intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 - NĂM HỌC: 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS VÀ THPT Môn: GDCD 7 VĨNH NHUẬN Thời gian làm bài: 45 phút, (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 1: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về A. thể chất và tinh thần. B. tinh thần và lí trí. C. thể chất và cảm xúc D. cảm xúc và lí trí. [] Câu 2: Biểu hiện của sự căng thẳng là A. vui vẻ và cởi mở. B. lo lắng và buồn bực. C. giao tiếp với mọi người. D. cảm thông và giúp đỡ. [] Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây gây ra căng thẳng? A. Có phương pháp học tập khoa học. B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. C. Áp lực trong học tập và công việc quá lớn. D. Thường xuyên gần gũi, hòa mình với thiên nhiên. [] Câu 4. Để ứng phó với căng thẳng có thể áp dụng cách nào sau đây? A. Hoang mang và lo lắng. B. Gò bó không thoải mái. C. Cảm thấy khó tập trung. D. Thư giản và giải trí. [] Câu 5. Biểu hiện nào sau đây của bạo lực học đường? A. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm. B. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm. C. Cảm thông và chia sẻ với người khác. D. Biết lắng nghe ý kiến của mọi người. [] Câu 6. Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường và của người khác được gọi là A. Khái niệm bạo lực học đường. B. Quy định của pháp luật về bạo lực học đường. C. Cách ứng phó với bạo lực học đường. D. Biểu hiện của bạo lực học đường. [] Câu 7. Hành vi nào sau đây dẫn đến bạo lực học đường? A. Mượn đồ dùng của bạn xong phải trả lại. B. Mời bạn cùng lớp ăn sáng. C. Véo tai, giật tóc khi đang nô đùa.
  2. D. Chụp ảnh với bạn khi đi du lịch. [] Câu 8. Khi bị người khác bắt nạt thì em sẽ lựa chọn các giải pháp nào sau đây? A. Rủ bạn bè đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn. B. Bỏ qua khi bị bắt nạt để được yên ổn. C. Tìm cách đáp trả, tỏ thái độ thách thức. D. Kịp thời, báo cáo sự việc với nhà trường. [] Câu 9. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là do A. ham chơi, đua đòi. B. gia đình yêu thương. C. nhiều người tham gia. D. không có việc làm. [] Câu 10. Một trong những hậu quả của tệ nạn xã hội gây ra là A. môi trường ô nhiễm. B. tổn thất về kinh tế. C. bạo lực học đường. D. ảnh hưởng đến người khác. [] Câu 11. Hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình, xã hội được gọi là A. bạo lực học đường. B. vi phạm đạo đức. C. tệ nạn xã hội. D. vi phạm pháp luật. [] Câu 12. Hành vi, việc làm nào sau đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Tuyên truyền về hậu quả của ma túy. B. Bài trừ hoạt động mê tín dị đoan. C. Tố cáo hành vi dụ dỗ người khác bán dâm. D. Tổ chức cho mọi người đánh bạc tại nhà. [] Câu 13. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật được gọi là A. Gia đình. B. Cộng đồng. C. Tập thể. D. Dòng họ. [] Câu 14. Em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ như thế nào? A. Tự làm theo ý của mình. B. Chăm sóc cha mẹ khi ốm đau. C. Không nghe lời cha mẹ. D. Không phụ giúp cha mẹ. [] B. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1. (1.0 điểm)
  3. Gần đây, H thường xuyên bị một nhóm bạn trong trường chặn đường, trêu chọc. Tuần này, nhóm bạn đó yêu cầu H phải mua đồ ăn cho họ thì sẽ không trêu chọc H nữa. Em hãy đưa ra cách ứng phó phù hợp giúp bạn H. Câu 2. (1.0 điểm) Vì là một cầu thủ bóng đá giỏi, thường xuyên ghi bàn nên L bị một số bạn ở đội bóng lớp 7B không thích và thường xuyên tìm cách gây sự. Em hãy đưa ra cách ứng phó phù hợp giúp bạn L. Câu 3. (1.0 điểm) Qua tìm hiểu, biết D (13 tuổi) là người hiếu thắng và đua đòi nên anh Y đã trực tiếp giới thiệu và cho D hút thử một loại thuốc lá điện tử. Khi thấy D bắt đầu nghiện, anh Y đề nghị D hãy giới thiệu sản phẩm đó đến bạn bè để bán hàng. Theo em, hành vi của anh Y có vi pháp luật không? Vì sao? …Hết…
