intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC MA TRẬN ĐỀ - KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: GDCD - LỚP 6 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mạch nội Nội dung/chủ TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận dung đề/bài Vận dụng biết hiểu dụng cao Nhận biết : 1. Ứng phó - Điều cần làm khi gặp tình huống nguy hiểm. với tình 1 TN Thông hiểu: 2 TN huống nguy Giáo dục hiểm - Tình huống không nguy hiểm đến con người. kĩ năng - Cách ứng phó khi gặp tình huống nguy hiểm. 1 sống Nhận biết: - Ý nghĩa của tiết kiệm. 2. Tiết kiệm - Khái niệm tiết kiệm. 2TN 1TN Thông hiểu: - Hiểu được câu tục ngữ liên quan đến tiết kiệm. 3. Công dân Nhận biết: 2 Giáo dục nước Cộng - Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3TN pháp luật hoà xã hội - Loại giấy tờ không có thông tin về quốc tịch của một người. chủ nghĩa - Trường hợp không phải là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam. 4. Quyền và Nhận biết: 1TN 2TN 1/2TL 1/2TL nghĩa vụ cơ - Khái niệm quyền cơ bản của công dân. bản của công Thông hiểu: dân - Hiểu tình huống người không vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân. - Hiểu tình huống vi phạm quyền cơ bản của công dân. Vận dụng: - Hiểu tình huống để đưa ra nhận xét. Vận dụng cao: - Vận dụng sự hỉểu biết thực tế của bản thân để đưa ra lời khuyên phù hợp với từng nhân vật trong tình huống.
  2. Nhận biết: - Số nhóm quyền cơ bản của trẻ em. - Tên các nhóm quyền cơ bản của trẻ em. 5. Quyền cơ - Thời gian ra đời của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. 2TN 1TN bản của trẻ Thông hiểu: 1TL em 1/2TL 1/2TL - Hiểu tình huống về quyền trẻ em. - Ví dụ về mỗi nhóm quyền. Vận dụng: - Liên hệ thực tế, nêu lên quan điểm của bản thân và giải thích. 9+1/2 6+1/2 1+1/2 1/2 Tổng 4,0 3,0 2,0 1,0 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC MA TRẬN ĐỀ - MÔN GDCD 6 TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 Mức độ đánh giá Tổng Nội dung/Chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số câu Mạch nội dung Tổng điểm đề/Bài TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Ứng phó vơi 1 2 3 3 các tình huống Giáo dục giáo nguy hiểm 0,33 0,67 1,0 1,0 dục KNS 2 1 3 3 2. Tiết kiệm 0,67 0,33 1,0 1,0 3. Công dân nước Cộng hoà 3 3 3 xã hội chủ nghĩa 1,0 1,0 1,0 Việt Nam Giáo dục pháp 4. Quyền và luật 1 2 1/2 1/2 3 1 4 nghĩa vụ cơ bản của công dân 0,33 0,67 1,0 1,0 1,0 2,0 3,0 5. Quyền cơ bản 2 1/2 1 1/2 1 3 2 5 của trẻ em 0,67 1,0 0,33 1,0 1,0 1,0 3,0 4,0 9 1/2 6 1/2 1+1/2 1/2 15 3 18 Tổng số câu 3,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 5,0 5,0 10,0 Tỉ lệ % 30 10 20 10 20 10 50 50 Tỉ lệ chung 40 30 20 10 50 50 100
  4. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: GDCD - LỚP 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: Điểm Điểm Nhận xét và chữ ký Chữ ký của bằng số bằng chữ của giám khảo giám thị ………………………………........ Lớp: 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất Câu 1. Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần A. bình tĩnh. B. hoang mang. C. lo lắng. D. hốt hoảng. Câu 2. Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta A. ổn định, ấm no, hạnh phúc. B. bủn xỉn và bạn bè xa lánh. C. tiêu xài tiền bạc thoải mái. D. bạn bè trách móc, cười chê. Câu 3. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là? A. Là người có dòng máu Việt Nam. B. Là người có quốc tịch Việt Nam. C. Là người có mong muốn sống ở Việt Nam. D. Là người có quê hương ở Việt Nam. Câu 4. Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện. B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn. C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm. D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to. Câu 5. Quốc tịch của một người không được ghi nhận ở giấy tờ nào? A. Hộ chiếu. B. Giấy khai sinh. C. Căn cước công dân. D. Bằng đại học. Câu 6. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của A. mình và của người khác. B. riêng bản thân mình. C. mình, của công thì thoải mái. D. riêng gia đình nhà mình. Câu 7. Khi đang chơi trong nhà, A thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà A để chơi. Nếu em là A em sẽ làm như thế nào? A. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi. C. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác. D. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết. Câu 8. Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam? A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi. B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai. C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam nhưng có cha mẹ là người nước ngoài. D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài. Câu 9. Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật gọi là gì? A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân. B. Các quyền con người, quyền công dân. C. Quyền cơ bản của công dân. D. Việc thực hiện quyền công dân.
