intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Đức Giang

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Năm học: 2022- 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 MÃ ĐỀ 003 Năm học 2022 - 2023 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tô vào phiếu bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Con cháu không được phép thực hiện hành vi nào sau đây đối với ông bà, cha mẹ? A. Lăng mạ, B. Chăm sóc, phụng dưỡng. ngược đãi. C. Lễ phép, D. Yêu thương, hiếu thảo. kính trọng. Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? A. Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. B. Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. C. Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang. D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 3: Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014? A. Quyền của vợ, chồng sẽ tùy hoàn cảnh từng gia đình. B. Chồng có nghĩa vụ đóng góp toàn bộ về kinh tế. C. Người vợ có nghĩa vụ làm tất cả các công việc nhà. D. Vợ và chồng bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ. Câu 4: Gia đình ông H có 2 người con: một trai (anh T) và một gái (chị P). Ông H thường quan tâm đến người con trai hơn người con gái, vì ông cho rằng: “con trai mới là người nối dõi tông đường, thờ cúng, hương hỏa cho tổ tiên”. Thấy vậy, chị P rất buồn, nhưng luôn trấn an bản thân: “Bố cũng thương yêu mình, mình phải cố gắng hơn nữa”. Anh T rất thương em gái, anh thường xuyên giúp đỡ khi em gặp khó khăn và cũng nỗ lực khuyên bố nên thay đổi suy nghĩ “trọng nam kinh nữ”. Ông H và A. Ông H. B. Chị P. C. D. Anh T. anh T. Câu 5: Nhân vật nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Bà Y tung tin mình được “Thánh cho ăn lộc” để lừa gạt mọi người. B. Chị K mở dịch vụ Karaoke trá hình để tổ chức hoạt động mại dâm. C. Phát hiện anh P tổ chức đánh bạc, chị M đã báo cho lực lượng công an. D. Ông S lén lút trồng cây cần sa trong vườn nhà mình để bán kiếm lời. Câu 6: Tệ nạn xã hội nào được phản ánh trong câu ca dau sau đây? 1
  2. “Chập chập thôi lại cheng cheng, Con gà sống thiến để riêng cho thầy, Đơm xôi thì đơm cho đầy, Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng” Mê tín dị A. Ma túy. B. Rượu chè. C. Cờ bạc. D. đoan. Câu 7: Pháp luật Việt Nam quy định, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào sau đây đối với con cái? A. Phân biệt B. Ép con làm những việc sai trái. đối xử giữa các con. C. Dùng roi D. Tôn trọng ý kiến của con. vọt để dạy con. Câu 8: Gia đình T sống ở một vùng quê còn nhiều khó khăn. Do điều kiện vệ sinh kém, môi trường ẩm thấp, nhiều muỗi, nên em trai của T bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Thấy vậy, bà nội của T đã khuyên bố mẹ T nên mời ông K (thầy cúng) đến nhà làm lễ mong cho em của T khỏi bệnh. Nếu là T, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Khuyên bố mẹ nhanh chóng đưa em tới bệnh viện chữa trị. B. Đồng ý với ý kiến mời thầy cúng về làm lễ của bà nội. C. Không quan tâm vì bố mẹ mới có quyền quyết định. D. Khuyên bố mẹ không cần lo vì bệnh này không nguy hiểm. Câu 9: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống: A rất thích vẽ và vẽ rất đẹp nên được các bạn bầu làm nhóm trưởng tờ báo tường của lớp. A xin mẹ cho đi học lớp vẽ ở Cung thiếu nhi nhưng mẹ không đồng ý vì sợ học vẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường của A. Câu hỏi:Nếu là A, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào? A. Giận dỗi mẹ, trốn trong phòng vì không cho mình đi học vẽ. B. Thuyết phục mẹ và hứa với mẹ sẽ không làm ảnh hưởng đến việc học trên lớp. C. Không đi học vẽ nữa mà ngoan ngoãn ở nhà theo ý của mẹ. D. Không học vẽ nữa, cũng đồng thời bỏ bê việc học tập trên lớp. Câu 10: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào? A. Xa lánh những người mắc các bệnh xã hội. B. Kì thị những người từng vướng vào tệ nạn xã hội. C. Uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích. D. Rèn luyện đạo đức, sống giản dị, lành mạnh. 2
