intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD-ĐT AN GIANG TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II-LỚP 9 VĨNH NHUẬN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: GDCD Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề. ĐỀ: 1 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Một phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung, được gọi là A. sản phẩm. B. thuế. C. lãi suất. D. tiền công. [] Câu 2: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc A. chi trả lương cho công chức. B. xây dựng trường học công. C. làm đường sá, cầu cống. D. tích lũy cá nhân. [] Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? A. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận. B. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh. C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh. D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật. [] Câu 4: Độ tuổi thấp nhất của người lao động là A. từ dưới 15 tuổi. B. từ dưới 18 tuổi. C. từ đủ 15 tuổi. D. từ đủ 18 tuổi. [] Câu 5: Người lao động có nghĩa vụ A. tuân theo mọi sự phân công và điều động của cấp trên. B. chấp hành kỉ luật lao động và nội quy lao động. C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc. D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn cho bản thân. [] Câu 6: Hành vi nào dưới đây của người lao động vi phạm pháp luật? A. Yêu cầu được kí hợp đồng lao động. B. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp. C. Thỉnh thoảng đi làm muộn do nhà xa. D. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước. [] Câu 7: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật A. bảo vệ. B. ngăn ngừa. C. nhắc nhở. D. xử lí. [] Câu 8: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các A. quan hệ công vụ và nhân thân.
  2. B. quy tắc quản lí của nhà nước. C. quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân. D. quan hệ lao động, công vụ nhà nước. [] Câu 9: Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Kỉ luật. [] Câu 10: Vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là hành vi vi phạm nào dưới đây? A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Kỉ luật. [] Câu 11: Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội, là nội dung của quyền nào dưới đây? A. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. B. Tự do ngôn luận của công dân. C. Khiếu nại, tố cáo của công dân. D. Tự do dân chủ của nhân dân. [] Câu 12: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? A. Bảo vệ mội trường. B. Vượt khó trong học tập. C. Bầu cử đại biểu Quốc hội. D. Nộp thuế theo đúng quy định. [] Câu 13: Người biết suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó, được gọi là A. sống thiếu đạo đức. B. sống có đạo đức. C. tuân theo pháp luật. D. vi phạm pháp luật. [] Câu 14: Việc làm nào sau đây thể hiện người sống có đạo đức? A. Ngược đãi người già yếu. B. Cãi lời ông bà, cha mẹ. C. Bao che khuyết điểm cho bạn. D. Dẫn cụ già qua đường. [] PHẦN II: TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) T mới 16 tuổi nhưng mẹ T đã ép gả cho một người nhà giàu ở xã bên. T không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt T về nhà chồng. - Việc làm của mẹ T là đúng hay sai? Vì sao? - Cuộc hôn nhân này có được pháp luật thừa nhận không? Vì sao? Câu 2: (1,0 điểm)
  3. Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ. Trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp. - Em có tán thành quan niệm đó không? Vì sao? Câu 3: (1,0 điểm) So sánh sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật theo nội dung sau: Cơ sở hình thành; tính chất. ..........HẾT......... Lưu ý: đề kiểm tra có 2 trang
  4. ĐỀ: 2 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Thuế là một phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những A. công việc chung. B. công việc riêng. C. lợi ích cá nhân. D. lợi ích của tập thể. [] Câu 2: Thuế có tác dụng A. phá vỡ nền kinh tế thị trường. B. chưa điều chỉnh cơ cấu kinh tế. C. điều chỉnh cơ cấu kinh tế. D. góp phần làm cho dân giàu. [] Câu 3: Hành vi nào dưới đây kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật? A. Trốn thuế, kinh doanh bất hợp pháp. B. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ. C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh. D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu. [] Câu 4: Người lao động có nghĩa vụ A. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc. B. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn cho bản thân. C. tuân theo mọi sự phân công và điều động của cấp trên. D. chấp hành kỉ luật lao động và nội quy lao động. [] Câu 5: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới A. 18 tuổi. B. 13 tuổi. C. 14 tuổi. D. 15 tuổi. [] Câu 6: Bộ luật Lao động không cấm hành vi nào dưới đây? A. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật. B. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi. C. Hoạt động tạo ra việc làm, học nghề để có việc làm. D. Cưỡng bức, bóc lột và ngược đãi người lao động. [] Câu 7: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới A. quan hệ sở hữu tài sản. B. các quy tắc quản lí của Nhà nước. C. quyền sở hữu công nghiệp. D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. [] Câu 8: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, được gọi là A. vi phạm điều lệ. B. vi phạm kỉ luật. C. vi phạm nội quy. D. vi phạm pháp luật. [] Câu 9: Một người uống rượu say, đi xe máy vượt đèn đỏ, là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính.
  5. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Kỉ luật. [] Câu 10: Thường xuyên vi phạm nội quy của lớp, của trường, là hành vi vi phạm nào dưới đây? A. Hành chính. B. Hình sự. C. Kỉ luật. D. Dân sự. [] Câu 11: Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội là quyền của A. nông dân. B. công dân. C. học sinh. D. công an. [] Câu 12: Ông T tình cờ phát hiện ông chủ tịch xã N đã cùng với chủ thầu xây dựng bớt xén nguyên vật liệu trong quá trình đổ đường bê tông của xã. Ông T nên chọn cách nào dưới đây để thực hiện đúng quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội? A. Im lặng coi như không biết gì. B. Đe dọa, đòi ông chủ tịch xã phải chia phần. C. Thẳng thắn phê bình chủ tịch xã rút kinh nghiệm. D. Tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. [] Câu 13: Biết suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung là người A. sống có đạo đức. B. sống thiếu đạo đức. C. vi phạm pháp luật. D. tuân theo pháp luật. [] Câu 14: Việc làm nào dưới đây thể hiện sống có đạo đức? A. Gặp người khó khăn không giúp đỡ. B. Bắt nạt những bạn khuyết tật. C. Tham gia hiến máu nhân đạo. D. Gây gỗ đánh nhau với các bạn. [] PHẦN II: TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn (kết hôn sớm) gây ra mà em biết (đối với người tảo hôn (kết hôn sớm) gia đình của họ và đối với cộng đồng)? Câu 2: (1,0 điểm) Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý. a) Kết hôn khi nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con. Câu 3: (1,0 điểm) Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó. ..........HẾT......... Lưu ý: đề kiểm tra có 2 trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2