intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Tiên Phước". Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Tiên Phước

  1. PHÒNG GDĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu dưới đây. Câu 1. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen A. ứng phó với bạo lực học đường. B. học tập tự giác, tích cực. C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm. D. ứng phó với tâm lí căng thẳng. Câu 2. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm? A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm. B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ. C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”. D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp. Câu 3. Một trong những nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là A. chi tiêu thỏa thích. B. tiết kiệm thường xuyên. C. giảm thiểu nguồn thu nhập. D. mua nhiều đồ xa xỉ. Câu 4. Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với A. độ tuổi, sở thích và điều kiện. B. sở thích, mức lương, môi trường. C. môi trường, mức lương cần. D. sở thích, độ tuổi làm việc. Câu 5. Trường hợp nào dưới đây chi tiêu hợp lí? (các phương án chưa có độ nhiễu) A. Anh P dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ bóng đá. B. Anh K vay tiền của bạn để đưa gia đình đi du lịch. C. Chị M có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết. D. Mỗi tháng, anh T đều trích một khoản lương để tiết kiệm. Câu 6. Tệ nạn xã hội là A. những hành vi đúng với chuẩn mực xã hội. B. những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội. C. những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. D. những hành vi tương ứng với chuẩn mực xã hội. Câu 7. Tệ nạn xã hội nào được coi là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS? A. Cờ bạc. B. Ma túy và mại dâm. C. Rượu chè. D. Thuốc lá. Câu 8. Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình. B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói. C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá. D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền. Câu 9. Để phòng chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định A. cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào. B. những người nghiện ma túy không bắt buộc phải đi cai nghiện. C. lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc. D. tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy. Câu 10. Đâu là nguyên nhân chủ quan dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? A. Bố mẹ nuông chiều con cái. B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội. C. Kinh tế kém phát triển. D. Lười làm, ham chơi, đua đòi. Câu 11. Em sẽ làm gì nếu phát hiện một hành vi có liên quan đến tệ nạn xã hội ở khu dân cư, ở trường hoặc ở lớp ? A. Làm ngơ, coi như không biết vì không liên quan đến mình. B. Tham gia cùng những hoạt động đó nếu bị đe dọa. C. Phản ánh cho bố mẹ, thầy cô giáo hoặc báo cho công an địa phương. D. Bao che, không tố giác những hành vi đó vì sợ ảnh hưởng đến bản thân.
  2. Câu 12. Phương án nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy? A. Làm rối loạn trật tự xã hội. B. Là một nguyên nhân lây truyền HIV/AIDS. C. Bị tước quyền làm mẹ, làm vợ. D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Câu 13. Hành vi dưới đây thể hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bố mẹ với con cái trong gia đình? A. Tự ý đọc nhật ký của con. B. Chăm sóc khi con bị ốm. C. Đánh mắng khi con bị điểm thấp. D. Chỉ tôn trọng ý kiến của con trai. Câu 14. Khi em vi phạm kỉ luật ở trường, cô giáo gửi giấy mời phụ huynh đến để trao đổi. Em sẽ: A. Đưa giấy mời cho bố mẹ và chủ động trình bày lỗi của mình với bố mẹ. B. Nhờ người thân nào đó đóng giả bố mẹ để đến gặp cô giáo. C. Nhờ anh, chị, em hoặc người thân quen đưa giấy mời cho bố mẹ. D. Khóc lóc, lo lắng, không biết làm thế nào vì sợ bố mẹ la mắng. Câu 15. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của bố mẹ đối với con cái? A. Nuông chiều con mọi lúc. B. Tôn trọng ý kiến của con. C. Bắt con phải làm theo ý mình. D. Đồng ý với mọi yêu cầu của con. Câu 16. Pháp luật không thừa nhận hành vi nào sau đây? A. Ông bà nội, ông bà ngoại trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu. B. Anh em yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. C. Bố mẹ tôn trọng ý kiến của các con. D. Phân biệt đối xử con trong giá thú và con ngoài giá thú. Câu 17. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào của con cái đôi với cha mẹ? A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ. B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ. C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ. D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình. Câu 18. Đối với mỗi người, gia đình không mang lại ý nghĩa nào dưới đây? A. Nơi mang lại giá trị hạnh phúc cho con người. B. Là môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. C. Nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. D. Là điểm tựa vững chắc để chúng ta vươn lên. Câu 19. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào? A. Luật trẻ em. B. Luật lao động. C. Luật tố tụng hình sự. D. Luật Hôn nhân và gia đình. Câu 20. Mối quan hệ nào không tồn tại trong gia đình? A. Quan hệ hôn nhân. B. Quan hệ huyết thống. C. Quan hệ nuôi dưỡng. D. Quan hệ cộng đồng. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5,0 điểm) Câu 1. (2 điểm) Là một người con trong gia đình, em cần phải có nghĩa vụ gì đối với các thành viên trong gia đình? (Nêu ít nhất 4 nghĩa vụ) Câu 2. (2 điểm) Tình huống: Trong giờ học của lớp 7A, Hoa vô tình làm đổ mực vào vở của Lan. Hoa vội vàng xin lỗi Lan và lau dọn mực trên bàn. Kết thúc buổi học, Lan cùng một số bạn lớp khác chặn đường, đánh và chửi Hoa. a) Em hãy chỉ ra hành vi đúng và chưa đúng của các bạn trong tình huống trên. b) Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống trên. Câu 3. (1 điểm) Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng 3 người bạn thân. Em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm. ----------------------Hết---------------------
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ.án C B B A D C B B A D C C B A B D C B D D II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 (2 điểm) Các em nêu ít nhất 4 nghĩa vụ. Mỗi nghĩa vụ được 0,5 điểm. Ví dụ: 2 điểm - Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ - Tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi. - Giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Yêu thương, đùm bọc chị em trong gia đình…. 2 (2 điểm) a. Hành vi đúng là hành vi của bạn Hoa vì Hoa đã kịp thời xin lỗi 1 điểm khi vô tình làm đổ mực vào vở của Bình. (0,5) Hành vi chưa đúng là hành vi của bạn Lan vì đã có hành vi xâm hại đến thân thể, sức khỏe của Hoa. Đó chính là hành vi bạo lực học đường. (0,5) b. Nếu em chứng kiến cảnh Lan đánh Hoa, em sẽ cùng với các bạn 1 điểm ngăn cản hành vi đó, khuyên can bạn Lan. (0,5) Đồng thời, em sẽ báo cho thầy, cô và người lớn giúp đỡ, xử lí. (0,5) 3 (1,0 Em sẽ cùng các bạn mua đồ về tự làm bánh, làm nước trái cây, (0,5) 1 điểm điểm) như vậy vừa tiết kiệm vừa có những kỉ niệm đẹp giữa các bạn. (0,5) * Lưu ý: Khi chấm phần tự luận, giáo viên linh hoạt cho điểm trên kết quả HS đưa ra. Ban giám hiệu Tổ trưởng GV bộ môn Nguyễn Văn Tiên Đoàn Thị Nhung Nguyễn Thị Diễm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2