intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. TRƯỜNG: THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023–2024 MÔN:GDCD - Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 2 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ …… Họ và tên học sinh.......................................................Lớp..................... Phòng thi...........… I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Câu 1. Một trong những nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy nổ khi sử dụng thiết bị điện là do A. thiết bị điện kém chất lượng. B. thiết bị điện luôn được bảo dưỡng. C. sử dụng điện vào giờ cao điểm. D. sử dụng điện vào giờ thấp điểm. Câu 2. Để phòng chống bạo lực gia đình, pháp luật ngăn cấm hành vi nào sau đây? A. Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình. B. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra. C. Giúp đỡ người bị bạo lực hòa nhập với xã hội. D. Hỗ trợ, giúp đỡ những người bị bạo lực gia đình. Câu 3. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017? A. Đào bới, tìm kiếm hoặc thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ. B. Tố giác những người vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ. C. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo. D. Tố giác những người sử dụng trái phép các loại vũ khí nguy hiểm. Câu 4. Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì? A. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian lập kế hoạch. C. Giúp chúng ta vui vẻ, thoải mái khi mua sắm. D. Giúp tận dụng khoản tiền của mình một cách trệt để. Câu 5. Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể là nguy cơ gây ra tai nạn về cháy, nổ? A. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V. B. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn. C. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy lớn ở chợ. D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy. Câu 6. Hành vi nào không thể hiện tốt kỹ năng lập kế hoạch chi tiêu ? A. Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể. B. Cân nhắc cụ thể các khoản chi tiêu. C. Tự do tiêu tiền trong thẻ của bố mẹ. D. Tính toán các khoản chi cần thiết. Câu 7. Khi gặp tình huống hỏa hoạn, việc làm nào dưới đây người dân nên thực hiện để giảm thiểu tối đa thiệt hại gây ra? A. Livestream để mọi người cùng biết. B. Tập trung để hò reo cổ vũ. C. Hỗ trợ công tác dập lửa. D. Coi như không liên quan. Câu 8. Ba của B hay đi làm về khuya, thi thoảng ba uống rượu say khướt về đến nhà lại hay nổi cáu. Mỗi lần như thế là ba lại thường xuyên chửi mắng mẹ, có khi còn là những trận đòn roi. Trong trường hợp này mẹ của B đã phải chịu những hình thức bạo lực gia đình nào dưới đây?
  2. A. Thể chất và kinh tế. B. Thể chất và tinh thần. C. Tinh thần và tình dục. D. Tinh thần và kinh tế. Câu 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại là trách nhiệm của A. mọi người dân và xã hội. B. lực lượng cảnh sát cứu hỏa. C. các lực lượng nhân đạo. D. tổ chức phi chính phủ. Câu 10. Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào? A. Chi phát sinh chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt. B. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt. C. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh. D. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt. Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội. B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe. C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái. D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người. Câu 12. Khi là đối tượng của bạo lực gia đình, những nạn nhân của bạo lực gia đình nên làm gì? A. Im lặng giữ thể diện cho người thân trong gia đình. B. Dùng các hình thức bạo lực khác để đáp trả. C. Tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan có thẩm quyền. D. Sử dụng các biện pháp tiêu cực hơn để xử lí vấn đề. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 13 (1,0 điểm). Em hãy nêu suy nghĩ của mình về quan điểm: “Chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình. Câu 14 a. (1,0 điểm) Em hãy nêu các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu. b. (1,0 điểm) Theo em, vì sao chúng ta cần kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu trong quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân? Câu 15a. (1,0 điểm) Em hãy nêu ít nhất 4 việc làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. b. ( 2,0 điểm) Anh B là một nhân viên của cửa hàng bán đồ ăn vặt gần cổng trường học, tình hình buôn bán của quán khá tốt do có các món ăn phù hợp với khẩu vị của đa số học sinh. Hôm nay anh B vô tình thấy được bà D là chủ quán đang lọc lại những chai dầu rán đã qua sử dụng có màu hơi ngả sang màu đen để sử dụng lại. Anh B có nói với bà chủ việc dùng dầu qua sử dụng nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng, nhưng bà D không nghe và cho rằng nếu không tận dụng lại thì quán sẽ không thu được nhiều lợi nhuận. Trong trường hợp này, ai là người làm sai? Theo em, anh B nên làm gì? --------Hết--------
  3. TRƯỜNG: THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023–2024 MÔN:GDCD - Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 2 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ …… Họ và tên học sinh.......................................................Lớp..................... Phòng thi...........… I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội. B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe. C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái. D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người. Câu 2. Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể là nguy cơ gây ra tai nạn về cháy, nổ? A. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V. B. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn. C. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy lớn ở chợ. D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy. Câu 3. Khi là đối tượng của bạo lực gia đình, những nạn nhân của bạo lực gia đình nên làm gì? A. Im lặng giữ thể diện cho người thân trong gia đình. B. Dùng các hình thức bạo lực khác để đáp trả. C. Tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan có thẩm quyền. D. Sử dụng các biện pháp tiêu cực hơn để xử lí vấn đề. Câu 4 Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại là trách nhiệm của A. mọi người dân và xã hội. B. lực lượng cảnh sát cứu hỏa. C. các lực lượng nhân đạo. D. tổ chức phi chính phủ Câu 5 Ba của B hay đi làm về khuya, thi thoảng ba uống rượu say khướt về đến nhà lại hay nổi cáu. Mỗi lần như thế là ba lại thường xuyên chửi mắng mẹ, có khi còn là những trận đòn roi. Trong trường hợp này mẹ của B đã phải chịu những hình thức bạo lực gia đình nào dưới đây? A. Thể chất và kinh tế. B. Thể chất và tinh thần. C. Tinh thần và tình dục. D. Tinh thần và kinh tế. Câu 6. Một trong những nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy nổ khi sử dụng thiết bị điện là do A. thiết bị điện kém chất lượng. B. thiết bị điện luôn được bảo dưỡng. C. sử dụng điện vào giờ cao điểm. D. sử dụng điện vào giờ thấp điểm. Câu 7. Để phòng chống bạo lực gia đình, pháp luật ngăn cấm hành vi nào sau đây? A. Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình. B. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra. C. Giúp đỡ người bị bạo lực hòa nhập với xã hội. D. Hỗ trợ, giúp đỡ những người bị bạo lực gia đình.
