intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Thúc Duyện, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Thúc Duyện, Điện Bàn” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Thúc Duyện, Điện Bàn

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Thời gian: 45 phút - Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm - Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm Mức độ đánh Tổn giá Nội dung/chủ đề/bài TT Vận Vận Nhâṇ Thông nội dung Tỉ lệ Mạch dụng ̉ dụng cao biết hiêu Tổng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Úng phó với 3c 1c 3c 4đ tâm lí 1đ 2đ 1đ căng Giáo thẳng dục kĩ Phòng năng , sống chống 3c bạo 1đ 1đ lực học đường 2 Giáo Phòng dục chống 3c 3c 1c 1c 5đ pháp tệ nạn 1đ 1đ 2đ 1đ luật xã hội Tổng 6 câu 1 câu 9 câu 1 câu 1 câu 15 3 Tı lê ̣ 40% 30% 20% 10% 50% 50% 10 điểm ̉ % Tı lê chung ̣ 70% 30% 100% ̉
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7 TT Mạch Nội Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức nội dung đánh dung giá Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Giáo Ứng Nhận 4 câu dục kĩ phó với biết: năng tâm lí + Nêu sống căng được các thằng tình huống gây căng thẳng. + Nêu 3 câu được nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng. + Nêu được cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng. Thông hiểu: + Nhận biết dấu hiệu của cơ thể khi bị căng thẳng.
  3. - Thông 3 câu hiểu : + Trình bày được tác hại của bạo lực học đường + Phòng Trình chống bày bạo lực được học các đường cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường. 2 Giáo Phòng Nhận 3 câu dục chống tệ biết: pháp nạn xã +Biết luật hội. được tệ nạn xã hội là gì, các loại tệ nạn xã hội phổ 3câu biến. +Biết được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã 1 câu hội. + biết được quy định
  4. của pháp luật về phòng 1câu chống tệ nạn xã hội. Thông hiểu: + Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội. +Phân biệt được các hành vi đúng sai trong cuộc sống hằng ngày. Vận dụng: + Phê phán, tố cáo, đấu tranh với tệ nạn xã hội. + giải quyết tốt những tình huống trong cuộc sống hằng ngày. Vận dụng cao:
  5. + Liên hệ bản thân những việc cần làm để phòng, chống tệ nạn xã hội . Tổng 6 TN 9 TN 1TL 1 TL 1TL Tı lê ̣% 40% 30% 20% 10% ̉ Tı lê chung ̣ 70% 30% ̉
  6. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 PHAN THÚC DUYỆN Môn: CÔNG DÂN 7 Thời gian làm bài 45 phút (Không kể giao đề) (Học sinh làm bài vào tờ giấy riêng) (Đề gồm 02 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bài.(Mỗi câu đúng là (0,33đ) Câu 1. “Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính…” đó là những biểu hiện của: A. bạo lực học đường. B. căng thẳng. C. kiên trì học tập. D. giữ chữ tín. Câu 2: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về: A. bạn bè B. gia đình. C. tinh thần, thể chất. D. tiền bạc. Câu 3: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng là gì? A. Lo lắng thái quá. B. Áp lực học tập. C. Sự kì vọng quá lớn của gia đình. D. Các mối quan hệ bạn bè. Câu 4: Đâu không phải là biện pháp hiệu quả và tích cực khi ứng phó với tâm lí căng thẳng? A. Thường xuyên tập thể dục thể thao. B. Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc. C. Thường xuyên đọc sách thư dãn. D. Mắng chửi người khác để giải tỏa. Câu 5. Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực? A. Chẳng ai quan tâm đến mình cả! B. Mình học thế này sẽ thi trượt mất! C. Mình làm gì cũng thất bại! D. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt! Câu 6: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng có tính chất như thế nào về thể chất và tinh thần của con người? A. Tiêu cực B. Tích cực. C. Có cả mặt tích cực và tiêu cực. D. Không xác định. Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường? A. Do thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực học đường. B. Do ảnh hưởng từ các video độc hại trên mạng xã hội. C. Do giáo dục từ phía gia đình. D. Do bản thân người bị hại đáng bị như vậy. Câu 8. Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do? A. Sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. Sự thiếu hụt kĩ năng sống. C. Mong muốn thể hiện bản thân. D. Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 9. Bạo lực học đường là vấn đề thuộc ngành gì? A. Chính trị. B. Quốc phòng. C. Giáo dục. D. Y tế. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tác hại của tệ nạn xã hội đối với cá nhân?
