Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu
lượt xem 1
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu
- TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2021 2022 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Lớp 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề chính thức (Đề kiểm tra này có 04 trang) Mã đề: CD601 Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1: Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện .......... đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. A. luật pháp. B. nghĩa vụ. C. bảo vệ. D. giám sát. Câu 2: Tình huống nguy hiểm là gì? A. Tình huống nguy hiểm là những tình huống dễ gặp trong cuộc sống. B. Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội. C. Tình huống nguy hiểm là những tình huống xảy ra theo chuẩn mực xã hội. D. Tình huống nguy hiểm là những tình huống không gây hậu quả lớn cho con người và xã hội. Câu 3: Mẹ Lâm là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. Lâm được sinh ra ở Việt Nam. Lâm và mẹ thường trú ở Việt Nam. Theo em, Lâm là có quốc tịch nước nào? A. Lâm không có quốc tịch. B. Lâm có quốc tịch Liên hiệp quốc. C. Lâm thích có quốc tịch nào cũng được. D. Lâm có quốc tịch Việt Nam. Câu 4: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. B. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. C. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân. D. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Câu 5: Việc không nên làm khi có mưa dông, lốc, sét? A. Ở trong nhà. B. Tắt các thiết bị điện trong nhà (điện thoại, tivi…). C. Trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng... D. Tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, khu nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố (như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa). Câu 6: Biểu hiện trái với tiết kiệm là? A. Chăm chỉ. B. Lãng phí, hoang phí, phung phí. C. Tự chủ. D. Tự lập. Câu 7: Công dân là gì? A. Công dân là người dân của nhiều nước. B. Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của một quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. C. Công dân là người đang sinh sống trong đất nước. D. Công dân là người có địa vị cao trong một quốc gia. Câu 8: Tình huống nguy hiểm từ con người là gì? A. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội. B. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. 1
- C. Những sự việc được lên kế hoạch trước, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người nhưng không gây tổn thất cho con người và xã hội. D. Những hành vi giúp con người thoát khỏi nguy hiểm từ thiên nhiên. Câu 9: Đâu là biểu hiện của tiết kiệm? A. Không bảo quản những vật dụng đang dùng. B. Không đi làm đúng giờ. C. Không khóa vòi nước trong khi đánh răng. D. Dùng lại những vật còn sử dụng được. Câu 10: Tiết kiệm là gì? A. Tiết kiệm là biết sử dụng hết mức của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác. B. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của người khác còn của mình thì tùy ý sử dụng. C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí mọi thứ của mình. D. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác. Câu 11: Em tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ. B. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái. C. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng công sức của bản thân và người khác. D. Sống tiết kiệm thường bị bạn bè xa lánh. Câu 12: Để gọi cứu thương, nên ấn số nào? A. 111. B. 112. C. 114. D. 115. Câu 13: Việc làm của bạn nào dưới đây chưa tiết kiệm? A. Khi cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa đón Tết, Ngọc thường gấp cẩn thận quần, áo cũ không dùng đến để gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn. B. Khi năm học kết thúc, Lan thường soạn lại những quyển vở cũ, cắt những trang giấy trắng để năm sau làm nháp. C. Mỗi khi được mẹ cho đi siêu thị, Trung mua rất nhiều đồ chơi mặc dù ở nhà đã có. D. Dũng luôn tiết kiệm tiền tiêu vặt để dùng khi cần thiết. Câu 14: Việc làm của bạn nào thể hiện chưa tiết kiệm? A. Bạn Hà lần nào cũng ăn hết sạch bát phở, không để thừa phần thức ăn nào cả. B. Nhân dịp sinh nhật, Hải được dì Hoa tặng cho một chiếc cặp sách rất đẹp, Hải đã mang ra dùng ngay và vứt bỏ chiếc cặp sách mẹ mới mua được 1 tháng. C. Từ đầu năm học, Hoàng đã lập thời gian biểu cho mình và nghiêm túc thực hiện hàng ngày D. Sắp năm học mới, bố muốn mua cho Hùng một chiếc xe đạp mới nhưng Hùng đã từ chối vì chiếc xe đang đi vẫn còn dùng tốt. Câu 15: Gia đình, nhà trường và xã hội đều khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu là đảm bảo nhóm quyền nào dưới đây của trẻ em? A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc. C. Quyền được phát triển. D. Quyền được vui chơi, giải trí. Câu 16: Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam? A. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài. B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch. C. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch. D. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam. 2
- Câu 17: Trong các trường hợp dưới đây, ai không phải là công dân Việt Nam? A. Bạn Mai có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở Xlôvakia (Slovakia), còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam. B. Bạn Vinh có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Vinh sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn. C. Bạn Ônga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam. D. Bạn Bình có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sống cùng gia đình ở Ôxtrây lia (Australia). Câu 18: Câu thành ngữ nào sau đây nói về tính tiết kiệm? A. Cơm thừa gạo thiếu. B. Vung tay quá trán. C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.. D. Góp gió thành bão. Câu 19: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm cần làm gì? A. Dám đương đầu với những khó khăn, tình huống nguy hiểm. B. Cần phải thật bình tĩnh suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất. C. Trông chờ, chờ đợi sự trợ giúp của người khác. D. Kêu gào, la hét để tìm kiếm sự hỗ trợ. Câu 20: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về tiết kiệm? A. