intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn

  1. PHÒNG GDĐT THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2023-2024 TÊN:……………………………… Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 7 LỚP: 7/…. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Lăng mạ, xúc phạm. B. Đe dọa, khủng bố. C. Đến trễ giờ hẹn. D. Cô lập, tẩy chay. Câu 2. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh? A. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. B. Bản thân học sinh thiếu kĩ năng sống. C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình D. Tính cách bồng bột ở lứa tuổi học sinh. Câu 3. Khi trở thành mục tiêu bị bạo lực học đường, em cần làm gì? A. Im lặng chịu đựng hành vi bạo lực học đường của những bạn kia. B. Gọi phụ huynh lên giải quyết với những bạn kia. C. Rủ anh, chị, bạn bè đánh nhau với mấy bạn kia. D. Báo cáo với thầy cô để kịp thời xử lí. Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học. B. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp. C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp. D. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp. Câu 5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng là hành vi A. vi phạm quy định về phòng chống bạo lực học đường. B. thực hiện quy định về phòng chống bạo lực học đường. C. tuân thủ pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. D. vi phạm những chuẩn mực mà gia đình quy định. Câu 6. Trên đường đi học về, có một nhóm bạn cùng trường quây xung quanh để dọa nạt và có ý định đánh em. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ. B. Liều mình, kiên quyết chống trả đến cùng. C. Đứng nguyên cam chịu bạo lực từ các bạn. D. Tìm xung quanh xem có vũ khí nào để chống trả. Câu 7. Để tránh sa vào tệ nạn xã hội, mỗi chúng ta không nên có hành động nào sau đây? A. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội. B. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội. C. Thử tham gia vào tệ nạn xã hội để biết. D. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội. Câu 8. Hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội,là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Tệ nạn xã hội. B.Bạo lực học đường. C. Bạo lực gia đình. D. Xâm hại dân chủ.
  2. Câu 9. Phương án nào sau đây không phải là hậu quả của tệ nạn xã hội? A. Gây lũng đoạn thị trường trong nước. B. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ. C. Tổn hại nghiêm trọng về mặt tinh thần. D. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Câu 10. Tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm A. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan. B. bạo lực học đường, bạo lực gia đình. C. bạo lực gia đình, buôn bán gỗ trái phép. D. buôn bán các loại động vật quý hiếm. Câu 11. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Cán bộ xã B xử phạt hành vi tổ chức đánh bạc. B. Ông P tổ chức sản xuất, tàng trữ chất ma túy. C. Anh Q từ chối chơi cờ bạc khi được bạn rủ rê. D. Chị M tố giác hành vi tổ chức đánh bạc của anh A. Câu 12. Cuối tuần A sang rủ B đi chơi bài ăn tiền cùng một nhóm bạn. Nếu là B em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp? A. Đồng ý và yêu cầu rủ thêm bạn cùng lớp. B. Từ chối và khuyên bạn không nên đánh bài ăn tiền. C. Mặc kệ bạn chơi nhưng bản thân không chơi. D.Đồng ý và tham gia chơi cùng các bạn. Câu 13. Câu nói: “Nếu bạn mua những thứ bạn không cần, bạn sẽ sớm phải bán đi những thứ bạn cần” khuyên chúng ta điều gì? A. Hãy bán những thứ mình cần. B. Hãy mua những thứ không cần thiết. C. Hãy mua những thứ mình cần. D. Hãy chi tiêu một cách hợp lí. Câu 14. T còn là học sinh và thường được bố mẹ cho rất nhiều tiền tiêu vặt, nhưng cứ đến giữa tháng là T đã tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy. Theo em, một trong những nguyên nhân nào khiến T tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy? A. Vì T chưa biết chi tiêu hợp lí. B. Vì T mua toàn đồ không cần thiết. C. Vì T mua sắm không kiểm soát. D. Vì T mua sắm mà không suy nghĩ. Câu 15. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen nào dưới đây? A.Yêu thương mọi người. B. Học tập tự giác, tích cực. C. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm. D. Thật thà, trung thực. I. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Tình huống: Bạn Y sinh ra trong một gia đình có điều kiện và là con một nên được bố mẹ chiều chuộng và được thỏa mãn mọi đòi hỏi của Y. Bạn ấy đua đòi ăn chơi, tập tành hút thuốc và sa ngã vào con đường nghiện ngập ma túy (tệ nạn xã hội). a. Em hãy nhận xét về việc làm của Y trong tình huống trên. b. Theo em, nguyên nhân nào khiến Y rơi vào nghiện ngập ma túy? c. Để phòng, chống tệ nạn xã hội học sinh cần phải làm gì? Câu 2. (2,0 điểm) Vì sao cần phải sử dụng tiền một cách hợp lí, hiệu quả? Theo em, để quản lí tiền hiệu quả, học sinh cần phải làm gì? HẾT
  3. PHÒNG GDĐT ĐIỆN BÀN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Lớp 7 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm, 3 câu được 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C C D D A A C A A A B B D A C II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Biểu Câu Đáp án điểm - Hành vi của Y là sai, vi phạp pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. 0,5 đ - Nguyên nhân dẫn đến Y sa vào tệ nạn xã hội: + Ham chơi, đua đòi . + Cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lý con, 1,0 đ + Tò mò, hiếu động, muốn thử cho biết. + Bị rủ rê, dụ dỗ. + Thiếu suy nghĩ; thiếu hiểu biết. Câu 1. - Để phòng chống tệ nạn xã hội học sinh cần phải: (3,0 điểm) + Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh. + Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 1,5 đ + Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. + Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương. Vì: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chung ta rèn luyện thói quen chi tiêu 1,0 đ hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,... để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển. Câu 2. Để quản lí tiền hiệu quả, học sinh cần phải: (2,0 điểm) + Sử dụng tiền hợp lí; 1,0 đ + Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền; + Học cách kiếm tiền phù hợp. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt khi chấm bài với những cách giải thích khác phù hợp. Duyệt của BGH GV ra đề TTCM
  4. Phạm Thị Ngọc Linh Phan Thị Liên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2