  4. Câu 8. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017? A. Tố giác những người vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ. B. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo. C. Tố giác những người sử dụng trái phép các loại vũ khí nguy hiểm. D. Đào bới, tìm kiếm hoặc thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ. Câu 9. Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì? A. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian lập kế hoạch. C. Giúp chúng ta vui vẻ, thoải mái khi mua sắm. D. Giúp tận dụng khoản tiền của mình một cách trệt để. Câu 10. Hành vi nào không thể hiện tốt kỹ năng lập kế hoạch chi tiêu ? B. Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể. B. Cân nhắc cụ thể các khoản chi tiêu. C. Tự do tiêu tiền trong thẻ của bố mẹ. D. Tính toán các khoản chi cần thiết Câu 11. Khi gặp tình huống hỏa hoạn, việc làm nào dưới đây người dân nên thực hiện để giảm thiểu tối đa thiệt hại gây ra? A. Livestream để mọi người cùng biết. B. Tập trung để hò reo cổ vũ. C. Hỗ trợ công tác dập lửa. D. Coi như không liên quan. Câu 12. Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào? A. Chi phát sinh chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt. B. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt. C. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh. D. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 13 (1,0 điểm). Em hãy nêu suy nghĩ của mình về quan điểm: “Chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình. Câu 14a. (1,0 điểm) Em hãy nêu các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu. b. (1,0 điểm) Theo em, vì sao chúng ta cần kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu trong quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân? Câu 15a. (1,0 điểm) Em hãy nêu ít nhất 4 việc làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. b. (2,0 điểm) Anh B là một nhân viên của cửa hàng bán đồ ăn vặt gần cổng trường học, tình hình buôn bán của quán khá tốt do có các món ăn phù hợp với khẩu vị của đa số học sinh. Hôm nay anh B vô tình thấy được bà D là chủ quán đang lọc lại những chai dầu rán đã qua sử dụng có màu hơi ngả sang màu đen để sử dụng lại. Anh B có nói với bà chủ việc dùng dầu qua sử dụng nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng, nhưng bà D không nghe và cho rằng nếu không tận dụng lại thì quán sẽ không thu được nhiều lợi nhuận. Trong trường hợp này, ai là người làm sai? Theo em, anh B nên làm gì? --------Hết--------
  5. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN : GDCD 8 ĐỀ A: I.TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm – mỗi câu đúng 0,33đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A A D D C C B A C B C ĐỀ B : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D C A B A A D D C C C II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân phù hợp. Gợi ý Câu - Khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình, chúng ta không nên giữ 13 quan niệm “chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” 0,25đ - Vì bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các cá nhân, gia đình và có thể để lại nhiều hệ lụy cho xã hội. - Khi gặp phải tình huống bạo lực gia đình, chúng ta không nên giữ 0,25đ im lặng, bao che cho người có hành vi bạo lực; trình báo sự việc với cơ quan có thẩm quyền để nhờ sự can thiệp, giúp đỡ. 0,25đ - Tuy nhiên, lên tiếng đấu tranh chống bạo lực gia đình, không đồng nghĩa với việc chúng ta tung hô tất cả mọi việc riêng của gia đình ra để mọi người cùng bàn tán; mà chúng ta cần có thái độ ứng xử tế 0,25đ
  6. nhị, thích hợp. a. Các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu: Bước 1. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực Câu hiện có. 14 Bước 2. Xác định các khoản cần chi. 1,0 đ Bước 3. Thiết lập quy tắc thu chi. Bước 4. Thực hiện kế hoạch chi tiêu. Bước 5. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu. (HS sai 1 bước - 0,5đ, sai hơn 2 bước không ghi điểm) b. Chúng ta phải kiểm tra và điều chính lại kế hoạch chi tiêu vì: Trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ xảy ra các tình huống 1,0đ mà chúng ta chưa biết được trước nên cần phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện các điểm bất thường và điều chỉnh kịp thời để không làm hỏng kế hoạch đã đề ra. a. HS nêu được các việc làm phù hợp, mỗi việc làm đúng ghi 0,25đ. Gợi ý: -Không tàng trữ các chất dễ gây cháy nổ. Câu - Không cưa bom, mìn. 15 - Không để các chất dễ cháy gần lửa hoặc nơi nắng, nóng. 1,0đ - Tìm hiểu và thực hiện tốt quy định phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. - Không ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng. - Không sử dụng chất cấm trong chế biến thức ăn. - Tắt hết các nguồn điện trước khi ra khỏi nhà. … b. - Bà D là người làm sai. 0,25d - Anh B không nên bao che cho hành vi buôn bán đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bà D, dù cho bà D có là chủ của 0,25đ anh B. - Anh B nên khuyên nhủ bà D không nên tiếp diễn làm việc làm như trên. 0,25đ - Nếu bà vẫn cương quyết không nghe theo, anh nên báo cho các cơ quan chức năng để có các biện pháp phù hợp để xử lí việc làm của bà D. 0,25đ *Giáo viên lưu ý: Câu hỏi mở giáo viên linh hoạt cho điểm tối đa câu hỏi đó nếu học sinh làm đúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2