intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: GDCD Lớp 7 Mã đề A ( Đề gồm có 02 trang ) Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 16 câu x 0,25 điểm/câu = 4.0 điểm Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau và ghi vào bài làm. Câu 1. Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do A. Sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống. C. Mong muốn thể hiện bản thân. D. Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 2. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh không nên có hành động A. Yêu cầu trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí. B. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. C. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẩn. D. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. Câu 3. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào sau đây A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường. B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẩn với nhau. C. Giữ kín chuyện để không ai biết. D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp. Câu 4. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường ? A. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp. B. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp. C. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn. D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học. Câu 5. Quản lí tiền là A. Dùng tiền để mua hàng hiệu xa xỉ. B. Tiêu hết số tiền mà mình đang có. C. Hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu. D. Biết sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả. Câu 6. Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống ? A. Rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm. B. Khó có động lực để chăm chỉ làm việc. C. Không được thoả mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần. D. Dễ trở nên ích kỉ, bủn xỉn và bị bạn bè xa lánh. Câu 7. Hành động tiết kiệm nào dưới đây là hợp lý, khoa học ? A. Để có tiền mua truyện tranh, bạn T đã nhịn ăn sáng. B. Bố cho tiền mua sách nhưng D không mua mà mượn sách của bạn. C. Anh P đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền mỗi tháng. D. Chị V mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ vì thấy giá rẻ. Câu 8. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta A. Tăng thu nhập hằng tháng. B. Chủ động chi tiêu hợp lí. C. Nâng cao đời sống vật chất. D. Nâng cao đời sống tinh thần. Câu 9. Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội ? A. Bố mẹ nuông chiều con cái. B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội. C. Kinh tế kém phát triển. D. Lười làm, ham chơi, đua đòi.
  2. Câu 10. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/ AIDS. A. Cờ bạc, mê tín dị đoan. B. Ma tuý và mại dâm. C. Rượu chè, ma tuý. D. Thuốc lá, mại dâm. Câu 11. Em tán thành với ý kiến nào sau đây ? A. Dùng thử ma tuý một lần thì cũng không sao. B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý. C. Thấy người buôn bán ma tuý nên lờ đi, coi như không biết. D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến nhiều tội lỗi. Câu 12. Lựa chọn nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma tuý ? A. Làm rối loạn trật tự xã hội. B. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội. C. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. D. Là một trong những nguyên nhân lây truyền HIV/AIDS. Câu 13. Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây ? A. Đồng ý vào chơi cùng bạn. B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi. C. Khuyên bạn không nên chơi vì đó cũng là một hình thức đánh bạc. D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia. Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội ? A. Gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khoẻ, tâm lí. B. Góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội. C. Cản trở sự phát triển của đất nước. D. Suy giảm kinh tế bản thân và gia đình. Câu 15. Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây ? A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội. B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội. C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân. D. Ma tuý và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/ AIDS. Câu 16. Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn ma tuý, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây ? A. Lờ đi coi như không biết vì sợ kẻ buôn ma tuý trả thù. B. Ngay lập tức hô hoán rồi cùng người dân xung quanh vây bắt. C. Bí mật báo cho cơ quan công an biết để họ kịp thời theo dõi, vây bắt. D. Không quan tâm vì chống tội phạm ma tuý không phải là việc của mình. B. PHẦN TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu 1. Theo em, những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội ? Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội ? (2.0 điểm) Câu 2. Tình huống: Trường của P tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, P lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia. Hỏi: a) Em có đồng tình với suy nghĩ của P không ? Vì sao ? b) Nếu là bạn của P, em sẽ làm gì để giúp P hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ? (3.0 điểm) Câu 3. Có ý kiến cho rằng: “ Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc”. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên ? Vì sao ? (1.0 điểm) ----------Hết----------