  5. Câu 10. Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm? A. Ba nhóm cơ bản. B. Bốn nhóm cơ bản. C. Sáu nhóm cơ bản. D. Mười nhóm cơ bản. Câu 11. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào? A. 1998. B. 1989. C. 1986. D. 1987. Câu 12. Em A mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được ông bà B là chủ quán phở nhận nuôi. Hàng ngày em phải làm việc giúp bố mẹ nuôi từ sáng sớm đến tối mịt, trong khi làm không may bị rơi vỡ đồ thì sẽ bị đánh, hành hạ rất dã man. Vậy hành vi của ông bà B, đã vi phạm nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền được phát triển. B. Nhóm quyền được bảo vệ. C. Nhóm quyền được sống còn. D. Nhóm quyền được tham gia. Câu 13. Trong giò ra chơi, bạn N nhặt được quyển sổ lưu bút của một bạn nào đó đánh rơi. N rất tò mò nên đã mở ra xem trong đó viết gì. Việc làm của N đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân? A. Quyền tự do đi lại và cư trú. B. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. C. Quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự và nhân phẩm. Câu 14. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm? A. Có chí thì nên. B. Ở hiền gặp lành. C. Năng nhặt chặt bị. D. Qua cầu rút ván. Câu 15. Nghi ngờ ông Q ăn trộm xe đạp nhà mình nên ông T có ý định: rình lúc ông Q đi vắng để lẻn vào nhà kiểm tra, lấy bằng chứng. Biết được điều đó, vợ ông T đã ngăn cản ông, nhưng ông T vẫn cố tình thực hiện kế hoạch trên mà không cho vợ biết. Trong tình huống này, ai là người không vi phạm pháp luật? A. Ông T. B. Vợ ông T. C. Ông T và vợ ông T. D. Ông Q và vợ ông T. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16. (2,0 điểm) Kể tên các nhóm quyền của trẻ em và cho ví dụ về mỗi nhóm quyền. Câu 17. (1,0 điểm) Trình bày quan điểm của em (tán thành hay không tán thành) về ý kiến: “Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì” và giải thích vì sao? Câu 18. (2,0 điểm) B và C là hai học sinh giỏi của lớp nhưng có mâu thuẫn với nhau. Trong một buổi sinh hoạt lớp, B có góp ý phê bình C về việc hay trốn, không tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường. Từ đó, C nảy sinh ý định trả thù B. C thường xuyên tung tin xấu, sai sự thật về B trên facebook làm cho nhiều người hiểu sai về B. B rất buồn về chuyện này. Câu hỏi: a. Em có nhận xét gì về hành vi của C. b. Nếu là bạn cùng lớp với B, C, em sẽ khuyên hai bạn điều gì? BÀI LÀM ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………
  6. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD 6 TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm) Mỗi đáp án đúng đạt 0.33 điểm; 02 câu đúng: 0.67 điểm; 03 câu đúng 1.0 điểm. HSKT trả lời đúng phần trắc nghiệm đạt 5,0 điểm; mỗi câu đúng ghi 0,5đ; chỉ ghi điểm tối đa 10 câu trả lời đúng. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/a A A B A D A D C C B B B C C D II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm * Các nhóm quyền của trẻ em: 1,0 - Nhóm quyền được sống còn. - Nhóm quyền được phát triển. 16 - Nhóm quyền được bảo vệ. (2,0 điểm) - Nhóm quyền được tham gia. HSKT kể được 02 nhóm quyền ghi điểm tối đa. 1,0 * Học sinh nêu được 01 ví dụ ở mỗi nhóm quyền. HSKT trả lời 01 ví dụ ở 01 nhóm quyền ghi điểm tối đa. - Em không hoàn toàn tán thành ý kiến, vì trẻ em có quyền được học tập, vui 0,5 chơi giải trí là thực hiện đúng quyền trẻ em. 17 - Bên cạnh đó trẻ em cũng nên tham gia giúp đỡ bố mẹ, gia đình những việc (1,0 điểm) 0,5 làm phù hợp với lứa tuổi. HSKT nêu được 01 ý đạt điểm tối đa. a. Hành vi của C là không đúng. Bạn ấy đang làm ảnh hưởng đến tinh thần 1,0 của B, có thể dẫn đến những hậu quả xấu. HSKT đưa ra câu trả lời không đúng và nêu được một hậu quả có thể xảy ra ghi điểm tối đa. b. Nếu là bạn của B, C: 18 - Em sẽ khuyên C không nên làm như vậy vì đó là hành vi vi phạm pháp luật, (2,0 điểm) 0,75 xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của B. - Em sẽ khuyên B bên cạnh việc học tốt thì chúng ta nên tham gia các hoạt động tập thể để được trải nghiệm và phát huy hơn những năng lực vốn có của 0,25 mình. HSKT nêu được lời khuyên với B hoặc C đạt điểm tối đa. Lưu ý: Giáo viên linh hoạt trong bài làm của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2