  4. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 - NĂM HỌC: 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS VÀ THPT Môn: GDCD 7 VĨNH NHUẬN Thời gian làm bài: 45 phút, (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 2: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1. Những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Tình huống gây căng thẳng. B. Tình huống khách quan. C. Hoàn cảnh khách quan. D. Trực quan sinh động. [] Câu 2. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây? A. Hít thở sâu, nghe nhạc hoặc xem một bộ phim yêu thích. B. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai. C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh. D. Luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích. [] Câu 3. Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn T và bạn M bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh P khi đi học về. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau. C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời. D. Gặp P để báo cho bạn thông tin mà mình nghe được. [] Câu 4. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Bạn N nhắc nhở bạn M không nên nói chuyện trong giờ học. B. Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài. C. Cô giáo phạt học sinh khi làm việc riêng trong giờ học. D. Ông M đánh con vì trốn học để đi chơi game. [] Câu 5. Là một người học sinh, em cần làm gì để tránh bạo lực học đường? A. Xa lánh, tránh tiếp xúc với bạn bè và mọi người xung quanh. B. Sống vì cái tôi, luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên mọi người. C. Thường xuyên xem những phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội. D. Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội. [] Câu 6. Phương án nào sau đây thuộc nội dung phòng, chống bạo lực học đường mà pháp luật nước ta quy định? A. Không tụ tập đông người làm việc riêng tại trường, lớp. B. Khi gặp bạo lực học đường cần liên hệ ngay đến đầu số 112. C. Không gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng quá mức. D. Không đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. [] Câu 7. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với A. công dân đủ từ 18 tuổi.
  5. B. một số cá nhân, gia đình. C. cá nhân, gia đình và xã hội. D. mọi người trong nhà trường. [] Câu 8. Phương án nào sau đây là hậu quả của tệ nạn xã hội? A. Tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của những người xung quanh. B. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ. C. Tạo mâu thuẫn nội bộ hệ thống chính trị quốc gia. D. Gây khủng hoảng kinh tế quốc dân. [] Câu 9. Cuối tuần Q sang rủ M đi chơi bài ăn tiền cùng một nhóm bạn. Nếu là M em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp? A. Đồng ý và tham gia chơi cùng các bạn. B. Đồng ý và yêu cầu rủ thêm bạn cùng lớp. C. Từ chối và khuyên bạn không nên tham gia. D. Mặc kệ bạn chơi nhưng bản thân không chơi. [] Câu 10. Hành vi của chủ thể nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Chị T rủ rê chị M tham gia vào đường dây mại dâm. B. Ông Z bao che cho con trai mình khi có hành vi trộm cắp. C. Bà H tổ chức hoạt động mua thần bán thánh” tại địa phương. D. Tập thể lớp 7E tham gia lớp học về phòng chống tệ nạn xã hội. [] Câu 11. Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi. P đã vi phạm điều gì sau đây? A. Quyền và nghĩa vụ của ông, bà. B. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ C. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu. D. Quyền và nghĩa vụ của anh, chị em. [] Câu 12. Phương án nào sau đây trái với quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình? A. Chị T chăm sóc bố mẹ khi về già. B. Q thường xuyên cãi lời ông bà, cha mẹ. C. P thường dành thời gian phụ giúp bố mẹ việc nhà. D. Bà M luôn chăm sóc, yêu thương các cháu như nhau. [] Câu 13. Phương án nào dưới đây không là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người? A. Áp lực trong học tập, công việc lớn hơn khả năng của bản thân. B. Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề. C. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao. D. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối. [] Câu 14. Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó? A. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người. B. Thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí. C. Nghe một bài hát giống với tâm trạng.
  6. D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó. [] B. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1. (1.0 điểm) Bạn N thường xuyên bị một nhóm bạn trong trường trêu chọc, không chơi chung vì màu da của bạn đen hơn các bạn khác. Em hãy đưa ra cách ứng phó phù hợp giúp bạn N. Câu 2. (1.0 điểm) Bạn K bị bạn Y đặt điều nói xấu trên facebook, làm ảnh hưởng không tốt đến danh dự, nhân phẩm của bạn K. Em hãy đưa ra cách ứng phó phù hợp giúp bạn K. Câu 3. (1.0 điểm) Trong một lần đi chơi, Q cùng nhóm bạn dùng thử ma túy và sau đó bị nghiện. Để có tiền mua ma túy sử dụng, Q đã nhận lời chuyển một bánh ma túy cho một người lạ với giá một triệu đồng. Theo em, hành vi của anh Q có vi pháp luật không? Vi phạm tội gì ? …Hết…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2