Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri (Đề 2)
lượt xem 1
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri (Đề 2)’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri (Đề 2)
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT NAM - ANGIERI NĂM HỌC 2021 - 2022 Họ tên:………………………………… MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 6 Lớp:…………………………………… Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ 02 (Đề gồm 05 trang) Ghi lại chữ cái đầu câu trả lới đúng nhất và điền vào bảng sau ( mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Đáp án Câu 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Đáp án Câu 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Đáp án Câu 1. Cảnh quan thiên nhiên ở đới nóng thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào A. đặc điểm đất. B. chế độ nhiệt. C. chế độ gió. D. chế độ mưa. Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do A. tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất. B. sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. C. sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. D. sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong biển và đại dương. Câu 3. Đại dương thế giới chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích bề mặt Trái Đất? A. 30%. B. 80%. C. 70%. D. 50%. Câu 4. Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào? A. Sóng biển. B. Sóng ngầm. C. Dòng biển. D. Thủy triều. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây đúng với thiên nhiên ở đới nóng? A. Lượng mưa trung bình, ổn định quanh năm. B. Nhiệt độ cao, động thực vật phong phú. C. Là nơi hoạt động của gió Tây ôn đới. D. Khí hậu chia thành bốn mùa rõ rệt. Câu 6. Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương theo chiều thẳng đứng gọi là A. sóng biển. B. thủy triều. C. triều cường. D. dòng biển. Câu 7. Tại sao độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới không giống nhau? A. Do lượng nước sông chảy vào vùng nhiệt đới nhiều hơn vùng ôn đới. B. Do lượng nước mưa ở vùng nhiệt đới cao hơn vùng ôn đới. C. Do lượng nước bốc hơi ở vùng nhiệt đới thấp hơn vùng ôn đới. D. Do lượng nước bốc hơi ở vùng nhiệt đới cao hơn vùng ôn đới. Câu 8. Năm 938, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Em hãy cho biết, Ngô Quyền đã vận dụng hiện tượng Địa lí nào giúp quân ta chiến thắng? A. Sóng thần. B. Thủy triều. C. Sóng biển. D. Dòng biển. 1
- Câu 9. Sinh vật trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở môi trường đới nào? A. Đới nóng. B. Đới ôn hòa. C. Đới lạnh. D. Đới cận nhiệt. Câu 10. Tại sao rừng rậm xanh quanh năm ở môi trường xích đạo ẩm lại có nhiều tầng? A. Khí hậu nóng và ẩm quanh năm. B. Khí hậu nóng quanh năm. C. Mưa quanh năm. D. Khí hậu lạnh quanh năm. Câu 11. Đất bao gồm những thành phần nào? A. Không khí, nước, mùn, khoáng. B. Không khí, chất vô cơ, sinh vật. C. Khoáng, chất hữu cơ, không khí, nước. D. Khoáng, mùn, nước, độ phì. Câu 12. Nhân tố nào quyết định đến thành phần khoáng của đất? A. Sinh vật. B. Địa hình. C. Khí hậu. D. Đá mẹ. Câu 13. Tại sao thực vật và động vật ở môi trường đới nóng rất đa dạng và phong phú? A. Vì có tác động của con người. B. Vì có số lượng động, thực vật nhiều. C. Vì nhiệt độ thấp. D. Vì có nhiệt độ cao và lượng mưa tương đối lớn. Câu 14. Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng A. 230C. B. 170C. C. 100C. D. 250C. Câu 15. Đất ở các vùng có khí hậu lạnh giá quanh năm thường không có đặc điểm nào? A. Đất tơi xốp và độ phì cao. B. Đất cứng. C. Đất nghèo dinh dưỡng. D. Tầng đất mỏng. Câu 16. Tại sao nói đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố hình thành đất? A. Vì đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất. B. Vì đá mẹ ảnh hưởng đến độ dày của tầng đất và độ phì của đất. C. Vì đá mẹ ảnh hưởng đến quá trình phân giải các chất trong đất. D. Vì đá mẹ là nguồn gốc cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất. Câu 17. Thực vật ở môi trường đới lạnh có đặc điểm như thế nào? A. Thực vật cằn cỗi, chủ yếu là xương rồng. B. Thưa thớt, đồng cỏ cao, mọc um tùm. C. Thực vật thấp lùn, chủ yếu là rêu và địa y. D. Tán lá rộng, nhiều tầng, rậm rạp. Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên ở đới ôn hòa? A. Lượng mưa trung bình năm từ 500 – 1000mm. B. Là nơi hoạt động của gió Tây ôn đới. C. Khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá quanh năm. D. Khí hậu chia thành bốn mùa rõ rệt. Câu 19. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động? A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 20. Trong các loại đất sau, loại nào thích nhất để trồng lúa nước? A. Đất mùn. B. Đất phù sa. C. Đất đen. D. Đất feralit. Câu 21. Sự đa dạng của sinh vật biển không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? A. Lượng mưa. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Nồng độ oxy. Câu 22. Có bao nhiêu nhân tố tác động đến quá trình hình thành đất? A. 6. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 23. Độ muối của nước biển và đại dương là do đâu mà có? A. Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra. 2