  3. Câu 11: Bạn H là học sinh lớp 7A. Một lần, trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với H. Người phụ nữ đó ngỏ ý muốn rủ H đi chơi và hứa sẽ cho H thêm nhiều tiền tiêu xài. Trong trường hợp này, nếu là H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp. B. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi. C. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ. D. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng. Câu 12: Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? Trường hợp: Anh T có hành vi tổ chức tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Ông Q (bố anh T) biết sự việc, đã tìm mọi cách che dấu và khuyên con trai bỏ trốn. Bà K (là mẹ của anh T) không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng. A. Bà K và B. Ông Q và anh T. ông Q. C. Bà K và D. Ông Q, bà K và anh T. anh T. Câu 13: Nguyên nhân nào khiến cho bạn S trong tình huống sau đây vướng vào tệ nạn xã hội? Tình huống. S là con trai duy nhất trong nhà, nên bố mẹ rất quan tâm, yêu thương và chú trọng dạy bảo S nhiều điều hay lẽ phải. Trong một lần tới dự sinh nhật của P (bạn cùng lớp), nghe một số thanh niên kể về ma túy đá, S rất tò mò và quyết định dùng thử xem cảm giác thế nào. Sau nhiều lần sử dụng, S trở nên gầy gò, dáng đi siêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác. A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ nhà trường. B. Mặt trái của nền kinh tế thị trường. C. Tò mò, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ. D. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. Câu 14: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm dưới đây: “……. là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”? A. Nhà trường. B. Bạn bè. C. Gia đình. D. Kết hôn. Câu 15: Vì mưu sinh nên bố mẹ đi làm xa, do đó, từ nhỏ K đã được ông bà nội chăm sóc. Khi phát hiện K có biểu hiện ham chơi, học tập sa sút, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần. Bố mẹ K biết chuyện, cũng thường xuyên gọi điện tâm sự, nhắc nhở K nên cố gắng học tập, nghe lời ông bà. Tuy vậy, K vẫn không thay đổi. Câu hỏi: Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? A. Bố mẹ của B. Ông bà nội của K. K. 3
  4. C. Tất cả các D. Bạn K. nhân vật đều vi phạm. Câu 16: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của tệ nạn xã hội? A. Tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy. B. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. C. Tổ chức hoạt động và môi giới mại dâm. D. Tổ chức cá độ bóng đá; đánh bài ăn tiền. Câu 17: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình? A. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. B. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn. C. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. D. Không thầy đố mày làm nên. Câu 18: Gia đình không được hình thành từ mối quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ B. Quan hệ hợp tác. huyết thống. C. Quan hệ D. Quan hệ hôn nhân. nuôi dưỡng. Câu 19: Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tệ nạn xã hội? A. Mặt trái của nền kinh tế thị trường. B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. C. Thiếu hụt kiến thức, kĩ năng sống. D. Tác động tiêu cực từ môi trường sống. Câu 20: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội? A. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm riêng của cơ quan công an. B. Việc phòng, chống tệ nạn xã hội được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. C. Tệ nạn xã hội có nhiều loại hình, biến tướng phức tạp, tinh vi. D. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả xấu cho gia đình, nhà trường và xã hội. II. TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (1,0 điểm): Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, công dân có trách nhiệm như thế nào? 4
  5. Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh vướng vào tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? Câu 3 (2,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống. S được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên S cho rằng mình có quyền đương nhiên như vậy. Hằng ngày, S không phải làm việc gì trong gia đình, kể cả việc chăm sóc bản thân cũng ỷ lại vào bố mẹ. S hay đòi hỏi bố mẹ phải mua cho nhiều thứ, kể cả những thứ đắt tiền, nếu không có là S lại vùng vằng, hờn dỗi. Bố mẹ và họ hàng trong gia đình có nói gì S cũng không nghe. S cho rằng, mình là con gia đình khá giả nên mình có quyền được hưởng mọi thứ mà không phải thực hiện nghĩa vụ gì. Câu hỏi: a) S đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình hay chưa? Vì sao? b) Suy nghĩ của S về việc mình chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ trong gia đình là đúng hay sai? Vì sao? 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1