intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM KIỂM TRA HỌC KỲ II TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2023-2024 MÔN GDCD LỚP 6 1. Ma trận đề kiểm tra học kỳ II GDCD 8 Mức độ Tổng nhận thức TT Vận Nhận Thôn đề n Chủ Vậ Tổng dung Nội dụng biết g hiểu dụng câu cao Tổng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Phòng Giáo , dục k chống 1 ỹ 5 câu 1 câu 1 câu 6 câu 1 câu 3điểm bạo năng lực gia sống đình Lập kế Giáo hoạch dục 3 2 chi 5 câu 1 câu 1 câu 6 câu 1 câu kinh điểm tiêu tế Phòng ngừa tai nạn Giáo vũ dục khí, 4 3 6 câu 2 câu ½ câu ½ câu 8 câu 1 câu pháp cháy điểm luật nổ, chất độc hại Tổng 16 2 4 1/2 1/2 20 3 số câu 10 điểm Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 50% 50% % Tỉ lệ chung 70% 30% 100% 1
  2. 2. Bảng đặc tả đề kiểm tra học kỳ II GDCD 8 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mức độ TT Nội dung đánh giá Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng hiểu cao * Nhận biết: - Biết được các hình thức bạo lực gia đình - Biết được hậu quả và cách phòng tránh bạo lực gia đình *Thông Phòng, hiểu: Giáo chống bạo - Hiểu 5TN 1 dục kỹ 1TL 1TN lực gia được khi năng sống đình xảy ra bạo lực gia đình cần phải làm gì *Vận dụng: - Xác định được các hành vi không nên thực hiện Khi xảy ra bạo lực gia đình 2
  3. * Nhận biết: - Biết được cách lập kế hoạch chi tiêu - Biết được các bước lập kế hoạch chi tiêu - Biết được các khoản chi tiêu hợp lí - Nêu được sự cần thiết phải lập kế Lập kế hoạch chi Giáo dục 2 hoạch chi tiêu. 5 TN 1TL 1TN kinh tế tiêu *Thông hiểu: - Hiểu được tác dụng của việc lập kế hoạch chi tiêu. *Vận dụng: - Nhận định được những ý kiến không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu 3 Giáo dục Phòng, * Nhận 6TN 2TN ½ TL pháp luật ngừa tai biết: ½ TL nạn vũ khí, - Kể được cháy nổ, tên một số chất độc tai nạn vũ hại. khí, cháy, nổ và chất độc hại. 3
  4. - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. *Vận dụng: - Xác định được những hành vi được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ... - Lựa chọn cách ứng xử khi phát hiện vật thể lạ nghi là bom, mìn... *Vận dụng cao: - Cách xử 4
  5. lý tình huống để tuyên truyền và phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Thực hiện được một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân. Tổng số 4TN 16 TN 2 TL 1/2 TL câu 1/2 TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% Trường THCS Lê Văn Tám KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC: 2023-2024 Họ và tên: MÔN: CÔNG DÂN - LỚP 8 …………………………… 5
  6. Đề gồm có 4 trang; thời gian làm bài:45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM Nhận xét của thầy/cô: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B,C,D) đứng đầu ý trả lời đúng trong các câu sau. Câu 1. Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây? A. Bạo lực về thể chất. B. Bạo lực về tinh thần. C. Bạo lực về kinh tế. D. Bạo lực về tình dục. Câu 2. Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây? A. Bạo lực về thể chất. B. Bạo lực về tinh thần. C. Bạo lực về kinh tế. D. Bạo lực về tình dục. Câu 3. Nhân vật nào dưới đây đã có hành vi bạo lực gia đình? A. Bố mẹ K rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của K. B. Chị X luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ. C. Bạn T luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái. D. Anh C ép chị P sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”. Câu 4. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình? A. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân. B. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật. C. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. D. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an. Câu 5. Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây? A. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình. B. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức. C. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực. D. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. Câu 6. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây? A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực. B. Chủ động tìm người giúp đỡ. C. Kiềm chế lời nói tiêu cực. D. Sử dụng bạo lực để đáp trả. Câu 7. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Cân bằng được tài chính. B. Chi tiêu những khoản không cần thiết. C. Thực hiện được tiết kiệm. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. Câu 8. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước. Câu 9. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? 6
  7. A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc. Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí? A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu. B. Khi đi siêu thị, bạn C đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền. C. Anh M dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max. D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau. Câu 11. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí? A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả. B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả. C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất. D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất. Câu 12. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính. B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí. D. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ? A. Bảo quản thực phẩm sai cách. B. Thiết bị điện bị quá tải. C. Nắng nóng kéo dài. D. Rò rỉ khí ga. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội. B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe. C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái. D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người. Câu 15. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)? A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. B. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy. C. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người. D. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ. Câu 16. Hành vi nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ? A. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người. C. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người. D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Câu 17. Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây? 7