  3. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: GDCD Lớp 7 Mã đề B ( Đề gồm có 02 trang ) Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 16 câu x 0,25 điểm/câu = 4.0 điểm Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau và ghi vào bài làm. Câu 1. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường A. Quan tâm giúp đỡ bạn cùng lớp. B. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học. C. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn. D. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn. Câu 2. Nguyên nhân chủ quan của bạo lực học đường là do A. Sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. Cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái. C. Thiếu sự giáo dục của gia đình. D. Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 3. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường ? A. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp. B. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp. C. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn. D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học. Câu 4. Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây ? A. Kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực. B. Tỏ thái độ khiêu khích, thách thức đối thủ. C. Sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả đối thủ. D. Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực. Câu 5. Đâu không phải là biểu hiện của bạo lực học đường A. Cô lập bạn cùng lớp. B. Chế giếu, bắt nạt bạn cùng lớp. C. Chép bài tập về nhà của bạn cùng lớp. D. Đánh đập bạn cùng lớp. Câu 6. Quản lí tiền là A. Mua sắm thoả thích không cần tiết kiệm. B. Mua mọi thứ mình thích dù không cần thiết. C. Sử dụng tiền phung phí, không hiệu quả. D. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí, hiệu quả. Câu 7. Để quản lí tiền hiệu quả, em cần A. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng học. B. Bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình. C. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền. D. Đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến. Câu 8. Nhân vật nào dưới đây quản lí tiền và chi tiêu hợp lí ? A. Anh B dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ bóng đá. B. Mỗi tháng, anh T đều trích một khoản tiền lương để gởi tiết kiệm. C. Anh K vay tiền của bạn để đưa gia đình đi du lịch. D. Chị M có thói quen mua quần áo mặc dù mặc không hết. Câu 9. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta A. Tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ. B. Rèn luyện đức tính trung thực, thật thà. C. Rèn luyện thói quen hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn. D. Tăng thêm nguồn thu nhập hằng năm. Câu 10. Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là
  4. A. Vi phạm pháp luât. B. Vi phạm đạo đức. C. Vi phạm quy chế. D. Tệ nạn xã hội. Câu 11. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/ AIDS A. Cờ bạc, mê tín dị đoan. B. Ma tuý và mại dâm. C. Thuốc lá, mại dâm. D. Rượu chè, ma tuý. Câu 12. Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây ? A. Hành nghề mê tín, dị đoan. B. Mua bán trái phép chất ma tuý. C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh. D. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội ? A. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái. B. Nhận thức được tác hại của các tệ nạn xã hội. C. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội. D. Sống giản dị, lành mạnh. Câu 14. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội ? A. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý. B. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc. C. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá. D. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý. Câu 15. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? A. Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật. B. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật. C. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an. D. Sử dụng chất ma tuý là hành vi vi phạm pháp luật. Câu 16. Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội ? A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma tuý hộ mình. B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói. C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá. D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp cùng chơi đánh bài ăn tiền. B. PHẦN TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu 1. Theo em, những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội ? Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội ? (2.0 điểm) Câu 2. Tình huống: Bố mẹ đi làm xa nên phần lớn thời gian H ở với ông bà nội. Ông bà rất chiều H, mỗi khi cần tiền ông bà đều đáp ứng ngay mà không cần biết H dùng số tiền đó vào việc gì. Một số đối tượng nghiện hút trong xóm thấy H có tiền đã rủ rê, lôi kéo. H đã dùng thử vài lần và sa vào tệ nạn ma tuý, trở thành con nghiện từ lúc nào không hay. a) Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của các đối tượng trong trường hợp trên. b) Nếu là H, trong hoàn cảnh bố mẹ phải đi làm xa nhà thì em cần phải làm gì ? (3.0 điểm) Câu 3. Có ý kiến cho rằng“ Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều “ Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên. Vì sao ? (1.0 điểm) ----------Hết----------
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ A - KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn GDCD lớp 7 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(4.0 điểm) 0,33 điểm/câu. Đúng 3 câu được 1.0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C D C D A C B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D B D B C B D C B. PHẦN TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu Nội dung Điểm  Nguyên nhân dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội: 0,25 - Do lười lao động, ham chơi, đua đòi, bị bạn xấu rủ rê, dụ dỗ. 0,25 - Do cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lí con. - Do vợ chồng bất hoà, ly hôn, con không ai quản lí, giáo dục. 0,25 - Do tính hiếu động, thiếu hiẻu biết, không làm chủ bản thân... 0,25  Những biện pháp để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội: Câu 1 - Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, 0,25 2.0 có lối sống giản dị, lành mạnh. điểm - Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 0,25 - Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà 0,25 trường và ở địa phương. 