intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

  1. PHÒNG GDĐT ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM HỌC 2023- 2024 Môn : GDCD 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu và ghi vào giấy kiểm tra - (Ví dụ chọn phương án A câu 1, ghi 1. A) Câu 1: Pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu? A. Nam, nữ 18 tuổi trở lên. B. Nam, nữ từ 20 tuổi trở lên. C. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên. Câu 2: Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây? A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng B. Hợp nhau về gu thời trang. C. Tình yêu chân chính D. Có việc làm ổn định. Câu 3: Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì ? A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung. B. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ. C. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng). D. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc. Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam? A. B và C tự nguyện chung sống với nhau mà chưa có đăng ký kết hôn. B. Chị D kết hôn với người chồng thứ hai sau khi đã li hôn với người chồng thứ nhât. C. Ông V kết hôn và chung sống với hai người phụ nữ D. Ông A ngăn cản không cho con gái kết hôn vì không theo ý mình. Câu 5: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động A. Lao động C. Trải nghiệm B. Dịch vụ D. Hướng nghiệp Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của lao động? A. Lao động làm ta khuây khỏa, tiết kiệm được thời gian, chữa được bệnh lười biếng. B. Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. C. Người hạnh phúc là người không cần lao động mà vẫn có cuộc sống đầy đủ. D. Người lao động là người hạnh phúc; còn người nhàn rỗi là người khốn khổ. Câu 7: Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định: A. trách nhiệm tội phạm. B. tội phạm. C. trách nhiệm pháp lí. D. tội danh. Câu 8: Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người A.từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 15 tuổi trở lên. C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 9: Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác. B. Uống rượu bia khi lái xe ô tô.
  2. C. Sử dụng bản quyền tác giả không trả tiền. D. Xây nhà không có giấy phép xây dựng. Câu 10: Anh A sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông gây tai nạn cho bà B làm bà tử vong, hành vi này của anh A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào? A. Trách nhiệm kỷ luật. B. Trách nhiệm hành chính. C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm hình sự. Câu 11: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền ứng cử. B. Quyền kiểm tra, giám sát. C. Quyền đóng góp ý kiến. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội. Câu 12: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân? A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử. B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử. C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử. D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử. Câu 13: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội? A. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội. B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình. C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội. D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội. Câu 14: Ý kiến nào dưới đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? A. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. B. Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Câu 15: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là? A. Phạt tiền. C. Kỉ luật. B. Cảnh cáo. D. Truy cứu trách nhiệm hình sự. II. TỰ LUẬN Câu 1: ( 3 điểm ) a. Thế nào là bảo vệ tổ quốc ? Công dân học sinh có trách nhiệm phải làm gì để bảo vệ tổ quốc ? b. Em hiểu như thế nào về lời căn dặn sau của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu 2: (2 điểm): Quan sát hình ảnh sau, bày tỏ quan điểm của em về tình trạng sử dụng lao động trẻ em hiện nay và đưa ra giải pháp để khắc phục tình trạng này? ------------------------HẾT-------------------------- NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Phi Cửu Nguyễn Thị Lệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2