intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm): Chọn chữ cái in hoa ở đầu ý đúng rồi ghi vào giấy làm bài:(ví dụ chọn 1-A, 2-B,…) Câu 1: Kiểu khí hậu đặc trưng của Đông Nam Á là A. nhiệt đới khô. B. ôn đới gió mùa. C. nhiệt đới gió mùa. D. khí hậu núi cao. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á? A. Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. B. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc. C. Có nền kinh tế phát triển hiện đại. D. Các quốc gia Đông Nam Á có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển. Câu 3: Những năm đầu các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hợp tác về lĩnh vực A. kinh tế. B. giáo dục. C. văn hóa. D. quân sự. Câu 4: Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào? A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Khánh Hòa. D. Cà Mau. Câu 5: Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là A. lũ lụt B. hạn hán. C. bão nhiệt đới. D. núi lửa. Câu 6: Chế độ nhiệt trên biển Đông A. mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. B. mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. C. mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. D. mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. Câu 7: Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta là A. đất feralit. B. đất phù sa. C. đất mùn núi cao. D. đất mặn ven biển. Câu 8: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là A. tây bắc-đông nam. B. vòng cung. C. tây-đông. D. đông bắc-tây nam. Câu 9: Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là A. cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều ô trũng rộng lớn bị ngập nước. B. những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao. C. các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng. D. được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ. Câu 10: Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm A. mạng lưới sông ngòi thưa thớt. B. mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu là các sông lớn. C. mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rông khắp. D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp. Câu 11. Đâu không phải nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm?
  2. A. Bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông. B. Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt C. Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên. D. Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện. Câu 12. Đặc điểm của sông ngòi Trung Bộ là A. sông dài, nhiều hệ thống sông lớn. B. sông nhỏ và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập. C. sông lớn, dốc, hướng vòng cung. D. sông dài, lớn và dốc. Câu 13. Vì sao ở nước ta, một số nơi lượng mưa hàng năm tăng lên rất cao như Bắc Quang (Hà Giang) 4802 mm, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) 3552 mm? A. Thời tiết ở miền núi cao thường khắc nghiệt và biến đổi nhanh chóng. B. Có nhiều sương mù và có lúc chìm trong mưa tuyết. C. Những khu vực núi cao trên 2000m, đón gió thổi ẩm đến gây mưa lớn. D. Bão thường gây ra mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Câu 14. Tính thất thường của khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân? A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. Đa dạng cơ cấu cây trồng. C. Trong nông nghiệp có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. D. Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ gặp nhiều khó khăn. Câu 15. Tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam hiện nay như thế nào? A. Một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm. B. Các hoạt động khai thác dầu khí không ảnh hưởng đến môi trường vùng biển. C. Môi trường vùng biển Việt Nam rất trong lành. D. Các hoạt động du lịch biển không gây ô môi trường vùng biển. B. PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1 (3.0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học hãy: a/ Chứng minh rằng: Khí hậu Việt Nam mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. b/ Cần phải làm gì để khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển ở nước ta? Câu 2 (2.0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích rừng của Việt Nam qua các năm (Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1983 2005 2011 Tổng diện tích rừng 14,3 7,2 12,7 13,5 (Trích theo Tổng cục Thống kê) a/ Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích rừng của Việt Nam giai đoạn 1943 – 2011. b/ Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng của nước ta trong gia đoạn trên. --------HẾT--------- PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
  3. MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 8 Năm học: 2022-2023 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5điểm) Mỗi câu đúng 0.33 điểm (3 câu 1điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C B D C C A A B C D A B C D A đúng B. PHẦN TỰ LUẬN (5điểm) Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 a/ Chứng minh rằng: Khí hậu Việt Nam mang đậm tính chất 2điểm (3điểm nhiệt đới gió mùa ẩm. ) * Tính chất nhiệt đới: - Số giờ nắng trong năm cao ( 1400- 3000 giờ/ năm). Nhiệt năng 0,5đ lớn: 1 triệu kilôcalo/m3 - Nhiệt độ trung bình năm > 210C. 0,5đ * Tính chất gió mùa: Mùa đông lạnh khô với gió mùa Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió 0,5đ mùa Tây Nam. * Tính chất ẩm: - Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500mm đến 2000mm /năm. 0,25đ - Độ ẩm không khí trên 80% 0,25đ b/ Cần phải làm gì để khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường 1 điểm biển ở nước ta? - Xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý. 0,25đ - Thực hiện khai thác theo quy định. 0,25đ - Mỗi cá nhân, tổ chức cần có ý thức, hạn chế tối đa các tác động 0,25đ gây hại đến môi trường biển. - Khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển bền vững 0,25đ Câu 2 a/ Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích rừng của Việt Nam giai 1,5 điểm (2điểm đoạn 1943 – 2011. ) Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích rừng của Việt Nam giai đoạn 1943 – 2011. - Vẽ biểu đồ (đúng 1,5điểm): *Yêu cầu: + Tỉ lệ chính xác + Ghi tên biểu đồ + Bảng chú thích +Thẩm mĩ - Thiếu tên biểu đồ, thiếu chú thích, không thẩm mĩ, tỉ lệ không chính xác (mỗi ý trừ 0.25đ) b/ Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng của nước ta trong gia đoạn trên. 0,5 điểm - Giai đoạn 1943-2011, diện tích rừng của nước ta giảm (dẫn chứng) - Nhưng còn biến động (dẫn chứng)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2