0,25 Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau:  Nêu được quan điểm của bản thân về suy nghĩ của P: - Không đồng tình với suy nghĩ của P. Vì: 0,5 + Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bao 0,5 gồm cả người lớn và trẻ em. + Nhằm giúp HS nêu cao ý thức tự giác, chủ động, vững vàng trước Câu 2 cám dỗ và tích cực tuyên truyền cho mọi người trong việc phòng, 0,5 3.0 chống tệ nạn xã hội. điểm  Đưa ra lời khuyên với P: - Giải thích để P biết rằng HS là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã 0,75 hội nhất, bởi vì do thiếu hiểu biết, do tâm lí chưa ổn định, không làm chủ bản thân ... - Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khoá để hiểu rõ hơn về tệ 0,75 nạn xã hội và cách phòng, tránh để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luât. Câu 3 - Không đồng tình với ý kiến trên. 0,25 1.0 Vì, quản lí chi tiêu luôn là việc cần thiết với mỗi người ngay từ khi có 0,75 điểm nhu cầu chi tiêu, cho nên HS cần có kĩ năng quản lí tiền bạc để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp khi cần chi tiêu.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ B - KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn GDCD lớp 7 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(4.0 điểm) 0,33 điểm/câu. Đúng 3 câu được 1.0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A C D C D C B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A D B C A B D B B. PHẦN TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu Nội dung Điểm  Nguyên nhân dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội: 0,25 - Do lười lao động, ham chơi, đua đòi, bị bạn xấu rủ rê, dụ dỗ. 0,25 - Do cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lí con. - Do vợ chồng bất hoà, ly hôn, con không ai quản lí, giáo dục. 0,25 - Do tính hiếu động, thiếu hiẻu biết, không làm chủ bản thân... 0,25  Những biện pháp để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội: Câu 1 - Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, 0,25 2.0 có lối sống giản dị, lành mạnh. 0,25 điểm - Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 0,25 - Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà 0,25 trường và ở địa phương. Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau: - Ông bà nội của H chưa thể hiện tốt trách nhiệm của ông bà đối với cháu, 1,0 vì ông bà đã quá nuông chiều, không quan tâm đến việc sử dụng tiền của cháu. Câu 2 - Các bạn của H đã vi phạm pháp luật vì lôi kéo người khác (H) tham gia 3.0 sử dụng ma tuý. 0,5 điểm 0,5 - Bạn H đã vi phạm pháp luật vì đã sử dụng trái phép chất ma tuý. - Nếu là H, em sẽ chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, tích cực tham gia 1.0 các hoạt động của nhà trường, sử dụng tiền ông bà nội cho đúng mục đích và có hiệu quả ... Câu 3 - Không đồng tình với ý kiến trên. 0,25 1.0 - Vì: ai cũng phải biết tiết kiệm tiền, mỗi ngày để dành một ít, sau một 0,75 điểm thời gian mới có được một khoản tiền lớn. - Cho nên việc tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít, vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, không có nhiều tiền. Trong trường hợp này, càng cần phải biết tiết kiệm tiền, biết lựa chọn nên mua những gì thật là cần thiết.
  7. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 T Chủ đề Nội dung Mức độ nhận thức Tổng T Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Giáo dục Phòng, kĩ năng chống bạo 4 câu 2 câu 4 câu 1 câu 2,5 đ sống lực học 1,0 0,5đ 1 đường 2 Giáo dục Quản lí 4 câu 2 câu kinh tế tiền 4 câu 1 câu 2,5 đ 1,0 ½ câu 0,5 đ 1.0 đ Giáo dục Phòng, 8 câu pháp chống tệ 2.0 2 câu 1 câu 1 câu ½ câu luật nạn xã hội 8 câu 1 câu 5.0 đ 0,5 đ 2.0 đ 1.0 đ 1đ 3 Tổng 16 câu 6 câu 1câu 1,5 câu ½ câu 16 3 4đ 1,5 đ 1,5 đ 2đ 1đ Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 40% 60% 10 điểm Tỉ lệ chung 50% 50% 100%
  8. II. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA: Số câu hỏi theo mức độ Mạch Chủ đánh giá TT nội Mức độ đánh giá đề Vận dung Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Nhận biết : - Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường. - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. Thông hiểu: Phòng, - Giải thích được nguyên nhân và tác hại của Giáo chống bạo lực học đường. dục 3TN 1 bạo - Trình bày được các cách ứng phó trước, 4 TN kĩ lực trong và sau khi bị bạo lực học đường. 1TL năng học sống Vận dụng: đường - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường Vận dụng cao: Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. Nhận biết: - Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. Giáo Thông hiểu dục Quản Trình bày được một số nguyên tắc quản lí 2 tiền có hiệu quả. 4 TN 1 TL kinh lí tiền Vận dụng: Bước đầu biết quản lí tiền và tạo tế nguồn thu nhập của cá nhân. - Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân. - Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
  9. Nhận biết: - Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Thông hiểu: - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội. Giáo Phòng, dục chống - Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội 3 pháp tệ nạn đối với bản thân, gia đình và xã hội. 8 TN luật xã hội Vận dụng: - Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ 1/2TL nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội. - Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. 1/2TL Vận dụng cao: Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 16TN 3TN 1,5 1/2 Tổng 1 TL TL TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 50% 50%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2