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. B. Tiết kiệm tiền của chỉ là việc của gia đình nghèo. C. Tiết kiệm tiền của chỉ ích nước, không lợi nhà. D. Hành vi thể hiện lối sống tiết kiệm phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh. Câu 21: Bố mẹ Chiến là người Nhật đến Việt Nam sinh sống. Chiến sinh ra ở Việt Nam. Theo em, Chiến là công dân nước nào? A. Chiến là công dân quốc tế. B. Chiến là công dân Việt Nam. C. Chiến là công dân Nhật. D. Chiến là công dân Hàn Quốc. Câu 22: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em? A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch. B. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể. C. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập. D. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Câu 23: Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một em bé sơ sinh bị bỏ rơi ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác Nga đã mang bé về nhà, làm các thủ tục nhận nuôi. Theo em, em bé có quốc tịch của nước nào? A. Em bé có quốc tịch Việt Nam. B. Em bé không có quốc tịch. C. Em bé có quốc tịch Mĩ. D. Em bé có quốc tịch Nga. Câu 24: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là? A. Là người có dòng máu Việt Nam. B. Là người có quốc tịch Việt Nam. C. Là người có mong muốn sống ở Việt Nam. D. Là người có quê hương ở Việt Nam. Câu 25: Quyền cơ bản của công dân là A. Những lợi ích cơ bản mà người Công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ. B. Những đảm bảo pháp lí của nhà nước cho tất cả mọi người. C. Những lợi ích cốt lỗi mà bất cứ ai trên thế giới đều được hưởng. D. Những đảm bảo của Liên hiệp quốc cho tất cả mọi người trên thế giới. Câu 26: Đâu không phải thuộc quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân? A. Tự do kinh doanh. B. Đi lại, cư trú. C. Bí mật đời tư. D. Sống, hiến mô tạng. Câu 27: Tình huống không nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống? A. Tham gia đá bóng ở trường trong ngày hội thể thao. 3
- B. Bị người lạ mặt rủ đi chơi, đe dọa chở đi mất.. C. Mưa to, sấm chớp dữ dội hoặc mưa đá. D. Bị chuột rút khi đang bơi hoặc thấy người khác bị đuối nước. Câu 28: Là học sinh, em cần tránh làm gì để trở thành một công dân tốt? A. Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại. B. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân. C. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường. D. Phê phán, chê bai những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Câu 29: Quốc tịch của một người không được ghi nhận ở giấy tờ nào? A. Hộ chiếu. B. Giấy khai sinh. C. Căn cước công dân. D. Bằng đại học. Câu 30: Tổ chức nào dưới đây là tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em? A. UNESCO. B. UNICEF C. WTO. D. WHO. Câu 31: Bạn nào dưới đây đã thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân? A. Phương là học sinh khá, ngoài giờ học ở trường, bạn thường tự học và dành thời gian làm việc nhà phụ giúp bố mẹ. B. Tùng là con trai duy nhất trong gia đình giàu có. Tùng lười học vì cho rằng “Học để làm gì khi mà tài sản của bố mẹ đủ để mình sống thoải mái”. C. Quân thường rủ các bạn chơi đá bóng ở vỉa hè, có khi chơi ham quá các bạn chạy xuống cả lòng đường để chơi. D. Anh Thanh được gọi nhập ngũ đầu năm nhưng anh đã xin bố mẹ lo lót để anh không phải đi bộ đội nữa. Câu 32: Nghĩa vụ cơ bản của công dân là: A. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện. B. Yêu cầu của nhà nước mà công dân thực hiện hoặc không thực hiện. C. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện. D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện. Câu 33: Danh ngôn nào nói về sự cần thiết ứng phó với tình huống nguy hiểm? A. Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. B. Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút. C. Lòng tự tin vào bản thân chắc chắn sẽ biểu lộ trong bất cứ những gì bạn làm. D. Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin. Câu 34: Bạn nào dưới đây thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? A. Mặc dù nhà rất nghèo nhưng bố mẹ vẫn cố gắng để Thu được tới trường. Tuy nhiên, Thu cho rằng: “Nhà mình nghèo, có cố gắng học cũng không mang lại lợi ích gì”. Thu đến trường chỉ vì bố mẹ muốn, do vậy kết quả học tập của Thu rất kém. B. Hưng là học sinh cá biệt, hay nghịch. Hôm nay, Hưng rủ các bạn đá bóng trong sân trường và làm vỡ cửa kính lớp học. Cô giáo chủ nhiệm gửi giấy thông báo và nhờ Hưng đưa cho bố mẹ. Trên đường về, Hưng đã bóc thư ra xem trước. C. Ngoài giờ học ở trường, Kim thường tự học ở nhà và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ. D. Nam thường quát mắng, dọa nạt và đánh em vì em hay khóc và bày đồ chơi bừa bãi. Câu 35: Quyền trẻ em là gì? A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ. B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái. C. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản. D. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ. Câu 36: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em? A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển. 4
- B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. C. Quyền được sống chung với cha mẹ. D. Quyền được vui chơi, giải trí. Câu 37: Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được sống còn của trẻ em? A. Không cho các em được học tập. B.Phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái. C. Không cho các em ăn uống đầy đủ D. Không cho các em được bày tỏ ý kiến. Câu 38: Hành vi nào thực hiện chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân? A. Tự giác tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường ở khu dân cư. B. Chủ động ngăn chặn hành vi vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định. C. Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ mọi người trong gia đình. D. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật. Câu 39: Quyền nào không thuộc nhóm quyền dân sự? A. Quyền sống. B. Quyền bình đẳng giới. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước. D. Quyền tự do kết hôn, li hôn. Câu 40: Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với nhà trường? A. Tôn trọng, giúp đỡ bạn bè. B. Che giấu hành vi sai trái của bạn bè. C. Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ. D. Chấp hành quy định về an toàn giao thông. Hết./. 5
- TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2021 2022 Môn: GDCD Lớp 6 Đề chính thức (Hướng dẫn chấm này có 01 trang) Mã đề: 601 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B B D C C B B A D D 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C D C B D A C D B D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 C A A B A A A D D B 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A C B C A B C D C A Hết./. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn