm. vaccine cho vật nuôi đầy đủ - Có phương án cụ thể khi - Tránh chủ quan, lúng túng khi diễn biến dịch bệnh xảy ra dịch bệnh phức tạp. - Đào tạo cán bộ thú y - Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tư vấn, chữa trị khi người dân cần. Câu 3: - Tiến hành thu tỉa cá khi: cá lớn, mặt độ cá nuôi dày. - Ý nghĩa của việc thu tỉa cá: giảm mật độ đàn cá nuôi trong ao bằng hình thức kéo lưới, lọc con to đem bán trước, con nhỏ để nuôi thêm.
  15. MÃ ĐỀ: HSKT 1. TRẮC NGHIỆM (7.5 điểm). Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 B D C A A A B C D B Câu 11 Câu 12 Câu Câu Câu 13 14 15 A A D D C 2. TỰ LUẬN (2.5 điểm) Câu 1: Các bước đo nhiệt độ của nước ao nuôi - Bước 1: Nhúng ngập đầu nhiệt kế vào nước, giữ cố định nhiệt kế từ 5 đến 10 phút. - Bước 2: Quan sát và đọc kết quả tương ứng vạch màu đỏ trên nhiệt kế. Ghi kết quả. - Bước 3: Thu dọn dụng cụ và vệ sinh môi trường. Câu 2: Phải giảm lượng thức ăn vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn vì: - Thời tiết xấu, cá tập trung ngoi lên ăn, gây thiếu oxygen, nguy hiểm cho sự sống của cá. - Nước ao bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc bắt mồi, khả năng tiêu hóa và sức khỏe của cá. VII. Kiểm tra đề NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Hồng Thuận Nguyễn Thị Thu Hường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2