- B. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra. C. Động đất núi lửa ngầm dưới đáy biển và đại dương sinh ra. D. Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra. Câu 24. Trong các tầng của đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật? A. Tầng đá mẹ. B. Tầng chứa mùn. C. Tầng tích tụ. D. Tầng đất. Câu 25. Đại dương nào có diện tích lớn nhất trên thế giới? A. Ấn Độ Dương. B. Bắc Băng Dương C. Thái Bình Dương. D. Đại Tây Dương. Câu 26. Kết quả của trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là gì? A. Kết thúc hoàn toàn thắng lợi. B. Thất bại. C. Không phân thắng bại. D. Thắng lợi một phần. Câu 27. Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở làng Đường Lâm (Hà Nội), điều này có ý nghĩa gì? A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên. B. Đây là nơi ông mất. C. Đây là nơi ông xưng vương. D. Nhân dân tưởng nhớ đến công lao của ông. Câu 28. Quân Nam Hán kéo quân vào sông Bạch Đằng lúc nào? A. Khi Thủy triều đang lên. B. Khi Thủy triều đang xuống. C. Khi quân ta chưa đóng xong cọc ngầm. D. Khi quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm. Câu 29. Sự kiện nào đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc? A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905). B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931). C. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931). D. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) Câu 30. Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối nào? A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc. B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, nhân dân giản dị, yên vui. Câu 31. Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì? A. Tiến quân sang Trung Quốc để đánh chúng đến cùng. B. Tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán. C. Tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. D. Tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Câu 32. Điểm độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là gì? A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn. B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù. 3
- C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng. D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa rồi mở đường cho chúng rút về nước. Câu 33. Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia cổ khác trên đất nước Việt Nam là gì? A. Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc giàu mạnh. B. Ngoại thương đường biển rất phát triển. C. Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình. D. Sản xuất nông nghiệp rất phát triển. Câu 34. Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm- pa và Phù Nam là gì? A. Chăn nuôi rất phát triển. B. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài. C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển. D. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công. Câu 35. Nội dung nào phản ảnh đúng điều kiện khách quan thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công? A. Sự ủng hộ của nhân dân. B. Sự suy yếu của nhà Đường. C. Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó. D. Nền kinh tế trong nước đã phát triển hơn trước. Câu 36. Việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta? A. Mua chuộc Khúc Thừa Dụ phục vụ cho nhà Đường. B. Xoa dịu mâu thuẫn giũa nhân dân An Nam với nhà Đường. C. Đem lại quyền tự chủ cho người Việt, tạo điều kiện giành độc lập hoàn toàn. D. Bảo đảm sự yên ổn cho vùng biên cương nhà Đường. Câu 37. Nội dung nào không phải điểm giống nhau về đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và cư dân Chăm-pa? A. Nông nghiệp trồng lúa nước là nguồn sống chủ yếu. B. Đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. C. Đều ở nhà sàn và ăn trầu. D. Sống dưới chế độ quân chủ, đứng đầu là vua. Câu 38. Kinh đô của nước Chăm-pa cuối thế kỉ II đóng ở đâu? A. Sa Huỳnh - Quảng Nam. B. Trà Kiệu - Quảng Nam. C. Hội An - Quảng Nam. D. Thượng Lâm - Quảng Nam. Câu 39. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không để lại bài học kinh nghiệm gì cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta giai đoạn sau này? 4
- A. Tiêu diệt nội phản. B. Khai thác điểm yếu - mạnh của ta và địch. C. Dựa vào địa hình để đề ra đường lối đấu tranh. D. Thực hiện kế vườn không nhà trống. Câu 40. Vào khoảng cuối thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đổi tên nước thành gì? A. Tượng Lâm. B. Nhật Nam. C. Chăm-pa. D. Chân Lạp. Câu 41. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là gì? A. Thủ công nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Nông nghiệp trồng lúa nước. D. Công thương nghiệp hàng hóa. Câu 42. Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ đâu? A. Chữ tượng hình. B. Chữ Phạn. C. Chữ Hán. D. Chữ Latinh. Câu 43. Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nào trên thế giới? A. Trung Quốc. B. Ai Cập. C. Ấn Độ. D. Ả Rập. Câu 44. Quốc gia cổ được hình thành trên cơ sở Văn hóa Óc Eo là quốc gia nào? A. Chân Lạp. B. Phù Nam. C. Văn Lang. D. Chăm-pa. Câu 45. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là gì? A. Đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản. B. Thủ công nghiệp, buôn bán, khai thác rừng. C. Khai thác hải sản, ngoại thương đường biển. D. Sản xuất nông nghiệp. Câu 46. Đâu không phải là chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ? A. Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch. B. Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ. C. Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán. D. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới. Câu 47. Những chiếc cọc gỗ ngầm của Ngô Quyền có điểm độc đáo là gì? A. Được lấy từ gỗ cây lim. B. Rất to và nhọn. C. Đầu cọc gỗ được đẽo nhọn và bịt sắt. D. Được lấy từ gỗ cây bạch đàn. Câu 48. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì? A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán. B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau này. D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài. Câu 49. Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra cuộc quyết chiến chiến lược năm 938? A. Sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. B. Hai bên bờ sông là rừng rậm thuận lợi cho đặt phục binh. C. Sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử. 5
- D. Đây là con đường thủy thuận lợi nhất nên quân Nam Hán sẽ đi qua. Câu 50. Các lực lượng chính trong xã hội Phù Nam là gì? A. Tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công. B. Quý tộc, địa chủ, nông dân, tăng lữ, nô lệ. C. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô lệ, thương nhân. D. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc, tăng lữ, nông dân, địa chủ. ---------------------------------------------HẾT------------------------------------------ 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn