PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2<br />
Môn: Địa 9 Năm học 2017 – 2018<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)<br />
Chọn câu trả lời đúng nhất<br />
Câu 1: Ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ là:<br />
A- Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM.<br />
B- TPHCM, Biên Hòa, Cần Thơ.<br />
C- TPHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu.<br />
D- Cần Thơ, Vũng Tàu, TPHCM.<br />
Câu 2: Cây công nghiệp lâu năm trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ là:<br />
A- Cao su, cà phê, hồ tiêu, đậu tương, cây ăn quả. B- Cao su, Cà phê, điều, hồ tiêu.<br />
C- Cao su, cà phê, lạc, mía, dừa.<br />
D- Cao su, cà phê, điều, mía, thuốc lá.<br />
Câu 3: Vai trò quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thể hiện ở :<br />
A- GDP chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước.<br />
B- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.<br />
C- Lực lượng lao động đông.<br />
D- Diện tích lãnh thổ rộng lớn.<br />
Câu 4: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL là:<br />
A. Đất phèn, mặn<br />
B. Đất khác.<br />
C. Đất phù sa ngọt.<br />
D. Đất cát ven biển<br />
Câu 5: Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là<br />
A. 3 160 km và khoảng 0,5 triệu km2<br />
B. 3. 260km và khoảng 1 triệu km2<br />
C. 3. 460 km và khoảng 2 triệu km2<br />
D. 2. 360 km và khoảng 1,0 triệu km2<br />
Câu 6: Ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta sẽ dẫn đến hậu quả:<br />
A- Ảnh hưởng xấu đến giao thông biển.<br />
B- Khoáng sản và rừng ngập mặn nhanh chóng cạn kiệt.<br />
C- Giảm tài nguyên sinh vật, gây ra nhiều thiên tai hơn<br />
D- Giảm tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng xấu đến các khu du lịch.<br />
B. Tự luận: (7 điểm)<br />
Câu 1. Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phát<br />
triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản<br />
xuất nông nghiệp ở đồng bằng này? ( 4đ )<br />
Câu 2. Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn)<br />
1995<br />
2000<br />
2002<br />
819,2<br />
1169,1<br />
1354,5<br />
Đồng bằng sông Cửu Long<br />
1584,4<br />
2250,5<br />
2647,4<br />
Cả nước<br />
a- Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở ĐBSCL so với cả nước. (2đ)<br />
b- Nêu nhận xét (1đ)<br />
<br />
TM/BGH<br />
<br />
TỔ TRƯỞNG<br />
<br />
GVBM<br />
<br />
(ký xác nhận)<br />
<br />
(ký duyệt)<br />
<br />
(ký, ghi rõ họ, tên)<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)<br />
I. Chọn câu trả lời đúng nhất : (2đ)<br />
1-C, 2-B, 3-A, 4-A, 5-B, 6- D<br />
B. Tự luận: (7 điểm)<br />
Câu 1. (4,0 điểm)<br />
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta.<br />
- Diện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước. Bình quân<br />
lương thực đầu người gấp 2,3 lần cả nước (đạt 1066,3 kg/người, năm 2002). (0,5 điểm)<br />
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới : xoài, dừa, cam, bưởi,...<br />
(0,5 điểm)<br />
- Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu,<br />
Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. (0,5 điểm)<br />
- Tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm hơn 50% của cả nước. Nghề nuôi trồng thuỷ sản,<br />
đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang được phát triển mạnh. (0,5 điểm)<br />
b) Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với<br />
sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long<br />
- Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm (0,5 điểm), đồng thời giúp sử dụng và bảo<br />
quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm. (0,5 điểm)<br />
- Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm nước ta mở rộng ra thị trường quốc tế. (0,5 điểm)<br />
- Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp.<br />
(0,5 điểm)<br />
Câu 2 : (3đ)<br />
a. Vẽ biểu đồ cột, đúng tỉ lệ 1,5đ<br />
Chú thích, tên biểu đồ<br />
b. Nhận xét:<br />
- Qua các thời kì, sản lượng thủy sản thủy sản của ĐBSCL tăng nhanh, trung bình đạt<br />
9,3%/năm, chiếm 51% sản lượng thủy sản cả nước.<br />
<br />