  8. A. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật. B. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định. C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép. D. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép. Câu 18. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại là trách nhiệm của mọi công dân. B. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa. C. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người. D. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại. Câu 19. Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ? A. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V. B. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn. C. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy. D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy. Câu 20. Khi phát hiện vật thể lạ nghi là bom, mìn, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Lại gần, nhặt vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom, mìn gì. B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an. C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người. D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1(1.5 điểm): Khi xảy ra bạo lực gia đình cần phải làm gì? Câu 2(1.5 điểm): Lập kế hoạch chi tiêu sẽ có tác dụng gì? Câu 3(2,0 điểm): a) Cuối tuần, Đoàn thanh niên xã tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh. Bạn A xin phép bố mẹ được tham gia, tuy nhiên bố mẹ bạn cho rằng đó không phải là hoạt động học tập nên không đồng ý. Nếu là bạn A, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào? b) Nêu những việc em cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II – MÔN GDCD 8 NĂM HỌC: 2023 - 2024 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 1 1 15 16 17 18 19 20 2 3 4 A B D C A D B B C D A B A B C D C A D C II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) 8
  9. Câu 1 Khi xảy ra bạo lực gia đình (1,5 + Cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, chủ động điểm) nhờ người giúp đỡ. 0,75 điểm + Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc sử dụng hành 0,75 điểm vi bạo lực để đáp trả. Câu 2 Lập kế hoạch chi tiêu sẽ có tác dụng (1,5 - Lập kế hoạch chi tiêu giúp cân bằng được tài chính, tránh 0,75 điểm điểm) những khoản chi không cần thiết. - Thực hiện được tiết kiệm, góp phần tạo dựng cuộc sông sổng 0,75 điểm định, ấm no. Câu 3 Xử lí tình huống a) Nếu là bạn A, em sẽ: (2,0 + Giải thích để bố mẹ hiểu: tham gia tuyên truyền phổ biến 1 điểm điểm) kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh. + Hứa với bố mẹ: dù tham gia hoạt động tuyên truyền, nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt việc học tập ở trên lớp. b) Những việc em cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: 1 điểm + Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. + Tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định. + Chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng để phòng ngừa/ ứng phó với tai nạn. +… Trường THCS Lê Văn Tám KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC: 2023-2024 Họ và tên: MÔN: CÔNG DÂN - LỚP 8 …………………………… (HỌC SINH KHUYẾT TẬT) Đề gồm có 4 trang; thời gian làm bài:45 phút (không kể thời gian giao đề) 9
  10. ĐIỂM Nhận xét của thầy/cô: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B,C,D) đứng đầu ý trả lời đúng trong các câu sau. Câu 1. Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây? A. Bạo lực về thể chất. B. Bạo lực về tinh thần. C. Bạo lực về kinh tế. D. Bạo lực về tình dục. Câu 2. Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây? A. Bạo lực về thể chất. B. Bạo lực về tinh thần. C. Bạo lực về kinh tế. D. Bạo lực về tình dục. Câu 3. Nhân vật nào dưới đây đã có hành vi bạo lực gia đình? A. Bố mẹ K rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của K. B. Chị X luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ. C. Bạn T luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái. D. Anh C ép chị P sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”. Câu 4. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình? A. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân. B. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật. C. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. D. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an. Câu 5. Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây? A. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình. B. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức. C. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực. D. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. Câu 6. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây? A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực. B. Chủ động tìm người giúp đỡ. C. Kiềm chế lời nói tiêu cực. D. Sử dụng bạo lực để đáp trả. Câu 7. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Cân bằng được tài chính. B. Chi tiêu những khoản không cần thiết. C. Thực hiện được tiết kiệm. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. Câu 8. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước. 10
  11. Câu 9. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc. Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí? A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu. B. Khi đi siêu thị, bạn C đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền. C. Anh M dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max. D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau. Câu 11. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí? A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả. B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả. C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất. D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất. Câu 12. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính. B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí. D. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ? A. Bảo quản thực phẩm sai cách. B. Thiết bị điện bị quá tải. C. Nắng nóng kéo dài. D. Rò rỉ khí ga. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội. B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe. C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái. D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người. Câu 15. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)? A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. B. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy. C. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người. D. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ. Câu 16. Hành vi nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ? A. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người. C. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người. D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy. II. TỰ LUẬN (2,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm): Khi xảy ra bạo lực gia đình cần phải làm gì? 11
  12. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II – MÔN GDCD 8 NĂM HỌC: 2023 – 2024 HỌC SINH KHUYẾT TẬT I. TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 1 1 15 16 2 3 4 A B D C A D B B C D A B A B C D II. TỰ LUẬN (2,0 điểm) Câu 1 Khi xảy ra bạo lực gia đình (2,0 + Cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, chủ động điểm) nhờ người giúp đỡ. 1 điểm + Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc sử dụng hành 1 điểm vi bạo lực để đáp trả. Tiên Phong, ngày 20 tháng 4 năm 2024 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Người ra đề Đỗ Thị Hồng Điều Nguyễn Thị Ngọc Linh DUYỆT CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Thành 12
  13. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2