intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên

Chia sẻ: Kỳ Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức cơ bản chuẩn bị cho kì kiểm tra đạt kết quả tốt hơn. Để làm quen và nắm rõ nội dung chi tiết đề thi, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II HUYỆN TÂN YÊN Năm học: 2019-2020 Môn thi: GDCD 6 Đề thi có 02 trang Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Chọn đáp án đúng trong các câu sau. Câu 1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm A. 1979. B. 1989. C. 1999. D. 1998. Câu 2. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em gồm có mấy nhóm quyền? A. Hai nhóm quyền. B. Ba nhóm quyền. C. Bốn nhóm quyền. D. Năm nhóm quyền. Câu 3. Trường hợp nào sau đây tôn trọng quyền tham gia của trẻ em? A. Lắng nghe và tiếp nhận những sáng kiến của các em. B. Tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi, giải trí. C. Đưa ra xét xử những kẻ có hành vi bạo hành đối với trẻ em. D. Khuyến khích các em tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Câu 4. Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền sống còn của trẻ em? A. Không cho trẻ em được bày tỏ ý kiến. B. Không cho các em được học tập. C. Không cho các em ăn uống đầy đủ. D. Phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái. Câu 5. Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng bởi thói hư, tật xấu bên ngoài xã hội nên đã không cho Quân giao tiếp với ai. Nếu là người nhà của Quân và biết rõ sự việc đó, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Đồng tình với việc làm của bố mẹ Quân. B. Giải thích đó là việc làm xâm phạm quyền trẻ em. C. Im lặng coi như không có chuyện gì. D. Phản ứng gay gắt với việc làm đó. Câu 6. Biển báo hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng là biển báo gì? A. Biển báo cấm. B. Biển chỉ dẫn. C. Biển báo nguy hiểm. D. Biển hiệu lệnh. Câu 7. Biển báo cấm được mô tả như thế nào? A. Hình tròn, nền màu trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen. B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen. D. Hình vuông, nền màu xanh lam, viền vàng, hình vẽ màu đen. Câu 8. Em tán thành với việc làm nào sau đây? A. Nam thường thả trâu, bò trên đường quốc lộ. B. Một số bạn Nam lớp 6B đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường. C. Ông Minh uống rượu bia mà vẫn lái xe. D. Bạn Mai đi bộ sát lề đường bên phải. Câu 9. Hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông? A. Đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường. B. Đi xe đúng phần đường quy định. C. Uống rượu bia mà vẫn lái xe. D. Đi xe vào đường ngược chiều. Câu 10. Theo em, nguyên nhân nào dưới đây là phổ biến gây tai nạn giao thông? A. Phương tiện giao thông không đảm bảo. B. Người tham gia giao thông đông. C. Không tuân thủ đúng quy định về an toàn giao thông. D. Pháp luật xử lí chưa nghiêm người vi phạm an toàn giao thông.
  2. Câu 11. Học tập là quyền và nghĩa vụ của A. người nghèo. B. mọi công dân. C. người giàu. D. trẻ em. Câu 12. Trẻ em trong độ tuổi nào sau đây bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học? A. Từ 6 đến 14 tuổi. B. Từ 6 đến 15 tuổi. C. Từ 6 đến 15 tuổi. D. Từ 7 đến 15 tuổi. Câu 13. Thành ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói đến nội dung nào dưới đây? A. Vai trò của đạo đức. B. Ý nghĩa của pháp luật. C. Ý nghĩa của việc học tập. D. Vai trò của cá nhân. Câu 14. Lan đã đến tuổi đi học nhưng bố không cho Lan đi học vì cho rằng con gái không cần phải học. Việc làm của bố Lan đã vi phạm quyền gì của công dân? A. Quyền bình đẳng giới. B. Quyền nghiên cứu khoa học. C. Quyền học tập. D. Quyền được chăm sóc. Câu 15. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền A. cơ sở của công dân. B. bản chất của công dân. C. cơ bản của công dân. D. thực chất của công dân. Câu 16. “Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác, việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật” là nói đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Quyền bảo hộ về tính mạng. D. Quyền đảm bảo an toàn về thư tín. Câu 17. Việc làm nào dưới đây là xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác? A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi. B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà. C. Bắt người theo quy định của tòa án. D. Đánh người gây thương tích. Câu 18. Chửi mắng người khác một cách thậm tệ đã xâm phạm đến quyền nào của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Quyền bảo hộ về tính mạng. D. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 19. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được ghi nhận tại điều nào của Hiến pháp 2013? A. Điều 21. B. Điều 25. C. Điều 22. D. Điều 23. Câu 20. Công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở là nội dung của quyền nào sau đây ? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Quyền tự do đi lại. D. Quyền đảm bảo an toàn về thư tín. II. Tự luận (5 điểm). Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy nêu những quy định của pháp luật đối với người đi xe đạp? Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông? Câu 2. (3 điểm). Cho tình huống sau: Ông An là chủ nhà trọ đã kí hợp đồng cho chị Hoa thuê một phòng trọ trong thời gian hai năm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông An lại tự ý mở cửa để vào phòng trọ của chị Hoa. Chị Hoa phản đối việc làm đó nhưng ông An cho rằng mình là chủ nhà nên có quyền vào phòng trọ đó. a. Em hãy cho biết nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? b. Em có đồng ý với suy nghĩ và hành động của ông An không? Vì sao? Nếu là người chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì? Họ và tên: .................................................... Số báo danh: ........... Phòng thi: ...........
  3. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẨM TÂN YÊN KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2019-2020 Môn: GDCD 6 I. Trắc nghiệm (5điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 11 B 2 C 12 A 3 A 13 C 4 C 14 C 5 B 15 C 6 D 16 A 7 A 17 D 8 D 18 D 9 B 19 C 10 C 20 B II. Tự luận: (5 điểm). Câu 1. (2 điểm): Học sinh cần trả lời các ý sau: - Quy định đối với người đi xe đạp. (1 điểm) - Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông. (1 điểm) + Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. (0,5 điểm). + Bảo đảm cho giao thông thông suốt, tránh ùn tắc giao thông. (0,5 điểm). Câu 2. (3 điểm). a. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. (1 điểm). Công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. b. Học sinh cần nêu được các ý sau: - Không đồng ý với việc làm của ông An. (0,5 điểm). - Vì đã tự ý vào chỗ ở của chị Hoa mà không được chị Hoa đồng ý. Hành vi của ông an đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. (1 điểm). - Nếu chứng kiến cảnh đó, em sẽ : (0,5 điểm) + Giải thích cho ông An hiểu đó là việc làm sai. + Hành vi của ông An là trái pháp luật và vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  4. Lưu ý: Giáo viên căn cứ cụ thể vào bài làm của học sinh để đánh giá và cho điểm. Khuyến khích cách ứng xử hay, sáng tạo của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2