intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 805 Câu 1: Việc ông M không cho bà K phát biểu ý kiến cá nhân trong cuộc họp tổ dân phố là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Tự do ngôn luận. B. Quản trị truyền thông C. Quản lí nhân sự. D. Tự chủ phán quyết. Câu 2: Cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Bỏ phiếu kín. B. Được ủy quyền. C. Trung gian. D. Gián tiếp. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi A. thống kê bưu phẩm thất lạc. B. cần phục vụ công tác điều tra. C. xác minh địa chỉ giao hàng. D. sao lưu biên lai thu phí. Câu 4: Thôn X có anh A là trưởng thôn, chị K là đại diện hội phụ nữ, anh D, bà M là đại diện các hộ dân. Trong hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật đất đai sửa đổi, anh D lên tiếng ủng hộ việc tích tụ ruộng đất theo như dự thảo Luật đưa ra nhưng chị K là thư ký cuộc họp không ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà M phát hiện, đã bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của anh D nên đã yêu cầu bổ sung nội dung này. Thấy bà M phát biểu gay gắt, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp, dẫn đến hai người nảy sinh mâu thuẫn. Thời gian sau đó, khi thôn X có họp bàn về làm đường liên thôn, chị N con gái bà M đã đề nghị ông A phát động phong trào hiến đất làm đường nhưng không được ông A đồng ý vì cho rằng đây là chủ trương của xã. Những ai dưới đây đã thực hiện đúng quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước? A. Anh D và bà M. B. Anh D và chị G. C. Anh D và bà M và chị N. D. Ông A, bà M và chị N. Câu 5: Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân? A. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. Công dân có quyền học tập không hạn chế. C. Công dân có quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. D. Công dân có quyền học tập bất cứ ngành, nghề nào. Câu 6: Hội đồng bầu cử xã X có ông E là chủ tịch, anh D là thành viên, chị K là thư ký. Trong phiên họp của hội đồng, góp ý đề án nhân sự bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Anh D lên tiếng phản đối một số nhân sự tham gia ứng cử do ông E chủ tịch đưa ra nhưng chị K không ghi ý kiến của anh D vào biên bản nên bị anh thẳng thắn phê bình. Vốn có mâu thuẫn với chị K, nhân sự việc này, ông E đã vu khống chị K vi phạm quy chế chuyên môn rồi ra quyết định buộc thôi việc đối với chị. Trong trường hợp này, anh D đã được thực hiện quyền nào dưới đây? A. Bầu cử, ứng cử. B. Khiếu nại, tố cáo. C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Phê duyệt chủ trương và đường lối. Trang 1/5 - Mã đề 805
  2. Câu 7: Trường hợp nào sau đây được thực hiện quyền tố cáo? A. Bạn Z bắt quả tang nhóm thanh niên đang sử dụng ma túy. B. Bạn Y nhận được quyết định kỷ luật cảnh cáo của cấp trên chưa đúng. C. Chị H phải nộp thuế đất cao hơn những năm trước trên cùng một mảnh đất. D. Công ty N ưu tiên lao động nữ hơn lao động nam. Câu 8: Cơ quan X có ông G là giám đốc, bà P là phó giám đốc, chị K là kế toán, anh N là nhân viên. Do sát đến giờ họp nhưng ông G để quên tài liệu nên đã đưa khóa phòng làm việc của mình và nhờ chị K vào lấy hộ. Vô tình thấy máy tính của ông G vẫn mở và hiện lên công văn mật cấp trên chuyển về có liên quan đến danh sách dự thảo tinh giản biên chế của cơ quan nên chị K đã chụp lại màn hình và chuyển về Zalo tài khoản của mình. Thấy có tên anh N trong danh sách tinh giản dự kiến, vốn có mâu thuẫn từ trước nên chị K đăng lên mạng xã hội với nội dung anh N thiếu năng lực khiến uy tín của anh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi thông tin lan truyền, ông G và bà P đã thu giữ điện thoại của chị K và yêu cầu chị cung cấp mật khẩu rồi bà P tự vào để xóa bài đăng rồi niêm phong để tại cơ quan. Tại buổi họp để bình xét thi đua cuối năm, ông G ngăn cản mọi ý kiến phát biểu của chị K và quyết định đưa chị vào danh sách tinh giản biên chế chính thức mà không thông qua biểu quyết. Những ai sau đây đồng thời không vừa vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được pháp luật đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Chị K, bà P và anh N. B. Anh N và bà P C. Chị K và ông G.. D. Anh N, chị K và ông G. Câu 9: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế A. trực tiếp, thẳng thắn, thực tế, công bằng. B. công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh. C. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Câu 10: Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ? A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi. B. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị. C. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện. D. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ. Câu 11: Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối và dùng điện thoại quay lại rồi phát lên mạng vu khống cán bộ vi phạm nên ông T đã đập vỡ điện thoại của ông A rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy tay. Ông T không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được báo hộ về sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân. Câu 12: Khẳng định nào dưới đây không đúng? Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lí- chính trị quan trọng để A. công nhận quyền lực của các cơ quan nhà nước đã được bầu ra. B. thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình thông qua các đại biểu đại diện cho nhân dân. C. đảm bảo quyền dân chủ cho mỗi công dân. D. hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước. Câu 13: Thực hiện đúng quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với việc nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước? A. Là cơ sở pháp lý quan trọng. B. Là cơ sở pháp lệnh quan trọng. C. Là cơ sở pháp luật quan trọng. D. Là cơ sở pháp luật không thể thiếu. Trang 2/5 - Mã đề 805
  3. Câu 14: Quyền sáng tạo của công dân có nghĩa là công dân có quyền A. tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, sáng tạo. B. tham gia các hoạt động xã hội. C. lựa chọn những ngành nghề phù hợp với khả năng của mình. D. được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng. Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử bình đẳng? A. Cử tri tự mình đi bầu và viết phiếu bầu. B. Mỗi cử tri có một phiếu bầu với giá trị ngang nhau. C. Việc bầu người trong lá phiếu được đảm bảo bí mật. D. Người tàn tật không thể tự mình bỏ phiếu thì nhờ người khác bỏ hộ. Câu 16: Mọi công dân có quyền học không hạn chế, nghĩa là học A. từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau đại học. B. trong sách vở, học ngoài đời. C. bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. D. tất cả các ngành, nghề. Câu 17: Quyền học tập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân? A. Đào tạo những người tài giỏi để phục vụ cho quê hương, đất nước. B. Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi người. D. Tạo điều kiện phát triển toàn diện. Câu 18: Tác phẩm của chị B sáng tác viết về phong trào thanh niên, học sinh với công cuộc chuyển đổi số rất có ý nghĩa, khi gửi đi tham gia cuộc thi Văn học nghệ thuật của Tỉnh đã đạt Giải Nhất. Biết được chuyện này chị K đề nghị chị B chuyển nhượng quyền sử dụng tác phẩm và được chị B đồng ý. Chị K không vi phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền sáng tạo. B. Quyền phát triển. C. Quyền học tập. D. Quyền kiến nghị. Câu 19: Sau khi tốt nghiệp THPT, anh H không đăng ký xét tuyển Đại học mà nộp hồ sơ và được nhận vào làm việc tại công ty X. Sau ba năm làm việc, nhờ đức tính ham học hỏi và chịu khó, anh H được phân công làm tổ trưởng một dây chuyền sản xuất. Nhận thức được vai trò của mình, anh đã làm hồ sơ xét tuyển vào trường Đại học X hệ vừa học vừa làm. Thấy anh H quyết tâm, ban lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện để anh được tham gia học Đại học vào các buổi tối trong tuần. Anh H đã vận dụng đúng quyền học tập ở nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng về điều kiện học tập. B. Học bất cứ ngành nghề nào. C. Quyền học tập không hạn chế. D. Học thường xuyên, suốt đời. Câu 20: Công dân được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí là biểu hiện công dân được phát triển về đời sống A. vật chất. B. chính trị. C. văn hóa. D. tinh thần. Câu 21: T đang là học sinh tiểu học, nhiều lần chứng kiến bạn B làm thuê ở một cửa hàng bán chè bị ông bà chủ mắng chửi, đánh đập rất nặng. T có quyền tố cáo với cơ quan công an không? Vì sao? A. Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo. B. Có, vì tố cáo là quyền của mọi công dân. C. Có, vì học sinh tiểu học đã đủ tuổi được quyền tố cáo. D. Không, vì tố cáo là điều không có lợi cho trẻ em. Câu 22: Nhà nước đảm bảo cho công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. Điều này thể hiện quyền A. sáng tạo. B. học tập. C. được vui chơi, giải trí. D. được phát triển. Câu 23: Truyện ngắn do công dân B sáng tác được pháp luật bảo hộ thuộc quyền A. phát minh sáng chế. B. tác giả. C. sở hữu công nghiệp. D. được phát triển. Trang 3/5 - Mã đề 805
  4. Câu 24: Các anh S, H, N và chị M cùng là công nhân một công ty. Do có việc bận, anh S nhờ anh H mang quà công ty đến nhà chị M. Vì chị M đi vắng và không khóa cửa. Anh H đã mở cửa vào nhà và để quà trên bàn ăn. Khi quay ra, thấy nhân viên bưu chính để thư của chị M ở cửa nhà chị, tò mò anh H đã bóc thư ra đọc và mang về công ty. Nhìn thấy lá thư của chị M, anh N đã chụp lại nội dung lá thư đó và đăng lên mạng xã hội. Sau khi bị chị M phát hiện, anh H yêu cầu anh N cùng mình công khai xin lỗi chị. Anh H và anh N cùng vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được bảo đảm an toàn, thư tín. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 25: “Những trường hợp đặc biệt, những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định” là nội dung thuộc quyền A. được sáng tạo. B. học tập. C. bình đẳng. D. được phát triển. Câu 26: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có A. hoạt động tôn giáo. B. tranh chấp tài sản. C. người lạ tạm trú. D. tội phạm lẩn trốn. Câu 27: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi A. kiểm tra hóa đơn dịch vụ. B. thống kê bưu phẩm đã giao. C. cần chứng cứ để điều tra vụ án. D. đính chính thông tin cá nhân. Câu 28: Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân không được thực hiện theo cơ chế dân A. quản lí. B. bàn. C. kiểm tra. D. biết. Câu 29: Anh S và anh K cùng là sinh viên trường đại học X. Trong cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho sinh viên, biết anh S có mong muốn tham gia nhưng chưa tìm được ý tưởng, anh K bàn với anh S tìm mua đề tài rồi cùng đứng tên dự thi nhưng anh S từ chối. Anh K liên hệ với anh N là chủ một cửa hàng phô tô và được anh N chuyển toàn bộ dữ liệu đề tài khoa học của một khách hàng đã từng phô tô tại đây cho anh K với giá 2 triệu đồng. Anh K đã dùng đề tài đó thay tên mình rồi gửi tham dự cuộc thi. Anh N và anh K đã vi phạm nội dung quyền sáng tạo ở nội dung nào dưới đây? A. Cải tiến kỹ thuật. B. Sáng tạo khoa học. C. Hợp lý hóa sản xuất. D. Kiểu dáng công nghiệp. Câu 30: Tại xã X có ông Đ là đội trưởng đội quản lí thị trường, anh G là cảnh sát giao thông có anh trai là anh T; anh M và anh T đều là các hộ cùng kinh doanh hàng tạp hóa trên địa bàn. Trong đợt kiểm tra thị trường dịp tết Giáp Thìn, cơ quan chức năng phát hiện anh M và anh T bán một số mặt hàng không có nguồn gốc xuất xứ nhưng vì đã nhận 5 triệu đồng từ anh M nên ông Đ chỉ lập biên bản xử phạt đồng thời tịch thu toàn bộ hàng hóa và yêu cầu đình chỉ việc kinh doanh tại cửa hàng của anh T. Bức xúc vì bị xử phạt quá nặng, anh T kể lại sự việc cho anh G. Vốn biết anh L là con trai của ông Đ nên trong một lần tuần tra giao thông, anh G yêu cầu anh L dừng lại để kiểm tra nồng độ cồn, vì có sử dụng rượu bia nên anh L bị anh G lập biên bản xử phạt nhưng với mức cao hơn nhiều so với quy định. Bức xúc, anh L đã làm đơn đề nghị ông H là đội trưởng đội cảnh sát giao thông xem xét lại quyết định xử phạt, do công việc cuối năm bận rộn nên ông H chỉ nhận đơn nhưng không giải quyết. Do bị ông H nhắc nhở, anh G thuê anh P chặn đường uy hiếp tinh thần để buộc anh L phải rút đơn. Hành vi của những ai sau đây là đối tượng có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo? A. Ông H và ông Đ. B. Ông Đ, ông H và anh G C. Anh G, anh P và anh M.. D. Ông Đ và anh G. ------ HẾT ------ Trang 4/5 - Mã đề 805
  5. Trang 5/5 - Mã đề 805
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2