  7. A. Hủy hoại sức khỏe. B. Vi phạm pháp luật. C. Sa sút tỉnh thần D. Không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Câu 11. Em tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao. B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy. C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết. D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác. Câu 12. Phương án nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội? A. Sống giản dị, lành mạnh. B. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội. C. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. D. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái. Câu 13. Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội là khái niệm nào sau đây? A. Tệ nạn xã hội. B. Vi phạm đạo đức. C. Vi phạm quy chế. D. Vi phạm pháp luật. Câu 14. Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Hành nghề mê tín, dị đoan. B. Mua bán trái phép chất ma túy. C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh. D. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội? A. Gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tâm lí. B. Suy giảm kinh tế bản thân và gia đình. C. Cản trở sự phát triển của đất nước. D. Góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội. II. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng? Câu 2 (2 điểm): Cho các tình huống sau: a. Mỗi lần đi vệ sinh, Nam thấy một số bạn trong lớp giờ ra chơi vào phòng vệ sinh để hút thuốc lá điện tử. Các bạn còn rủ rê Nam hút thử cho biết, còn khiêu khích cho rằng Nam sợ sệt, không đáng mặt đàn ông nên không dám hút thử. b. Sau giờ học, An và Bình thường xuyên rủ nhau vào quán điện tử chơi game giải trí.Nhưng càng ngày, Bình thấy An càng ngày càng nghiện game, bỏ bê việc học, bỏ tiết trên lớp ra quán điện tử ngồi. An còn nói dối ba mẹ để lấy tiền học thêm để trốn học chơi game. Nếu em là Nam và Bình trong tình huống trên, em sẽ xử lí như thế nào? Câu 3 (1 điểm): Em hãy chia sẻ những việc bản thân phải đã làm để phòng, chống tệ nạn xã hội?. -----------------------------------------------HẾT---------------------------------------
  8. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II. MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7, NĂM HỌC 2023-2024. I. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm= 15 câu; đúng mỗi câu 0,33điểm; đúng 3 câu = 1điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 hỏi Đáp án B C A D D C D D C D D D A C D II. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu Nội dung Biểu điểm 1 - Khi bị căng thẳng, em cần nhận diện được những biểu hiện của cơ 2 điểm thê và cảm xúc của bản thân. (0,5đ) -Tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng sau đó có cách ứng phó tích cực. (0,5đ) - Một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng là: Đối mặt và suy nghĩ tích cực, Vận động thể chất, tập trung vào hơi thở, yêu thương bản thân. (0,5đ) - Khi cảm thấy quá căng thẳng hay mối lo quá lớn không thể tự mình xử lí được, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như người thân, thầy cô, bạn bè,…(0,5đ) 2 Nếu em là Nam em sẽ: 1 điểm - Từ chối hút thuốc. - Khuyên các bạn không nên hút thuốc vì đó là hành vi tham gia vào tệ nạn xã hội, vi phạm nội quy trường học, vi phạm pháp luật. - Nếu còn tiếp diễn sẽ báo cho thầy cô. Nếu em là Bình, em sẽ: - Khuyên bạn nên dừng chơi game lại ngay. 1 điểm - Giải thích cho bạn hiểu tác hại, hậu quả tiêu cực của việc nghiện game, là một trong những tệ nạn xã hội hiện nay. - Báo ngay cho ba mẹ, thầy cô có biện pháp để giúp bạn thoát khỏi tình trạng trên. (Linh hoạt theo câu trả lời của học sinh, mỗi ý đúng 0,33đ)
  9. 3 - Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng. 1 điểm - Sống giản dị, lành mạnh, không ham chơi đua đòi. - Từ chối và ngăn cản bạn bè tham gia vào những hành vi vi phạm pháp luật. - Tham gia các hoạt động ngoại khoá của trường và địa phương về phòng chống tệ nạn xã hội. (Linh hoạt theo câu trả lời của học sinh, mỗi ý đúng 0,25) (Đây là nội dung gợi ý, nếu HS làm bài giải thích theo liên hệ thực tế GV vẫn cho điểm, theo thông tư 58 Điểm công dân kết hợp hành vi học sinh để cho điểm.) Đối với học sinh Khuyết tật (em Lê Thị Thùy Dương ) là HS KT trí tuệ nhẹ – GV chấm bài cần yêu cầu: chỉ cần HS làm được 10/15 câu trắc nghiệm sẽ đủ điểm trung bình. (Linh hoạt theo cách làm bài của HS) PHÊ DUYỆT CỦA BGH TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ NHÀ TRƯỜNG CHUYÊN MÔN Lê Thị Diễm Nguyễn Thị Ngọc Diệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2